Các loại chuyển giao

Một phần của tài liệu Cấu trúc hệ thống thông tin di động thế hệ 3 WCDMA và hướng nâng cấp lên 3,5g HSDPA (Trang 45 - 47)

Có thể phân chia chuyển giao thành các nhóm như: chuyển giao cứng, chuyển giao mềm, chuyển giao mềm hơn. Chuyển giao cứng có thể chia thành: chuyển giao cứng cùng tần số và chuyển giao cứng khác tần số. Trong quá trình chuyển giao cứng, kết nối cũ được giải phóng trước khi thực hiện kết nối mới. Do vậy, tín hiệu bị ngắt trong khoảng thời gian thực hiện chuyển giao. Tuy nhiên, thuê bao không có

(1) (2) (3) C ườ ng đ ộ tín h iệ u Thời gian Ngưỡng trên Ngưỡng dưới Tín hiệu A Tín hiệu B

khả năng nhận biết được khoảng ngừng đó. Trong trường hợp chuyển giao cứng khác tần số, tần số sóng mang của kênh truy nhập vô tuyến mới khác so với tần số sóng mang hiện tại.

Chuyển giao liên tần số cũng được sử dụng trong mạng tế bào có cấu trúc (HCS) giữa các lớp cell riêng rẽ, chẳng hạn giữa các cell vi mô và các cell vĩ mô, các cell này sử dụng tần số sóng mang khác nhau trong cùng một vùng phủ sóng. Chuyển giao khác tần số được thực hiện không chỉ để duy trì kết nối (nếu không thực hiện chuyển giao kết nối đó có thể ngắt) mà còn để đảm bảo yêu cầu QoS.

Chuyển giao cứng thông thường là NEHO. Chuyển giao liên tần số có thể xảy ra giữa hai mạng truy nhập vô tuyến khác nhau.

Chuyển giao liên hệ thống giữa WCDMA và GSM được thực hiện ở những khu vực cả hai hệ thống này cùng tồn tại. Chuyển giao liên hệ thống được yêu cầu để bổ sung vùng phủ giữa hai hệ thống nhằm đảm bảo phục vụ liên tục. Chuyển giao liên hệ thống là loại chuyển giao loại NEHO. Tuy nhiên, UE phải có khả năng hỗ trợ hoàn toàn loại chuyển giao này. RNC phát hiện chuyển giao liên hệ thống dựa trên cấu hình mạng vô tuyến (các định nghĩa về cell lân cận) và các tham số điều khiển khác.

Khác với chuyển giao cứng, chuyển giao mềm được thực hiện theo nguyên lý: thiết lập kết nối mới trước khi giải phóng kết nối cũ. Trong hệ thống WCDMA, hầu hết chuyển giao là chuyển giao mềm cùng tần số.

Sinh viên: Trần Phi Hùng Lớp 46K-ĐTVT 46

BS BS

UE

Tần số f1

Tần số f2

Chuyển giao mềm được thực hiện giữa các cell thuộc các BS khác nhau nhưng không nhất thiết phải thuộc cùng một RNC. Trong trường hợp RNC có liên quan đến chuyển giao mềm, RNC phải thực hiện việc điều khiển chuyển giao qua giao diện Iur. Trong trường hợp chuyển giao mềm, các cell nguồn và cell đích có cùng tần số. Trong trường hợp cuộc gọi chuyển mạch kênh, các máy di động thực tế thực hiện chuyển giao mềm hầu như liên tục nếu vùng phủ sóng có cấu trúc cell nhỏ. Có nhiều loại chuyển giao mềm: chuyển giao mềm hơn, chuyển giao mềm-mềm hơn.

Chuyển giao mềm hơn là loại chuyển giao trong đó tín hiệu mới được thêm vào hoặc xóa khỏi tập tích cực, hoặc thay thế bởi tín hiệu mạnh hơn ở trong các sector khác nhau của cùng BS.

Trong trường hợp chuyển giao mềm hơn, BS phát một sector nhưng thu từ nhiều sector khác nhau. Trong trường hợp này, UE có các kết nối vô tuyến tích cực ở đường lên tới mạng qua nhiều sector của cùng một BS. Khi cả chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn được thực hiện đồng thời, chuyển giao trong trường hợp này gọi là chuyển giao mềm – mềm hơn. Chuyển giao mềm – mềm hơn có thể kết hợp với chuyển giao giữa các RNC. Khi tín hiệu liên sector được thêm vào tập tích cực của UE cùng với việc thêm tín hiệu mới từ các cell thuộc RNC khác.

Một phần của tài liệu Cấu trúc hệ thống thông tin di động thế hệ 3 WCDMA và hướng nâng cấp lên 3,5g HSDPA (Trang 45 - 47)