Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông qua dạy học phần công dân với pháp luật chương trình GDCD lớp 12 ở các trường THPT dân lập trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 54)

B. NỘI DUNG

2.2. Nội dung thực nghiệm

2.2.1 Lựa chọn nội dung kiến thức, phương tiện dạy học thực nghiệm.

Khung chương trình môn GDCD lớp 12 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gồm 10 bài và dạy trong 35 tiết

Nội dung chương trình nằm trong Sách giáo khoa: Giáo dục công dân 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục.

Do hạn định của thời gian luận văn nên chúng tôi chỉ lựa chọn những đơn vị kiến thức của các bài sau để thực nghiệm:

Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1) Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)

* Phương tiện dạy học thực nghiệm

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung bài học đã lựa chọn, các phương tiện dạy học vốn có của nhà trường, chúng tôi sử dụng các phương tiện: Hình ảnh, sơ đồ, đoạn phim, máy chiếu đa phương tiện (máy chiếu Projector kết hợp với máy vi tính) kết hợp với bảng, phấn để tiến hành thực nghiệm.

2.2.2 Thiết kế bài giảng lớp thực nghiệm 2.2.2.1 Thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng

Chúng tôi thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng do một giáo viên khối 12 thực hiện theo phân phối chương trình với những phương tiện dạy học truyền thống như: bảng, phấn viết.

Việc thiết kế và thực hiện bài giảng cho 02 lớp thực nghiệm do tác giả thực hiện theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống.

* Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm 12A. Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này, HS cần: 1. Về kiến thức:

- Nêu được các khái niệm: Thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

2. Về kỹ năng:

Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ:

- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.

- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa GDCD 12

- Sách giáo viên GDCD 12.

- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12

- Sách bổ trợ sách giáo khoa: Tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12.

- Một số luật hiện hành: Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Lao động (sửa đổi và bổ sung năm 2006), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Giáo viên sưu tầm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm trên các báo những thông tin, hình ảnh liên quan đến việc thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật để làm tư liệu tham khảo chung.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)

Giáo viên nêu câu hỏi bằng tình huống: Có quan điểm cho rằng: Chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, quản lý xã hội và giải quyết các vấn đề xung đột bằng các công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất.

Ý kiến của em về quan điểm trên? Học sinh trả lời câu hỏi.

Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm. 2. Giới thiệu bài: (1 phút)

Giáo viên nêu hoặc gợi ý để học sinh nêu ra một vài ví dụ, hiện tượng vi phạm pháp luật mà các em thường quan sát thấy hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng (như thông tin về vi phạm luật giao thông, các tội phạm về ma tuý, tội đua xe trái phép…) và yêu cầu học sinh phân tích tác hại, hậu quả của các vi phạm đó (xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người dân, gây mất trật tư, an toàn xã hội…). Từ đó, giáo viên dẫn dắt đến nhận xét: Pháp luật với ý nghĩa là phương tiện quản lý của nhà nước, phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chỉ phát huy tác dụng khi được mọi người dân, tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiên nghiêm chỉnh; nếu cá nhân tổ chức nào vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm. Nội dung bài học này giúp các em hiểu thế nào thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.

3. Dạy bài mới: TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH GV nêu vấn đề: Thực hiện pháp luật là giai đoạn

tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc ban

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

sống vào pháp luật thì việc thực hiện pháp luật là quá trình ngược lại: Đưa pháp luật trở lại với đời sống.

Hoạt động 1: Đàm thoại tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.(12 phút)

Cách tiến hành: GV cho học sinh tìm hiểu 2 tình huống ở mục (a) SGK.

GV đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu.

1. 1. Chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức.

2. 2. Việc thực hiện đúng pháp luật có mục đích tác dụng gì? 3. 3. Cảnh sát làm gì để xử lý hành vi vi phạm? 4. 4. Mục đích của việc xử phạt đó là gì? 5. HS suy nghĩ trả lời. 6. HS cả lớp bổ sung.

7. GV nhận xét, kết luật, đưa ra khái niệm thực hiện pháp luật.

8. GV cho HS lấy thêm ví dụ về thực hiện pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. (Slide 1 -xem phụ lục 10)

GV kết luận: Pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi điều chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của nhà nước. Pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi

luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.

tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

9. Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm các hình thức nào ta chuyển sang tìm hiểu mục b.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật.(17 phút)

Cách thực hiện: GV chia lớp làm 3 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký và giao cho 3 nhóm 3 tình huống pháp luật để các em thảo luận.

Nhóm 1: Công dân A gửi đơn khiếu nại giám đốc công ty X khi bị kỷ luật trừ lương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vừa bị vi phạm.

Câu hỏi: Hành vi khiếu nại quyết của giám đốc công ty A là biểu hiện quyền gì của công dân? Lấy thêm một số quyền công dân mà em biết?

Nhóm 2: Em hãy nêu một số nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà em biết?

Nhóm 3: Nêu một số việc làm mà pháp luật cấm công dân không được làm?

Các nhóm tiếu hành thảo luận trong vòng 3 phút.

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

b- Các hình thức thực hiện pháp luật

Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận: Đưa ra các hình thức thực hiện pháp luật.(Slide 2 - xem phụ lục 11)

GV giới thiệu hình thức cuối cùng của thực hiện pháp luật.(Slide 3 - xem phụ lục 12)

Ví dụ: UBND xã, phường cấp giấy đăng ký kết hôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm 100000đ.

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép. - Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật đề ra các quyết định, làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Đó là các trường hợp:

- Thứ nhất: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể.

GV kết luận và chuyển ý.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn thực hiện pháp luật. (6 phút)

Cách thực hiện: GV nêu câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ công dân xuất hiện khi nào?

HS trả lời

GV nhận xét kết luận: Quyền và nghĩa vụ công dân chỉ xuất hiện khi quan hệ pháp luật được xác lập. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của thực hiện pháp luật. Ví dụ người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật để cùng nhau thảo luận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động, xác định quan hệ lao động giữa các bên.

GV: Các cá, nhân tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào?

HS trả lời

GV nhận xét kết luận quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ xuất hiện khi thiết lập mối quan hệ pháp luật. Đồng thời cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đây chính là giai đoạn II của thực hiện pháp luật.

GV đặt câu hỏi: Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Thứ hai: Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật.

- Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật).

Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chchức tham gia quan hệ pháp lulluật thực hiện các quyền và ngnghĩa vụ của mình.

-

HS suy nghĩ trả lời.

GV nhận xét, kết luận: Hai giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Giai đoạn 1: Là tiền đề Giai đoạn 2: là hệ quả. 4. Củng cố. (3 phút)

GV đặt câu hỏi bằng các bài tập trắc nghiệm (Slide 4 - xem phụ lục 13) HS suy nghĩ trả lời. HS cả lớp bổ sung. GV nhận xét, kết luận. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Làm bài tập 1,2 SGK trang 26. - Đọc bài đọc thêm. - Xem trước mục 2.

* Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm 12B

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 3) I. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

GV nêu câu hỏi:Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

HS trả lời

GV nhận xét và cho điểm 2. Giới thiệu tiết học. (2 phhút)

Trong thực tế, các vi phạm pháp luật xẩy ra khá đa dạng. Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hôi, vi phạm pháp luật thường được chia thành bốn loại và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý. Cụ thể là những loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý nào ta tìm hiểu tiết học hôm nay.

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. (26 phút)

Cách tiến hành: GV chia lớp làm 4 nhóm, giao câu hỏi cho mỗi nhóm.

GV phân công vị trí, thời gian thảo luận cho các nhóm.

Nhóm 1: Cho tình huống: X đến nhà Y chơi thấy Y đi vắng mà cửa nhà không đóng, X liền vào nhà và lấy trộm một chiết xe đạp. Việc làm trên của X đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý với X trên cơ sở các quy định trong bộ luật hình sự.

Câu hỏi: 1. Theo em, hành vi vi phạm pháp luật của X là hành vi vi phạm pháp luật gì? 2. X phải chịu trách nhiệm gì?

Nhóm 2: Cho tình huống: M đi xe máy đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng vẫn không chịu dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị một cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. M đã xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết, song người cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu cầu nộp phạt. M nói với người cảnh sát rằng, anh ta xử lý như vậy là không có tình, có lý, vì thứ nhất: Thực tế đường khi đó rất vắng M không gây tai nạn giao thông; thứ hai: M đã

2. Vi phạm pháp luật

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp.

Câu hỏi: 1. Theo em việc làm trên của người cảnh sát giao thông có đúng pháp luật không?

2. Ý kiến của M như vậy có đúng không? 3. Nếu như có hành vi vi phạm pháp luật ở đây thì hành vi đó là hoại hành vi vi phạm pháp luật gì?

Nhóm 3:

Cho tình huống: Bên B nhận gia công cho bên A một số sản phẩm là quần áo. Khi nhận hàng, bên A kiểm tra thấy hàng gia công không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, bên A có quyền yêu cầu bên B sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa trong thời hạn đã thỏa thuận.

Câu hỏi: 1. Việc làm của bên B có đúng pháp luật không?

2. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật ở đây thì hành vi đó là loại hành vi vi phạm pháp luật gì?

3. Trong trường hợp này có thể giải quyết như thế nào?

Nhóm 4

Tình huống: Trong quá trình làm việc, anh A do có năng lực đã được đề bạt làm trưởng phòng kinh doanh của công ty H. Nhưng lợi dụng chức vụ của mình anh A đã lấy cắp

phần mềm mà công ty mình sáng tạo ra bán cho công ty K - Đang cạnh tranh với công ty H để kiếm lời. Hành vi này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho công ty H.

Câu hỏi.

1. Việc làm của A có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

2 Nếu có hành vi vi phạm pháp luật ở đây thì hành vi đó là loại vi phạm pháp luật gì? 3. Trong trường hợp này, anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày. Đại diện các nhóm khác bổ sung nhận xét.

- Sau khi đại diện nhóm 1 trình bày và HS nhận xét, GV nhận xét, rút ra phần trách nhiệm hình sự. (Slide 1 - xem phụ lục 14) GV giới thiệu thêm cho HS hiểu thế nào là tội phạm và các hình phạt trong luật hình sự.

- Sau khi đại diện nhóm 2 trình bày HS cả lớp nhận xét, bổ sung GV nhận xét, rút ra: Vi phạm hành chính.

GV: Chế tài trách nhiệm hành chính thường là phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

- Sau khi đại diện nhóm 3 lên trình bày và HS cả lớp nhận xét, bổ sung GV nhận xét,

- Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự.

+ Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án.

- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc

rút ra kiến thức về vi phạm dân sự.

GV giới thiệu thêm về trách nhiệm dân sự: Là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự. Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông qua dạy học phần công dân với pháp luật chương trình GDCD lớp 12 ở các trường THPT dân lập trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w