6. Bố cục của luận văn
3.2. Phong tục tập quán
3.2.1. Hôn nhân
Hôn nhân là việc hệ trọng trong đời sống của dân ta, nhất là trong thời phong kiến. Nó tuân theo nhiều thủ tục khá phiền toái. Làng Bồng Thợng trớc đây đợc xem là "làng văn vật" là đất "địa linh nhân kiệt" nên các thủ tục trong hôn lễ đợc thực hiện rất nghiêm túc. Việc lựa chọn chồng hay vợ cho con đều do bố mẹ quyết định cả. Trớc hết, bố mẹ phải chọn nơi "môn đăng hộ đối" (tơng đơng với nhau về địa vị xã hội, giàu nghèo...). Đôi trai gái không có quyền tìm hiểu, lựa chọn, thực hiện theo phơng châm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tuy nhiên, thời đó cũng có một số ít trai gái trong làng lấy nhau không do sự lựa chọn của cha mẹ hoặc không theo những thủ tục quy định, cặp vợ chồng đó bị xã hội chê trách coi là "hạng chồng đờng vợ xá", "thiếu gia giáo".
Đối với các gia đình "có nề nếp", khi có con trai lớn muốn lo xây dựng gia đình cho con mình, thờng mợn ngời mối lái đến ngỏ ý với bên nhà bên gái, nếu họ đồng ý thì chọn ngày tốt đến dạm hỏi (gọi là lễ vấn danh). Trớc đó, hai bên đã phải "xem tuổi" hai bên trai gái có hợp nhau không (nếu chồng tuổi "Dần"(cọp), vợ tuổi "Hợi" (lợn) là không hợp nhau). Sau lễ dạm hỏi, hai gia đình trai gái chính thức đặt mối quan hệ thông gia. Khi gia đình nhà gái có công việc gì, anh con trai phải đến nhà vợ giúp (gọi là "làm rể"). Các ngày mùng 5, ngày tết, "cơm mới", gia đình nhà trai phải đem đồ vật đến nhà gái "đi tết". Sau 1, 2 năm gì đó, nhà trai có ý định tổ chức lễ cới cho con thì mợn ngời đến ngỏ lời xin, nếu bên gia đình nhà gái chấp nhận, thì bên nhà trai mang trầu cau đến xin cới. Nhà gái đồng ý, bên nhà trai mợn ngời đến xem chọn "ngày lành tháng tốt" đến trình bày với nhà gái. Nhà gái yêu cầu nhà trai phải đem các sính lễ: cau trầu, rợu, vải lụa, tiền bạc (thờng gọi là "thách cới"); nhiều nhà còn đòi hàng chục mâm cỗ. Nhà gái thờng đòi hỏi nhà trai nhiều hơn yêu cầu, nên nhà trai phải mợn ngời "biết ăn nói" xin nhà gái giảm bớt. Cũng có khi do việc thách cới quá cao, hai gia đình thông gia sinh ra mâu thuẫn, thậm chí, có khi phải đình chỉ việc cới xin. Sau khi hai gia đình thống nhất với nhau về các đồ sính lễ rồi, nhà trai định ngày giờ nghinh hôn (đón dâu) và ngày nạp tài (tất nhiên phải là ngày tốt, tháng lành). Ngoài ra, nhà trai còn phải chọn ngày đóng giờng, nhờ ngời kê giờng, chiếu nằm của đôi tân hôn, nhà trai còn phải lo chuẩn bị cỗ bàn để thiết đãi nhà gái và khách khứa. Ngày đón dâu là ngày trọng thể nhất. Nhà trai phải nhờ một cụ "ông bà song toàn, lắm con nhiều cháu"
làm chủ hôn, bng "quả hộp" đến nhà gái xin đón dâu. Ngời đi đón dâu đa số là anh em, họ hàng, xóm giềng thân thiết; họ là những ngời lớn đã đợc nhà trai mời, không có trẻ con nh ngày nay. Cô dâu ăn mặc chỉnh tề, đội nón ba tầm có quai đeo mỏ vịt, chú rể khăn lớt hoặc nhiễu, áo lơng, quần trúc đi giày hoặc dép. Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, ông chủ hôn mở quả hộp, công bố với hai họ số lễ vật đựng trong quả do nhà trai đem tới. Lễ vật ở đây thờng là vải lụa, hoa tai, vòng, kiềng vàng hoặc bạc, đối với nhà giàu có thể có thêm vài chỉ vàng. Sau đó, bà con họ nhà gái tặng cô dâu, chú rể hoặc tiền bạc hoặc vải lụa, đồ nữ trang. Trớc giờ đa dâu, đôi tân hôn, phải làm lễ gia tiên, vái bố mẹ vợ hai bái. Khi về tới nhà trai, đôi vợ chồng cũng phải lạy gia tiên nhà chồng và bố mẹ chồng nh ở bên nhà gái. Sau lễ gia tiên, những ngời đi đa dâu đợc mời dự bữa tiệc liên hoan do nhà trai tổ chức. Lúc này, khách mời chỉ ăn cỗ, uống rợu, cha có thủ tục hút thuốc lá ăn bánh kẹo nh ngày nay. Sau buổi liên hoan, gia đình nhà trai còn tổ chức "lễ tơ hồng", cầu "ông tơ bà nguyệt" phù hộ cho đôi tân hôn đợc hạnh phúc tốt lành, vợ chồng "bách niên giai lão".
Có một tục lệ khác với một số làng khác quanh vùng nh Bồng Trung, Bồng Hạ là sau khi làm xong các thủ tục ở nhà trai, cô dâu xin phép bố mẹ chồng và chồng đợc về nhà mình để tiếp đãi bạn bè, đến tối nhà trai lại mang trầu rợu lên xin đón cô dâu và t trang hành lý của cô dâu về nhà chồng (nếu lấy chồng gần). Từ đó, cô dâu mới chính thức đợc ở lại nhà chồng và bắt đầu cuộc đời làm dâu. Sau ngày đón dâu một đến ba ngày, nhà trai phải tổ chức lễ "lại mặt". Trong ngày "lại mặt" này, anh em họ hàng nhà gái đợc mời đến nhà trai để chú rể có dịp nhận biết quan hệ họ hàng nhà vợ.
Trớc cách mạng tháng Tám năm 1945, việc hôn lễ có nhiều tục lệ khá phiền toái, nhng sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các thủ tục trong hôn lễ đã đơn giản hơn nhiều. Đôi bên trai gái có thể tự cho tìm hiểu, nếu đồng ý xây dựng với nhau, báo cáo với cha mẹ đi dạm hỏi sau đó tổ chức lễ thành hôn một cách đơn giản. Cới theo "đời sống mới" không tổ chức ăn uống, cỗ bàn, ngời đi đa dâu chỉ ăn trầu, uống nớc chè xanh, không dùng thuốc lá. Việc cới theo "đời sống mới" cũng chỉ đợc thực hiện trong thời kỳ kháng chiến. Khi hoà bình đợc lập lại (1975), đời sống đợc nâng lên ngời ta lại khôi phục lại việc ăn hỏi, tổ chức buổi lễ cới ngày càng xa hoa lãng phí, tổ chức ăn uống linh đình cả nhà trai lẫn nhà gái.
Năm 2005, Thủ tớng Chính phủ đã ban hành Quy chế thực hiện văn minh trong việc cới, việc tang và lễ hội theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg. Theo đó, thực hiện Hớng dẫn số 49 HD/ĐTN, ngày 03/03/2008 của Ban thờng vụ Tỉnh Đoàn Thanh Hoá về việc
đẩy mạnh cuộc vận động ''Cới theo nếp sống mới'' trong đoàn viên thanh niên. Lúc
đầu, ở Bồng Thợng cuộc vận đồng cũng gặp rất nhiều khó khăn do quan niệm truyền thống, cố hữu. Sau một thời gian đợc sự phân tích, thuyết phục có lý, có tình của các đoàn viên thanh niên và của chính cô dâu, chú rể các gia đình, bà con trong làng đã đồng ý và thực hiện nghiêm túc việc cới hỏi theo nếp sống mới, giảm bớt những thủ
tục phức tạp, mở tiệc cới linh đình, gây tốn kém cho gia đình và cô dâu, chú rể. Đặc
biệt, tệ ăn uống kéo dài ngày với hàng trăm mâm cỗ ở làng Bồng Thợng, xã Vĩnh
Hùng nói riêng và huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá nói chung đã giảm hẳn. ý nghĩa
xã hội của việc cới theo nếp sống mới là xoá đợc quan niệm “trả nợ miệng” vốn đã tồn tại từ nhiều năm và điều đáng nói là nó đã giúp cho những hộ nghèo vẫn tổ chức đợc lễ cới một cách trang trọng, vui vẻ.
3.2.2. Tang ma
Nhân dân làng Bồng Thợng từ xa đến nay rất coi trọng việc tang lễ khi bố mẹ, ông bà lâm chung, họ lo tổ chức việc chôn cất rất chu đáo (trừ những gia đình quá nghèo, hoặc ngời chết còn ít tuổi). Con cháu phải tổ chức tang lễ cho ngời quá cố (bố mẹ, ông bà) theo đúng thủ tục ngời xa đã thực hiện. Tang ma ở Bồng Thợng cũng giống nh nhiều địa phơng khác của ngời Việt với nhiều nghi lễ khá phức tạp.
Khi trong gia đình có ngời hấp hối sắp phải vĩnh viễn ra đi, không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống và thật thiêng liêng. Con cháu ở xa gần đợc báo tin vội vã quay về, họ im lặng với nỗi buồn da diết. Lúc bấy giờ, thân nhân phải giữ cho đợc bình tĩnh.
Theo lệ xa trong giờ phút này, con cháu thờng tắm gội sạch sẽ cho ngời già bằng nớc lá thơm rồi cắt móng chân, móng tay. Móng chân, móng tay này không đợc vứt đi mà phải gói lại cẩn thận để đặt vào quan tài. Ngời già tắt thở xong, con cháu vuốt mắt rồi thay quần áo. Đây là bộ quần áo trắng (ngời trẻ) hoặc quần áo đỏ (ngời cao tuổi), chỉ mặc lúc chết và thờng đợc chuẩn bị trớc. Ngời nào quy Phật thì mặc bộ quần áo có in dấu của nhà Phật gọi là áo lục phù.
Sau đó, họ buộc hai ngón chân cái của ngời chết lại với nhau, hai tay để lên bụng, bó vai bằng một sợi dây vải và bỏ vào miệng ngời chết một ít gạo sống cùng với tiền lẻ, dùng một chiếc đũa ăn cơm hàng ngày để ngáng miệng rồi phủ một tờ giấy hoặc mảnh vải trắng lên mặt. Ngời dân quan niệm tiền và gạo phạm hàm đó là lơng thực và lộ phí cho ngời chết hành trình sang cõi âm.
Việc ngáng đũa trong miệng, về mặt khoa học là để tử khí trong cơ thể có lối thoát ra, nhng trong tâm thức ngời dân nơi đây thì chết ngậm miệng là cái chết không thanh thản, còn nhiều ngậm ngùi, giằng xé với trần gian. Ngời ta buông màn rồi thắp một ngọn đèn dầu đặt ở cạnh đầu giờng và từ lúc này phải luôn có con cháu túc trực, trông coi thi hài cho đến khi nhập quan.
Sau lễ nhập quan, là lễ phát tang cho con cháu và thân quyến họ hàng của ngời quá cố, con trai đội mũ rơm chống gậy (nếu là cha thì chống gậy tre, nếu là mẹ thì chống gậy vông), thắt lng bằng dây chuối, con gái, con dâu đội mũ nấm, mặc áo xô xổ gấu đi chân đất. Khi đi đa đám cha, con trai đi dới nhà táng; đa đám mẹ, con trai đi lùi trớc nhà táng (cha đa, mẹ đón). Ngày xa, con dâu cả phải nằm lăn qua lăn lại trên đờng trớc nhà táng và khi chôn cất xong, phải đi "rớc vong" về nhà. Chôn cất xong, tang chủ phải nhờ thầy cúng làm lễ "yên mả", lễ thổ địa để "mở cửa mả". Khi rớc vong về nhà rồi, thầy cúng làm lễ "yên vị" lập bàn thờ cúng ngời vừa chết, rồi con cháu làm lễ cúng tế trong ba ngày (tế ngu). Sau ba ngày, tiếp tục cúng cơm trứng đến ngày thứ 49, làm lễ "từ cửu" (49 ngày), sau đó làm lễ "bách nhật" (100 ngày), rồi "giỗ đầu" (tiểu tờng), sau 27 tháng làm lễ "đoạn tang" (đại tờng) rồi bốc mộ (cải táng). Từ đó về sau, con cháu theo ngày chết của cha mẹ, ông bà làm giỗ (huý nhật), đến đời thứ 5 chỉ cúng chung với các vị tiên tổ vào các ngày tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, rằm tháng giêng, tháng bảy.
Trong tang lễ ở Bồng Thợng, việc tống chung đợc xem là khâu quan trọng nhất. Dù giàu hay nghèo, con cháu cũng lo cho việc đa ma của cha mẹ đợc chu đáo. Khi đi đờng phải có nhà táng, linh xa, minh tinh, kèn trống đàng hoàng (có khi lúc còn sống cha mẹ phải chịu cảnh đói rách, vất vởng). Đối với những nhà giàu có, khi đa ma còn có đội "vơng tớng" đi dẹp đờng, đuổi "ma quỷ", mời quan "đề chủ" vào bài vị, rớc đèn giấy, đèn lồng, có "nhà táng giấy" trang trí rất công phu; trên đờng đi có dựng những
"nhà trạm" để đoàn tang đi qua dừng lại nghỉ ngơi. Tất cả cái đó nhằm phô trơng sự giàu sang của gia đình. Việc tống táng thờng do họ, giáp đảm nhiệm, đối với các chức sắc thời do làng thực hiện, các ngời đi đa ma đợc tang chủ cấp cho mấy thớc vải trắng làm khăn tang (khăn tuỳ) trong khi đi đờng. Các gia đình giàu có, có chức tớc còn tổ chức "tập đón" (tức là tập dợt) trớc khi đa đám, mục đích là khi đa đám đợc trang nghiêm, chu đáo. Những đám này đi rất chậm chạp, nghiêm chỉnh, có khi từ nhà tới huyệt hàng mấy giờ. Ngời khiêng quan tài, khiêng nhà táng, đợc tang chủ "bồi dỡng" thêm mấy quan tiền đồng (trị giá mấy trăm nghìn đồng hiện nay). Sau buổi "tống chung", tang chủ phải biếu họ, giáp lợn, bò, xôi thịt để tạ ơn. Ngời chết nếu là tuổi lão, chức sắc còn phải biếu "làng lão", "phe văn".
Trớc khi tống táng ngời mất, tang chủ phải mời "bản ti" kèn trống đêm cho cha mẹ từ 1 đến 3 ngày, gọi là "báo hiếu" cho cha mẹ. Ban "bản ti" này hay xách nhiễu rất nhiều tang chủ về sự ăn uống, rợu chè, tiền công, gây ra nhiều sự phiền hà; các tang gia biết vậy nhng vẫn phải nhờ họ thổi kèn, đánh trống, nếu bỏ đi sẽ bị d luận công chúng chê trách. D luận nhân dân rất phàn nàn về sự xách nhiễu của bọn "bản ti" thợ kèn, nên mãi gần đây (1990) Hội Bảo thọ của làng đứng ra tổ chức ghi âm vào băng các bản "nhạc ai" thay thế cho việc sử dụng "bản ti" thổi kèn, đánh trống. Từ đây, dân làng hết lo lắng về nạn "bản ti, thợ kèn" đã kéo dài hàng mấy thế kỷ qua.
Bỏ đợc một tục lệ cổ quả là khó, vì bên cạnh đa số "cấp tiến" vẫn còn một số bảo thủ lạc hậu, vẫn cố níu giữ lại cái cũ lỗi thời. Chẳng hạn, tục "Chống gậy, đội mũ rơm, thắt lng bằng dây chuối" "con dâu cả phải lăn đờng" v.v... Một số gia đình đã tự giác bỏ đi những tục lệ trên. Điều đó là một việc làm tiến bộ, thế nhng trong làng vẫn có một số ngời cổ hủ câu nệ chê trách mạt sát, cho đó là "con bất hiếu", "không có đạo đức".
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các tục lệ cổ hủ nói trên hầu nh đã đợc bãi bỏ, việc tống táng đợc đơn giản hoá đi nhiều nhng vẫn giữ đợc không khí trang nghiêm chu đáo, ngời đi đa đi thong thả, chôn cất cẩn thận không vội vàng. Thay cho họ, giáp, hiện nay việc tống táng do các đội trong hợp tác xã đảm nhiệm. Việc tổ chức ăn uống, biếu xén làng họ không thực hiện nh trớc nữa, tuy nhiên các tang chủ, cũng có làm cỗ mời các ngời đã trực tiếp tham gia vào việc chôn cất và những ngời thân thuộc.
Hai thập niên gần đây, ở làng Bồng Thợng đã thành lập đợc Hội Bảo thọ trông coi việc tang lễ cũng nh thăm hỏi các hội viên ốm đau, mừng thọ các cụ cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên). Hội Bảo thọ đợc thành lập phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhất là giới phụ lão, nên số hội viên tham gia rất đông.
Hội Bảo thọ ra đời đã giảm đợc rất nhiều điều phiền hà cho các tang chủ, giảm bớt tệ ăn uống linh đình, sự xách nhiễu của bọn thợ kèn, tổ chức việc tống táng đợc thêm chu đáo, động viên đợc nhiều ngời đi đa ngời quá cố, trong Lễ truy điệu có điếu văn không phân biệt giàu nghèo. Các cụ hội viên sinh thời đã đóng một số tiền vào quỹ hội, khi quá cố đợc ban bảo thọ hoàn lại nguyên vốn, ngoài ra còn có thêm tiền lãi, có thể phần nào giảm bớt khó khăn cho những tang chủ túng thiếu. Hàng năm, đến mồng 4 tháng giêng (âm lịch), Hội lại tổ chức mừng xuân và mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổi trở lên. Trong ngày này, ở các đờng làng, ngõ xóm rất đông vui, các cụ đợc hoặc cha đợc mừng thọ đều mặc quần áo đẹp ra hội trờng của xã dự Lễ mừng thọ. Các cụ đợc Hội mừng một cái áo vàng (từ 70 - 80 tuổi), một cái áo đỏ (thọ trên 80 tuổi).
Những chuyển biến tích cực của việc thực hiện nếp sống văn minh trong cới xin, tang ma đã góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng phát triển mạnh mẽ ở xã Vĩnh Hùng cũng nh trên toàn huyện Vĩnh Lộc và tỉnh Thanh Hoá. Cùng với phong trào xây dựng làng, xóm lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý, nhân dân Bồng Thợng, Vĩnh Hùng đã thực hiện tốt nếp sống văn hoá và đang phấn đấu xây dựng mô hình điểm sáng văn hoá nh xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Minh... Đó là những mô hình phấn đấu phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội góp phần tạo nên sự vững mạnh về mọi mặt của các địa phơng và toàn huyện Vĩnh Lộc trên con đờng đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp