Thiết lập độ tin cậy:

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế : NEO KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 28 - 29)

5. GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG TÌNH MINH BẠC H.

5.5 Thiết lập độ tin cậy:

Về quan điểm này tôi đã từng sử dụng thuật ngữ “cơ quan tài chính” mà không phải phân biệt giữa bộ tài chính hay quỹ tài chính và các quan chức được lựa chọn là những người có quyền đề xuất và bỏ phiếu đối với vấn đề chi tiêu và thuế. Minh bạch trong chính phủ sẽ có chút tác động đối với việc neo kỳ vọng tài khóa khi các phát ngôn về kế hoạch tài khóa của những người ban hành quyết định về tài chính là không đáng tin cậy.

Vậy các quan chức được lựa chọn sẽ thiết lập độ tin cậy bằng cách nào? Câu trả lời hay nhất là hành động và lời nói phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên, các hành vi như vậy phải được thể chế hóa như thế nào để có thể từng chút thẩm thấu thông qua các quan chức được lựa chọn và theo thời gian?

Ở đây việc chỉ ra sự khác biệt giữa nhà hoạch định chính sách tài khóa và nhà hoạch định chính sách tiền tệ là rất hữu ích. Ngân hàng trung ương có thể chiếm được lòng tin bởi vì họ có quyết định riêng và dự báo kinh tế và kế hoạch đều theo các quyết định này. Ngân hàng trung ương ở khắp nơi trên thế giới tuyển dụng các nhân viên là những chuyên gia kinh tế - những người đã từng có các bài nghiên cứu đạt chất lượng cao, làm việc cho các phòng quản trị, phòng truyền thông của ngân hàng trung ương và là những nhà báo hàn lâm hàng đầu. Nhiều ngân hàng trung ương công bố các mô hình kinh tế học họ đã từng sử dụng để phân tích chính sách điều hành. Thậm chí một vài ngân hàng trung ương còn đính kèm theo một số bài báo chứng tỏ kết quả của việc áp dụng các mô hình này (ví dụ, Sveriges Riskbank (2007)). Bằng việc cung cấp một lượng lớn thông tin cho việc phân tích đằng sau sự lựa chọn chính sách và sau đó công bố kết quả phân tích ra ngoài công chúng, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã kiểm soát được cả quyền định đoạt và định hướng nền kinh tế. Dễ dàng nhận thấy rằng các quan điểm bất đồng đều xuất phát từ

các phân tích kinh tế, một vài ngân hàng trung ương cũng công bố ra công chúng biên bản buổi họp của họ (ví dụ, Sveriges Riksbank (2009)).

Những vấn đề này không thể xảy ra trong chính sách tài khóa. Các nhà hoạch định chính sách tài khoá thực hiện quyền bỏ phiếu riêng của mình và họ có thể quyết định các phiếu bầu của mình tại thời điểm bầu cử. Tuy nhiên các quyết định tài khóa chỉ là một tập hợp con của cuộc bỏ phiếu khi mà các nhà làm luật cùng tham gia, vì vậy cuộc bỏ phiếu tài khóa có thể dễ dãng mất đi tính chất bỏ phiếu của nó. Quan trọng hơn, khi các nhà làm luật đưa ra quyết định tài khóa riêng của họ, họ hiếm khi đưa ra sự phân tích kinh tế theo quyết định này. Trên thực tế, bởi vì vấn đề thể chế, các nhà làm luật có xu hướng cố tình tránh xa các vấn đề kinh tế nhạy cảm. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách tài khoá đưa ra các đánh giá và dự báo đối với các tổ chức tự trị và bán tự trị, nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các nhà hoạch định chiến lược không phải đổ lỗi cho bất kỳ kết quả đánh giá cụ thể hay dự báo nào.

Các nhà làm luật có thể thừa nhận quy trình thủ tục tương tự như ngân hàng trung ương. Tổ chức liên minh chính trị có thể tuyển dụng các chuyên gia kinh tế mà các mô hình và dự báo của họ có thể được công bố ra công chúng và được giám sát bởi một tổ chức chuyên nghiệp độc lập. Mỗi phiếu của nhà làm luật và sự phân tích cụ thể về các vấn đề kinh tế cơ bản có thể được ghi nhận lại và công bố ra bên ngoài. Bởi vì các bản phân tích kinh tế mạch lạc sẽ đáp ứng đầy đủ điều kiện cân bằng liên thời gian, chúng sẽ ngầm chứa đựng sự chấp nhận các chính sách hiện tại và tương lai. Nhờ việc sở hữu riêng chính sách tài khóa, các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ tiết lộ quan điểm của họ về việc điều chính các chính sách được mong đợi trong tương lai. Các nhà hoạch định chiến lược tương lai, tất nhiên, sẽ không thể bị chi phối vởi các quan điểm này. Tuy nhiên việc tiết lộ các quan điểm cũng đặt họ vào việc xem xét cẩn trọng và thảo luận công khai về việc lựa chọn chính sách tài khóa. Bằng cách này, buổi thảo luận về các quyết định liên quan đến chính sách tài khoá có thể giúp định hướng (hướng dẫn) kỳ vọng của công chúng về các chính sách trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế : NEO KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w