Điều khiển công suất vòng kín

Một phần của tài liệu Cấu trúc hệ thống thông tin di động thế hệ 3 WCDMA và hướng nâng cấp lên 3,5g HSDPA (Trang 49 - 50)

CLPC được sử dụng để điều khiển công suất khi kết nối đã được thiết lập. Mục đích chính là để bù những ảnh hưởng của sự biến đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến. Do đó, chu kì điều khiển phải đủ nhanh để phản ứng lại sự thay đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến.

Hình 2.17 thể hiện cơ chế CLPC đường lên đối với WCDMA. Trong CLPC, BS điều khiển UE tăng hoặc giảm công suất phát với tần số 1.5 kHz (1500 lần trong một giây). Bước tăng giảm công suất là 1, 2, 3 dB. Quyết định tăng hay giảm công suất phụ thuộc vào mức thu SNR tại BS. Khi BS thu tín hiệu từ UE, nó so sánh với mức tín hiệu thu với một mức ngưỡng cho trước. Nếu mức tín hiệu thu được vượt quá mức ngưỡng cho phép, BS sẽ gửi lệnh điều khiển công suất phát (TPC) tới UE để giảm mức công suất phát của UE. Trong trường hợp mức tín hiệu thu được nhỏ hơn mức ngưỡng, BS sẽ gửi lệnh điều khiển công suất phát (TPC) tới UE để tăng mức công suất phát của UE. Một số tham số được sử dụng để đánh giá chất lượng công suất thu để thực hiện quyết định điều khiển công suất như: SIR, tỉ lệ lỗi khung –FER và tỉ lệ lỗi bit BER. CLPC cũng được sử dụng cho việc điều khiển công suất

BS UE UE Quyết định PC Lệnh TPC Lệnh TPC Điều chỉnh công suất phát của UE theo lệnh TPC Điều chỉnh công suất phát của UE theo lệnh TPC

đường xuống. Trong trường hợp đó, vai trò của UE và BS đổi chỗ cho nhau. UE so sánh mức tín hiệu thu từ BS với một mức ngưỡng cho trước và gửi lệnh điều khiển công suất TPC đến BS để điều chỉnh mức công suất phát của BS.

Kỹ thuật điều khiển công suất vòng kín như vậy được gọi là vòng trong cũng được sử dụng cho đường xuống mặc dù ở đây không có hiệu ứng gần xa vì tất cả tín hiệu đến các MS trong cùng một ô đều bắt đầu từ một BS. Tuy nhiên lý do điều khiển công suất ở đây là: khi MS tiến đến gần biên giới ô, nó bắt đầu chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của nhiễu của các ô khác. Điều khiển công suất đường xuống trong trường hợp này để tạo một lượng dự trữ công suất cho các MS trong trường hợp nói trên. Ngoài ra điều khiển công suất đường xuống cho phép bảo vệ các tín hiệu yếu do pha đinh Releigh gây ra.

Các lệnh điều khiển công suất của MS tỷ lệ nghịch với công suất thu được (hay SIR) tại BS. Nhờ đảm bảo dự trữ để chỉnh công suất theo từng nấc, nên chỉ còn một lượng pha đinh dư nhỏ và trở thành kênh hầu như không pha đinh.

Tuy nhiên, việc loại bỏ pha đinh phải trả giá bằng tăng công suất phát. Vì thế khi MS bị pha đinh sâu, công suất phát sử dụng lớn và nhiễu gây ra cho các ô khác cũng tăng.

Ở hệ thống WCDMA, CLPC bao gồm: điều khiển công suất vòng trong và điều khiển công suất vòng ngoài. Cơ chế CLPC nói trên là cơ chế điều khiển công suất vòng trong và đó là cơ chế điều khiển công suất nhanh nhất trong hệ thống WCDMA. Cơ chế điều khiển công suất này còn được gọi là điều khiển công suất nhanh.

Một loại điều khiển công suất vòng kín khác là điều khiển công suất vòng ngoài. Mục đích của điều khiển công vòng ngoài là giữ cho mức ngưỡng SIR cho quá trình điều khiển công suất vòng trong đường lên tương ứng với một mức chất lượng dịch vụ phù hợp. Trong quá trình điều khiển công suất này, RNC thực hiện vai trò kiểm soát chất lượng của kết nối vô tuyến. Do vậy, RNC có khả năng xác định mức công suất cho phép của cell và mức ngưỡng SIR tại BS. Để duy trì chất lượng dịch vụ của kết nối vô tuyến, RNC thực hiện cơ chế điều khiển công suất này để thay đổi mức ngưỡng SIR tại BS và do đó đảm bảo những thay đổi về chất lượng dịch vụ nằm trong tầm kiểm soát. Khi đó, mạng có khả năng bù những thay đổi trong điều kiện truyền dẫn vô tuyến và đạt được chất lượng dịch vụ yêu cầu.

Một phần của tài liệu Cấu trúc hệ thống thông tin di động thế hệ 3 WCDMA và hướng nâng cấp lên 3,5g HSDPA (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w