3.1.1 Phục hồi
Phục hồi là một phương thức sử dụng các tài nguyên dự phòng khả dụng để định tuyến lại lưu lượng sau khi xảy ra sự cố, theo tình trạng khi đó của mạng.
Ở chương II ta đã nói tới vấn đề bảo vệ. Điểm phân biệt giữa hai phương thức bảo vệ và phục hồi là: các kỹ thuật bảo vệ dựa trên các kịch bản để xác định tuyến /đoạn bảo vệ cho mỗi tuyến /đoạn hoạt động cần bảo vệ trước khi xảy ra sự cố, còn các kỹ thuật phục hồi sử dụng các thuật toán định tuyến để tìm một tuyến /đoạn dự phòng khả dụng thay thế tạm thời cho tuyến /đoạn hoạt động bị ảnh hưởng sau khi xảy ra sự cố. Do đó các kỹ thuật bảo vệ thường đáp ứng thời gian hồi phục nhanh hơn các kỹ thuật phục hồi động nhưng bù lại các kỹ thuật phục hồi cho phép sử dụng các tài nguyên dự phòng mềm dẻo hơn.
Như ta đã biết môi trường WDM được chia thanh 3 lớp; lớp kênh quang (OCh-Optical Channel), lớp đoạn ghép kênh quang (OMS- Optical Multiplex Section) và lớp đoạn truyền dẫn quang (OTS - Optical Transmisstion Section). Tương ứng với mỗi lớp ta có các cách phục hồi riêng biệt.
• Phương thức phục hồi kênh quang: phương thức này yêu cầu thay thế mỗi tuyến quang hoạt động bị ảnh hưởng bởi sự cố bằng một tuyến quang bảo vệ. Việc tìm tuyến bảo vệ có thể được thực thi băng điều khiển phân tán hoặc tập trung. Trường hợp áp dụng điều khiển tập trung, một nút điều khiển lưu giữ bản ghi trạng thái của mạng và tìm các tuyến bảo vệ rồi thông báo cho các nút mạng. Trường hợp áp dụng điều khiển phân tán, cả nút nguồng và đích sẽ rà soát động các bước sóng bảo vệ được yêu cầu để thiết lập lại tuyến đường bị đứt.
• Phương thức phục hồi đoạn ghép kênh quang: phương thức này yêu cầu tìm kiếm cục bộ một tuyến tạm thời khả dụng vòng qua đoạn bị sự cố.
Phương thức này được thực thi tại các nút đầu cuối đoạn bị sự cố, sử dụng một thuật toán phân bổ để tìm tuyến thay thế tạm thời.
Điểm phân biệt giữa phục hồi kênh quang và phục hồi đoạn ghép kênh quang là ở mức bảo vệ hay đơn vị bảo vệ. Trường hợp thứ nhất lấy đối tượng bảo vệ là tuyến quang nên bảo vệ kênh quang được gọi là bảo vệ tuyến, nó cho phép lựa chọn hồi phục các sự cố kết cuối đường dây quang (OLT). Trường hợp thứ hai lấy đối tượng bảo vệ ở mức tín hiệu tổng là tín hiệu ghép kênh của các kênh WDM truyền trên mỗi sợi quang nên bảo vệ đoạn ghép kênh còn được gọi là bảo vệ đoạn, nó sẽ hồi phục tất cả các tuyến quang hiện được mang trên đoạn sợi bị sự cố.
Các kỹ thuật phục hồi quang có thể được thực thi ở mức kênh quang áp dụng cho cấu hình lưới với các nút OXC. Hiện nay trên thị trường chưa cung cấp các thiết bị OXC có hiệu năng cao nhưng một số nhà sản xuất đang phát triển các thiết bị kết nối chéo quang - điện được thiết kế đặc biệt cho phục hồi phân tán nhanh.
Trong một hệ thống mạng viên thông có thể xảy ra các sự cố như; đứt đường truyền giữa hai nút mạng; sự cố tại nút mạng. Từ các sự cố này ta có ba phương pháp phục hồi mạng: phục hồi từ đầu cuối - tới - đầu cuối của tuyến hoạt động, phục hồi tại các nút kế cận với sự cố, và phục hồi tại nút trung gian.
3.1.1.1 Phục hồi đầu cuối - tới - đầu cuối
Hình 3.1 Mô tả phục hồi đầu cuối-tới-đầu cuối đối với sự cố đoạn liên kết
Đường kết nối giữa hai nút
Tuyến hoạt động trước khi xảy ra sự cố
Tuyến hoạt động sau khi xảy ra sự cố
Khi xảy ra sự cố thì phương pháp phục hồi này sẽ thực hiện định tuyến lại từ các nút đầu cuối của các kênh bị ảnh hưởng bởi sự cố. Phương pháp phục hồi này đảm bảo hiệu quả như nhau đối với cả sự cố nút và sự cố đoạn liên kết
3.1.1.2 Phục hồi tại nút kế cận sự cố
Khi xảy ra sự cố thì phương pháp phục hồi này sẽ thực hiện định tuyến lại cho các kênh đi trên đoạn nối giữa hai nút kế cận với sự cố đoạn, phương pháp phục hồi này không hồi phục được lưu lượng trong trường hợp sự cố nút
Hình 3.2 Mô tả phục hồi đầu cuối-tới-đầu cuối đối với sự cố nút
Đường kết nối giữa hai nút
Tuyến hoạt động trước khi xảy ra sự cố
Tuyến hoạt động sau khi xảy ra sự cố
Hình 3.3 Mô tả phục hồi tại nút kế cận
Đường kết nối giữa hai nút
Tuyến hoạt động trước khi xảy ra sự cố
Tuyến hoạt động sau khi xảy ra sự cố
3.1.1.3 Phục hồi tại nút trung gian
Khi xảy ra sự cố thì phương pháp phục hồi này sẽ thực hiện định tuyến lại các kênh bị ảnh hưởng bởi một sự cố giữ bất kỳ cặp nút trung gian nào. Phương pháp phục hồi này sử dụng dung lượng dự phòng rẩt hiệu quả vì nó cho phép định tuyến lại kết nối một cách tối ưu mà không có các ràng buộc như hai phương pháp trên, nhưng yêu cầu thuật toán phức tạp hơn.
Trong các phương pháp phục hồi trên thì phương pháp phục hồi tại các nút biên thường cho đáp ứng tuyến phục hồi dài hơn so với phương pháp phục hồi tại nút kế cận sự cố. Tuy vậy phương pháp thứ hai lại yêu cầu phải tập trung nhiều dung lượng dự phòng gần các vị trí dễ gặp sự cố dẫn đến tổng dung lượng dự phòng mà nó yêu cầu cao hơn trong khi phương pháp đầu có thể lập kế hoạch dung lượng dự phòng vừa đủ để hồi phục các sự cố đơn phù hợp với qui mô mạng.
Về khả năng khắc phục sự cố thì tất cả các phương pháp phục hồi đều áp dụng được cho một sự cố chặng. Riêng phương pháp phục hồi tại nút kế cận sự cố không có khả năng đối phó với sự cố nút.
Về thời gian hồi phục thì phương pháp phục hồi tại nút kế cận sự cố có thể sử dụng ở mức đoạn ghép kênh quang (OMS), liên tới it nút hơn và thường cho tuyến đương phục hồi ngắn hơn nên đáp ứng hồi phục nhanh hơn.
Tuyến quang trước khi xảy ra sự cố Tuyến quang sau khi xảy ra sự cố
Hình 3.4 Mô tả phục hồi tại nút trung gian đối với sự cố đoạn
Đường kết nối giữa hai nút
Tuyến hoạt động trước khi xảy ra sự cố
Tuyến hoạt động sau khi xảy ra sự cố
Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp phục hồi
Bảng 3.1 So sánh các phương pháp phục hồi
Phương pháp phục hồi Nút kế cận sự cố Nút biên
Dung lượng dự phòng yêu cầu Nhiều hơn Ít hơn
Khả năng khắc phục sự cố Tồi hơn Tốt hơn
Thời gian hồi phục Ngắn hơn Dài hơn
3.1.2 Cấp phát tài nguyên
Phân bổ lại tài nguyên là một vấn đề cần thiết trong xây dưng, vận hanh và khai thác mạng, đặc biệt là khi khôi phục sự cố. Đối với các mạng quang, đặc biệt là mạng quang WDM thì phân bổ lại tài nguyên là rất quan trọng. Nó gồm cấp phát sợi quang, bước sóng, thiết bị WDM và thiết bị đầu cuối. Từ kết quả xử lý sẽ ước tính sược số lượng bước sóng và các thành phần mạng cần bổ sung.
Hoạt động cấp phát một kết nối kênh quang cho các cáp và các sợi quang không có gì mới lạ đối với các nhà lập kế hoạch xây dựng mạng SDH trước đây, nhưng việc gán một bước sóng cho một kênh quang, định tuyến các bước sóng quang là một nhiện vụ mới khá phức tạp. Nếu mạng được hỗ trợ biến đổi bước sóng (sử dụng các bộ phát đáp hay bộ biến đổi bước sóng) thì vấn đề này được giải quyết đơn giản nhưng lại làm tăng chi phí xây dựng nút mạng. Do đó khi cấp phát tài nguyên cho các mạng WDM có hai khía cạnh cần phải xem xét
• Một là các hệ thống WDM thường được thiết kế với số lượng bước sóng xác định hưu hạn.
• Hai là vấn đề xung đột bước sóng có thể xảy ra nếu các kênh quang khác nhau hoạt động ở cùng bước sóng trên cùng một sợi.
Vì hai vấn đề này mà các nhà thiết kế phải tối thiểu hoá số lượng bước sóng sử dụng để không vượt quá dung lượng của hệ thống WDM và tránh được xung đột bước sóng.
Khi xem xét vấn đề cấp phát bước sóng cần biết rõ mạng có hỗ trợ biến đổi bước sóng hay không, từ đó có ba trường hợp cấp phát bước sóng:
• Cấp phát tuyến bước sóng ảo ( Virtual Wavelength Path - VWP): bước sóng được cấp phát có thể thay thế trên tuyến đường tơi nút đích. Trường hợp này tương tự như hoạt động cấp phát tài nguyên trong các mạng SDH
• Cấp phát tuyến bước sóng (Wavelength Path - WP): chỉ cấp phát một bước sóng duy nhất dọc theo tuyến đường từ nút nguồn tới nút đích. Trường hợp này dẫn đến nguy cơ xung đột bước sóng giữa hai tuyến chia sẻ cùng một sợi quang.
• Cấp phát tuyến bước sóng đường hầm (Tuneable Wavelength Path - TWP): cấp phát cố định hai bước sóng khác nhau cho các tuyến hoạt động và hồi phục. Phương pháp này là phương pháp trung gian của của hai phương pháp trước.
Khi xem xét về đặc điểm lưu lượng tải trên mạng (tải tĩnh hay tải động ) chúng ta có hai cách thức cấp phát tài nguyên tương ứng:
• Cấp phát tài nguyên với lưu lượng tải tĩnh: có thể được thực hiện một lần hoặc theo kế hoạch nhiều chu kỳ (lưu lượng tải dự báo khá chính xác ở các thời điểm). Trong cả hai trường hợp lưu lượng đều có khuynh hướng tăng lên và có thể áp dụng các công cụ tối ưu để dự báo sự tăng trưởng này.
• Cấp phát tài nguyên với lưu lượng tải động (trong trường hợp lưu lượng tải bất định): lưu lượng dự báo chỉ có thể thống kê, ví dụ cường độ lưu lượng tối đa được mong đợi hay mức độ tập trung lưu lượng trong một ring. Người thiết kế phải làm sao đáp ứng được mức độ mềm dẻo của mạng cao nhất với chi phí thấp nhất.
3.1.3 Các phương thức thực thi cấp phát tài nguyên
• Sử dụng các thuật toán tối ưu: cách này có thể rất chậm nhưng thích hợp với các mạng lớn, lưu lượng tĩnh và nói chung cần dự báo lưu lượng
chính xác. Chúng có thể được dùng để nghiên cứu so sánh các kiểu mạng khác nhau, phân tích mức độ nhạy cảm để đưa ra những kết quả có giá trị.
• Sử dụng các luật thiết lập kế hoạch đơn giản: cách này có thể thích ứng ngay cho thưc thi và vận hành các mạng thực tế (ví dụ khi cài đặt dung lượng mới cần định tuyến cho các nhu cầu mới).
3.1.4 Cấp phát tài nguyên trong các kỹ thuật bảo vệ mạng
Trong mạng thông tin quang WDM vấn đề cấp phát tài nguyên cho mục đích bảo vệ lưu lượng và hồi phục mạng sau khi xảy ra sự cố rất quang trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc lập dự án xây dựng mạng quang, dự tính chi phí và xác định cấu hình mạng khả thi.
Hiện tại có ba trường hợp cấp phát tài nguyên sau. Chúng được phân biệt dựa trên số lượng bước sóng yêu cầu bổ sung cho mục đích bảo vệ.
3.1.4.1 Bảo vệ trên chính bước sóng của thực thể được bảo vệ (khi chỉ có cácnút WR) nút WR)
• Phân tập sợi quang: bằng cách tăng gấp đôi tài nguyên cần thiết để truyền tải lưu lượng mạng. Cách bảo vệ 1+1 này đảm bảo hồi phục 100% các sự cố tuyến nhưng không đảm bảo hồi phục các sự cố nút.
• Phân tập đường định tuyến: đối với mỗi đường định tuyến sẽ dành một đường định tuyến khác cho mục đích bảo vệ, để tối ưu hoá về mặt tài nguyên mạng thì việc xác định hai đường khác nhau với cùng bước sóng cho mỗi cặp nút phải được thưc hiện trong pha cấp phát tài nguyên bảo vệ. Cách này có thể bảo vệ mạng chống lại các sự cố trên đoạn, tuyến và tại các nút trung gian.
• Bảo vệ dựa trên ring: xác định các vòng ring tự bảo vệ trên mạng cấu hình lưới. Cách này cho phép sử dụng các kỹ thuật bảo vệ chia sẻ giống như bảo vệ ring SDH. Lập kế hoạch để các ring đi qua các nút trong mạng với các yếu tố ràng buộc (như độ trễ, số lượng các nút, và chiều dài tuyến...)
3.1.4.2 Bảo vệ trên các bước sóng khác nhau (trường hợp có sẵn các nútWC) WC)
Với cách này cho phép dùng các kỹ thuật bảo vệ riêng hay chia sẻ, và tối ưu hoá toàn bộ tài nguyên mạng theo cách: ban đầu dùng các WL chưa bị chiếm dụng sau đó thực hiện phân tập sợi quang. Điều này được thực hiện trong pha lập kế hoạch cấp phát tài nguyên mạng. Nếu muốn cung cấp bảo vệ trên cả sợi quang khi bị đứt thì kênh bảo vệ không nên ở trên cùng một sợi quang với kênh được bảo vệ.
3.1.4.3 Bảo vệ trên các tuyến đa bước sóng (trường hợp các nút WR khảdụng) dụng)
Hình thức này dùng để tối ưu hoá tàon bộ tài nguyên mạng khi không có sự hạn chế về WL trên tuyến. Ban đầu sử dụng các bước sóng chưa bị chiếm dụng sau đó mới áp dụng phân tập sợi quang. Công việc này có thể thực hiện trong pha lập kế hoạch cấp phát tài nguyên mạng. Tương tự trương hợp trên để tránh ảnh hưởng khi bị đứt cáp kênh bảo vệ không nên chia sẻ cùng một sợi quang với kênh được bảo vệ.
3.2 Phân bổ lưu lượng trong quá trình hồi phục mạng
Đầu tiên chúng ta nghiên cứu về vấn đề cấp phát tài nguyên với lưu lượng tải tĩnh trong các cấu hình ring, lưới, sau đó là vấn đề cấp phát tài nguyên với lưu lượng tải động trong cấu hình ring. Trong các trường hợp nghiên cứu, lưu lượng giả thiết là các khối. Một khối là một yêu cầu truyền tải thông tin giữa hai nút mạng quang trên một bước sóng. Khối quang có thể được định tuyến từ đầu cuối - tới - đầu cuối trên một bước sóng suốt tuyến đường đi hoặc trên các bước sóng khác nhau nếu sử dụng bước sóng.
3.2.1 Định tuyến lưu lượng và cấp phát tài nguyên cho các mạng quangWDM với lưu lượng tĩnh WDM với lưu lượng tĩnh
Phần này trình bày về cấp phát tài nguyên bước sóng cho các mạng WDM cấu hình ring có lưu lượng tĩnh thưo ba nhóm sau: nhóm ring WDM bảo vệ riêng, nhóm ring WDM bảo vệ chia sẻ và nhóm ring WDM không bảo vệ.
Các ring WDM bảo vệ riêng đơn hướng hoặc hai hướng có các kênh quang hoạt động được bảo vệ đối phó với sự cố đứt cáp bởi các kênh bảo vệ dành riêng truyền ở hướng đối diện của ring. Do các kênh hoạt động và bảo vệ có thể cùng chia sẻ một bước sóng ở các hướng truyền dẫn khác nhau trên ring nên vấn đề cấp phát tài nguyên rất đơn giản, ta có thể cấp phát một bước sóng cho mỗi nhu cầu khối. Ví dụ trường hợp một ring WDM với N nút có đủ N*(N-1)/2 khối thì số lượng bước sóng yêu cầu trên ring WDM hai sợi bảo vệ riêng là N*(N-1)/2. Tương tự với ring WDM đơn hướng không bảo vệ, cả hai hướng truyền dẫn cho mỗi khối sử dụng một bước sóng trên tất cả các tuyến vòng quanh ring.
Các ring WDM bảo vệ chia sẻ (thường là ring hai hướng, đôi khi cũng áp dụng định tuyến đơn hướng cho một số khối): khi cáp đứt tại một cung nó vân có đủ dung lượng dự phòng trên phần cùng bù để hồi phục cho nhưng khối quang bị đứt kết nối (ví dụ OMS - SPRing).
Các ring WDM hai hướng không bảo vệ: nhiệm vụ bảo vệ có thể được chuyển lên các tầng khách sử dụng dung lượng trên chính ring đó hoặc trên các phần khác của mạng nhưng không cần dành riêng bất kỳ bước sóng nào cho mục đích bảo vệ.
Các ring này cho phép tái sử dụng bước sóng để truyền các khối quang khác nhau nên về lý thuyến chúng yêu cầu ít bước sóng hơn. Nhưng bù lại các khối quang phải được định tuyến chính xác và được cấp phát các bước sóng