Nhi cấp cứu và Bộ Y tế nước ta đã có văn bản gửi đến các đơn vị y tế yêu cầu tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng đồng về việc sử dụng Paracetamol hợp lý ở trẻ em. Không chỉ có trẻ em mà ở
nhiều nước, người ta ghi nhận có khá nhiều người lớn ngộđộc Paracetamol đưa đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt hay xảy ra cho người cao tuổi và người có gan hoạt động kém.
Paracetamol (còn được gọi acetaminophen) là thuốc giảm đau hạ sốt được cho là khá an toàn. Nó
được chọn thay thế aspirin dùng hạ sốt cho trẻ (trẻ bị sốt có thể do nhiễm siêu vi, dùng aspirin có thể bị hội chứng Reye rất nguy hiểm, vì vậy trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng aspirin). Tuy nhiên, khi dùng Paracetamol phải luôn luôn lưu ý độc tính của nó đối với gan, làm gan bị nhiễm độc thường gọi là hoại tử.
Vì sao Paracetamol làm gan bị nhiễm độc khi dùng liều cao?
Paracetamol giống như nhiều loại thuốc khác, khi uống vào hệ tiêu hóa sẽđược hấp thu vào máu, vừa cho tác dụng điều trị là giảm đau hạ sốt, vừa được gan chuyển hóa để thải trừ ra khỏi cơ thể. Gan chuyển hóa Paracetamol thành nhiều chất khác nhau không còn hoạt tính để sau cùng thành chất dễ
tan trong nước tiểu đểđược loại ra. Một trong những chất chuyển hóa của Paracetamol có tên N-acetyl
benzoquinonimin là chất rất độc, gan phải dùng chất sinh học do nó tạo ra có tên là glutathion để
chuyển hóa tiếp chất độc thành chất cuối cùng không độc và được đào thải nhưđã nói ở trên. Trong trường hợp dùng quá nhiều Paracetamol (người lớn dùng 6-10 gram trong 24 giờ, nếu yếu gan thì khoảng 3-4 gram; còn trẻ con một ngày uống liều 150mg/kg và nếu có bệnh lý về gan thì chỉ cần cho uống
100mg/kg là có thể bị ngộ độc), gan không đủ glutathion để chuyển hóa thuốc, N-acetyl benzoquinonimin tồn đọng sẽ gây hoại tử tế bào gan.
- Đối với trẻ bị ngộđộc Paracetamol, nguyên nhân thông thường là do các bậc phụ huynh tự ý cho dùng nhiều thuốc với biệt dược khác nhau nhưng thực chất chứa cùng dược chất paracetamol mà không biết đưa đến quá liều. Hoặc nôn nóng hạ sốt nhanh cho dùng thuốc quá liều. Hoặc cho dùng
đúng liều nhưng không ghi nhận được trẻđã có thể trạng yếu, chức năng gan có vấn đề (trường hợp này phải giảm liều) đưa đến trẻ vẫn bị ngộđộc. Dấu hiệu cho thấy trẻ dùng quá liều paracetamol là trong vòng 24 giờ sau khi uống trẻ bịđau bụng, nôn ói, xanh tái, ngủ lịm li bì, cần phải đưa gấp đến bệnh viện để cấp cứu ngộđộc.
- Không được dùng Paracetamol để tựđiều trị cảm sốt quá 5 ngày ở trẻ em (ở người lớn không quá 10 ngày) trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- Liều thông thường hạ sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho
trẻ là không quá
60 mg/kg/ngày. Còn đối với người lớn, mỗi lần uống 500 mg - 600 mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3 gram trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
- Người thường xuyên uống rượu không nên dùng bừa bãi Paracetamol, đặc biệt không nên uống thuốc gọi là “để ngừa nhức đầu, để uống rượu nhiều không say” (!). Paracetamol và rượu đều hại gan, sự kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.