Định hƣớng phát triển du lịch tại làng văn hóa – lịch sử dân tộc Chơro khu BTTN-VH Đồng Na

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tại làng văn hóa lịch sử dân tộc chơ ro – khu BTTN VH đồng nai (Trang 42 - 43)

SỬ DÂN TỘC CHƠ RO KHU BTTN-VH ĐỒNG NA

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tại làng văn hóa – lịch sử dân tộc Chơro khu BTTN-VH Đồng Na

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tại làng văn hóa – lịch sử dân tộc Chơ ro - khu BTTN-VH Đồng Nai - khu BTTN-VH Đồng Nai

Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa cộng đồng là một loại hình du lịch dựa vào các nền văn hoá bản địa, nơi đó gắn với một vùng văn hóa, vùng tự nhiên, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho cả công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đời sống kinh tế - văn hoá của người dân địa phương. Song để kinh doanh loại hình du lịch này lại là vấn đề không hoàn toàn đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cưc.

Làng dân tộc Chơ ro tại Khu BTTN-VH Đồng Nai có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch . Song trong nhiều năm qua nó vẫn chưa có điều kiện phát triển, chưa được đầu tư - nghiên cứu đúng mức. Vì vậy hoạt động du lịch ở đây còn chưa phát triển và chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết.

Các nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch làng văn hóa lịch sử nơi đây sẽ là tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch và tổ chức quản lý du lịch của của Khu BTTN-VH Đồng Nai nói chung và làng dân tộc Chơ ro nói riêng về sau. Các định hướng xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa lịch sử mà tác giả đưa ra sau đây, được dựa trên cơ sở lý luận về làng du lịch, những kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này trên thế giới và Việt Nam, và quan trọng nhất là dựa trên tiềm năng du lịch và các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch ở nơi đây.

Cũng như đối với các hoạt động du lịch tại những làng văn hóa khác, việc xây dựng và phát triển mô hình làng du lịch nơi đây cần chú ý đến sự cân bằng giữa 3 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo hiệu quả kinh tế du lịch, mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, và mục tiêu phát triển cộng đồng.

Sự phát triển du lịch bền vững được thiết lập trên cơ sở đảm bảo tốt mối quan hệ của hiệu quả kinh tế du lịch, hiệu quả phát triển xã hội và hiệu quả môi trường. Nếu thiếu đi một mắt xích thì chắc chắn du lịch không thể đạt được sự phát triển bền vững. Vì thế, khi quy hoạch và tiến hành tổ chức các hoạt động du lịch cần giải quyết cân bằng 3 mục tiêu trên.

3.2. Một số giải pháp bƣớc đầu trong việc phát triển hoạt động du lịch tại làng văn hóa- lịch sử dân tộc Chơ ro - khu BTTN-VH Đồng Nai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tại làng văn hóa lịch sử dân tộc chơ ro – khu BTTN VH đồng nai (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)