SỬ DÂN TỘC CHƠ RO KHU BTTN-VH ĐỒNG NA
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
Kinh nghiệm thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, trên cơ sở hành lang pháp lý của nhà nước cho phát triển du lịch tại các làng văn hóa, Ban quản lý Khu BTTN-VH Đồng Nai, UBND huyện Vĩnh Cửu, xã Phủ Lý cần có cơ chế chính sách chỉ đạo đồng bộ để khuyến khích khai thác tiềm năng du lịch tại làng Chơ ro một cách hợp lý. Các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành liên quan ở trên địa bàn cần thực hiện cơ chế, chính sách một cách có trách nhiệm để thúc đẩy phát triển du lịch nơi đây.
- Chỉ đạo các phòng tài chính, Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…phối hợp để hỗ trợ ban đầu cho phát triển mô hình làng du lịch văn hóa lịch sử nơi đây trong các vấn đề nghiên cứu, quy hoạch đầu tư.
- Chính sách định hướng cho phép chính quyền nơi đây mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức, công ty du lịch, các cá nhân trong các lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch, tổ chức quản lý, đầu tư. Nhất là các nhà khoa học vào nghiên cứu xây dựng.
- Chính sách định hướng giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế du lịch với bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng.
- Chỉ đạo cho các sở, ban, ngành liên quan ở địa phương thực hiện chính sách lồng ghép phát triển du lịch trong các chương trình phát triển cộng đồng như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, chương trình phát triển nông - lâm nghiệp, kế hoạch hoá gia đình, phát triển y tế, giáo dục…Tất cả các chương trình này đều nhằm mục đích là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng địa phương và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Xây dựng chính sách thưởng phạt và quản lý đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch nơi đây.