Đánh giá thực trạng các nguồn lực của chi nhánh NHCT Bến Thủy

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng công thương bến thuỷ (Trang 55)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Đánh giá thực trạng các nguồn lực của chi nhánh NHCT Bến Thủy

2.3.1.1. Nguồn lực tài chính * Nguồn vốn chủ sở hữu

Hoạt động trong cơ chế thị trờng, mục tiêu lợi nhuận luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhng có lợi nhuận cao không chắc đã đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ bị phá sản. Do vậy, song song với việc tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng còn phải hớng tới sự an toàn trong hoạt động đợc đo bằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Về lý thuyết, tỷ lệ này càng cao càng tốt, nhng theo quy định của Hiệp ớc về vốn Basel I thì hoạt động của ngân hàng đợc coi là an toàn khi tỷ lệ này đạt tối thiểu 8%.

Chi nhánh NHCT Bến Thủy là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng thơng mại cổ phần công thơng Việt Nam, nên không có vốn chủ sở hữu mà hạch toán phụ thuộc và báo cáo lên Trung ơng. Tuy nhiên ta có thể đánh giá chung vốn chủ sở hữu tự có của toàn ngành thông qua vốn chủ sở hữu của NHTMCP Công Thơng Việt Nam.

Từ năm 2007 đến năm 2009, hệ số an toàn vốn của NHTMCP Công Th- ơng Việt Nam luôn tăng trởng đều đặn: Năm 2007 vốn điều lệ tăng từ 7,609 tỷ đồng lên 7,717 tỷ đồng. Riêng năm 2009 nguồn vốn điều lệ tăng lên đáng kể 11,253 tỷ đồng do ngân hàng thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp đa ngân hàng trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trên thị trờng. Và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8.06% vợt mức quy định của NHNN.

* Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của ngân hàng thờng đợc đánh giá thông qua 2 chỉ số cơ bản là ROA và ROE. Tuy vậy chỉ số ROE (là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) vì tính chất hạch toán toàn ngành, Chi nhánh không đợc giao vốn chủ sở hữu riêng vi vậy không phản ánh đợc chỉ số ROE của Chi nhánh. Theo chuẩn quốc tế lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) phải đạt 1%.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính của chi nhánh NHCT Bến Thủy năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng tài sản (Tỷ VNĐ) 970 1148 1198

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ VNĐ) 11 19 20

ROA (%) 1,13 1,65 1,66

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị)

Theo bảng số liệu ta thấy rằng chỉ tiêu ROA của chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2007 là 1,13%, năm 2008 là 1,65% và năm 2009 là 1,66% cho thấy hiệu quả quản lý tài sản và khả năng tận dụng các nguồn vốn của chi nhánh khá hiệu quả.

* Khả năng phòng ngừa rủi ro

Để đánh giá khả năng phòng ngừa rủi ro của chi nhánh ta xét trên các chỉ tiêu sau: Tỷ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro.

Bảng 2.7: Chỉ tiêu về khả năng phòng chống rủi ro của Chi nhánh NHCT Bến Thủy năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng d nợ cho vay (TỷVNĐ) 788 857 987 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,73 1,36 1,00 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,6 1,27 1,00 Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NHCT (%) 1,02 1,09 0,61 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành NH (%) 2,0 2,1 2,46 Tỷ lệ trích DPRR (%) 1,34 0,2 0,4 (Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy các chỉ tiêu trên đều giảm qua các năm, chứng tỏ khả năng phòng ngừa rủi ro của chi nhánh ngày càng đợc nâng cao.

Qua ba năm 2007, 2008, 2009 tổng d nợ cho vay của chi nhánh đều tăng trong khi các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm. Điều này thể hiện hoạt động tín dụng của chi nhánh rất tốt, vừa tăng trởng tín dụng đều đặn và có mức độ rủi ro thấp, giảm dần, chất lợng của các khoản vay đợc đảm bảo, các doanh nghiệp cá nhân vay vốn đều có tình hình trả nợ tốt, ổn định. Tỷ lệ nợ xấu Chi nhánh NHCT Bến thủy trong năm 2009 là 1,00 % tuy cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NHCT (0,61%) nhng vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng (2,46%).

Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro lần lợt là 1,34 % ; 0,2 % ; 0,4 %. Việc trích lập dự phòng rủi ro đợc thực hiện đầy đủ và nhìn chung tỷ lệ này cũng khá thấp thể hiện chất lợng cho vay khá cao, dẫn đến các khoản nợ đợc hoàn trả đúng hạn hoặc quá hạn không quá lâu, tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh khá ổn định.

Tóm lại, nguồn lực tài chính của chi nhánh khá tốt, đây chính là một trong các điểm mạnh, có tính cạnh tranh so với các chi nhánh khác trên địa bàn.

2.3.1.2. Nguồn lực công nghệ

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của các sản phẩm, dịch vụ mới, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại. Công nghệ hiện đại đã tạo ra hàng loạt các kênh phân phối mới hiện đại, có chất lợng, là công cụ quản lý hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một trong bốn mục tiêu trong quá trình cơ cấu lại NHTMVN mà NHCT Bến Thủy dới sự chỉ đạo của NHCT VN đã và đang thực hiện để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Sau khi thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, tất cả các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đều đợc kết nối trực tiếp với chi nhánh và với trụ sở chính ở Hà Nội.

Chi nhánh đợc trang bị và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ gồm: Hệ thống máy vi tính, máy in, máy scan, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ và mạng internet, hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ mới đã nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lợng dịch vụ và tăng cờng hiệu quả công tác quản lý.

Các chơng trình mới thực hiện theo hớng tăng cờng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung hớng tới khách hàng. Đồng thời, các phần mềm mới: quản lý lao động, quản lý rủi ro, báo cáo,... đã tăng cờng khả năng quản lý, giúp Ban lãnh đạo trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.

Về đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin: hiện nay Chi nhánh có 3 cán bộ chuyên công tác tin học, 100% cán bộ đã đợc tham gia đào tạo ngắn hạn về tin học, sử dụng thành thạo máy tính.

Việc ứng dụng công nghệ, Chi nhánh còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Trung tâm công nghệ thông tin ngân hàng thơng mại cổ phần Công Th- ơng Việt Nam về trang bị phần mềm ứng dụng, xử lý sự cố mạng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng công thương bến thuỷ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w