Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến tình hình sâu bệnh hại dưa hấu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân kali đến cây dưa hấu thuỷ lôi trên cát pha ở xã vân diên nam đàn nghệ an (Trang 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến tình hình sâu bệnh hại dưa hấu

- Bón Kali đầy đủ giúp cây trồng phát triển cân đối, các mô rắn chắc, mặt

khác còn hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm nên kali giúp cây trồng chống chịu tốt hơn với các điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại gây ra.

Đồ thị 3.2. Động thái tăng trưởng chiều dài quả.

3.3.1 Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến sâu hại dưa hấu

Dưa hấu là cây trồng ngắn ngày nhưng nó rất tốn công chăm sóc của con người, nó là đối tượng ngon lành của nhiều loại sâu hại khác nhau. Và mỗi thời kỳ sinh trưởng lại có những loài gây hại đặc trưng.

Có những loại sâu hại cực kỳ nguy hiểm như bọ trĩ hại dưa, ruồi đục quả nhưng rất khó theo dõi. Chỉ có thể miêu tả qua trực quan chứ không thể thu số liệu do phương thức di chuyển của chúng rất linh hoạt. Sau đây là một số loài gây hại mà đề tài thu thập được.

3.3.1.1. Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến tình hình gây hại của sâu vẽ bùa

- Sâu xuất hiện từ khi cây bắt đầu có lá thật (sau khi trồng 10 ngày).

- Sâu non có màu vàng tơ, chúng ẩn mình dưới lớp màng mỏng cutin của lá (cả lá thật và lá mầm) và ăn phần biểu bì xanh bên trong tạo nên các đường ngoằn nghoèo.

- Lá bị hại nặng sẽ có màu trắng nhạt, các đường sâu ăn bị khô dần, sau một thời gian thì lá thủng, rách và giảm chức năng quang hợp.

Tiến hành theo dõi thời kỳ cây con cho kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân Kali đến tình hình gây hại của sâu vẽ bùa

(đơn vị đo: tỷ lệ %cây bị hại)

Công thức Thời gian sau trồng

12 ngày 14 ngày 16 ngày

I 26,67 53,33 60,00

II 30,00 56,67 63,33

IV 23,33 46,67 53,33

V 23,33 43,33 50,00

- Để thấy rõ diễn biến và mức độ gây hại của sâu vẽ bùa,chúng ta hãy quan sát qua đồ thị 3.3 dưới đây:

Đồ thị 3.3. Mức độ gây hại của sâu vẽ bùa.

Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ gây hại của sâu vẽ bùa trên cây dưa hấu khác nhau ở các mức bón phân kali, tại thờ điểm theo dõi 16 ngày sau trồng, tỷ lệ bị hại cao nhất ở công thức II với tỷ lệ 60% cây bị hại, thấp nhất là công thức V với tỷ lệ bị hại 50%. Ở công thức I và II tỷ lệ cây bị hại tăng nhanh nhất, sau 4 ngày tăng 33,33% , công thức V tỷ lệ cây bị hại tăng thấp nhất (tăng 26,67% sau 4 ngày).

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mức bón phân Kali đến tình hình gây hại của sâu xanh

Trên mỗi cây bị hại thường chỉ có duy nhất một con sâu non, sâu ẩn trong chồi ngọn ăn các bộ phận non của cây như lá non, đỉnh sinh trưởng,… Nếu đỉnh

sinh trưởng bị sâu ăn thì thân chính của cây sẽ bị chùn lại và dinh dưỡng được dồn về để nuôi các nhánh con.

- Sâu thường xuất hiện sau khi cây có trên ba lá thật.

- Với số lượng sâu trên mỗi cây ít nên cùng với việc theo dõi có thể bắt thủ công vào sáng sớm.

- Do tính chất gây hại của loại sâu này nguy hiểm đến sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của dưa hấu nên phải theo dõi từng ngày để phát hiện và tiêu diệt kịp thời. Khi sâu xuất hiện quá khả năng bắt thủ công thì phải phun trừ trước khi xảy ra dịch.

Tiến hành theo dõi ba ngày 18, 19 và 20 ngày sau trồng, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân kali đến tình hình phát triển và gây hại của sâu xanh

(đơn vị đo: số sâu/số cây theo dõi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức Thời gian sau trồng

18 ngày 19 ngày 20 ngày

I 20,00 26.67 40,00

II 20,00 30,00 40,00

III 13,33 23,33 33,33

IV 16,67 23,33 30,00

V 13,33 20,00 26,67

- Qua bảng 3.9 cho thấy ở các mức bón phân kali khác nhau tỷ lệ sâu xanh xuất hiện là khác nhau. Cao nhất là công thức I và công thức II đều có 40% cây bị hại tại thời điểm sau trồng 20 ngày. Công thức V bị hại thấp nhất với tỷ lệ 26,67% cây bị hại.

3.3.2. Ảnh hưởng của việc bón phân Kali đến tình hình bệnh hại dưa hấu

Dưa hấu thường bị gây hại bởi các bệnh như nứt thân, thối rễ, thán thư quả, đốm lá, sương mai. Nhưng trong đề tài, xuất hiện chủ yếu nhất là bệnh gỉ sắt, vào giai đoạn nuôi quả. Bệnh tập trung chủ yếu ở các lá gần gốc, vết bệnh có màu nâu đỏ, xung quanh viền vàng. Các lá bị bệnh nặng khi bước vào giai đoạn sắp thu hoạch sẽ càng chóng khô.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón kali đến tình hình phát triển bệnh gỉ sắt

(đơn vị đo: % số cây bị bệnh).

Công thức Thời gian theo dõi sau trồng

41 ngày 43 ngày 45 ngày

I 13,33 30,00 63,33

II 13,33 23,33 53,33

III 6,67 16,67 40,33

IV 6,67 13,33 30,00

V 3,33 10,00 26,67

- Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ bệnh cao nhất ở công thức I bón ít kali nhất và tốc độ phát triển bệnh cao nhất, ở ngày 41 tỷ lệ bệnh là 13,33% sau 4 ngày tỷ lệ bệnh tăng lên 63,33% tức là tăng 50% số cây bị bệnh. Bệnh giảm dần khi tăng dần mức bón phân kali, thấp nhất là công thức V (bón 240 kg KCl) tỷ lệ cây bị bệnh ở thời điểm 45 ngày là 26,67%. Công thức đối chứng III (bón theo khuyến cáo) tỷ lệ cây bị bệnh ở ngày 45 là 40,33%.

- Ở công thức bón I và II thì số vết bệnh trên lá và số lá trên cây bị bệnh cũng cao hơn so với các công thức bón khác.

- Qua bảng 3.10 và đồ thị 3.4 còn thấy tốc độ phát triển của bệnh về sau càng tăng dần, tăng nhanh nhất là công thức I từ ngày 41 đến ngày 43 tỷ lệ bệnh tăng từ 13,33% lên 30%, cùng thời gian 2 ngày nhưng từ ngày 43 đến ngày 45 tỷ lệ cây bị bệnh tăng từ 30% lên 63,33% tăng 33,33%. Tỷ lệ bệnh tăng ở hai công thức IV, V nhỏ nhất và bằng nhau, từ ngày 43 đến ngày 45 đều tăng 16,67%.

Như ta đã biết, kali là nguyên tố đa lượng quan trọng hàng đầu của cây trồng, nó quyết định đến đến tính đề kháng của cây. Khi lượng kali bón vào thiếu so với yêu cầu của cây thì trong cây, kali được huy động từ các bộ phần già đến các bộ phận non hoạt động mạnh. Chính vì vậy mà ở công thức bón ít kali như công thức I, và II triệu chứng thiếu kali của cây bắt đầu thể hiện khi bước vào giai đoạn nuôi quả. mặt khác tính đề kháng trong cây cũng giảm dần nên mức độ nhiễm bệnh về sau càng rõ hơn.

Tình hình diễn biến của bệnh gỉ sắt đối với cây dưa hấu được thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 3.4. Mức độ tiến triển của bệnh gỉ sắt

3.4. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất dưa hấu.

Năng suất là kết quả tổng hợp của mọi hoạt động trao đổi chất diễn ra dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh và trình độ kỹ thuật chăm bón.

Khác với các cây trồng khác việc tính năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng thực thu ở cây dưa hấu đơn giản hơn nhiều. Bởi dưa hấu là cây hàng rộng gieo với mật độ tương đương 10 000 cây/ha và mỗi cây chỉ để một quả nên:

- Năng suất cá thể đó là khối lượng của một quả, được đo bằng khối lượng bình quân của 30 quả trên 30 cây theo dõi ở mỗi công thức.

- Năng suất lý thuyết = năng suất cá thể x 10 000 (kg/ha), hay = năng suất cá thể x 10 (đơn vị: tấn/ha). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được ở các công thức và được quy thành hecta.

Tiến hành cân khối lượng sản phẩm lúc thu hoạch ở các công thức, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón kali clorua đến năng suất dưa hấu Công thức Năng suất cá thể (kg/cây) Năng suất ô thí nghiệm (kg/ô) Năng suất thực thu (tấn/ha) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) I 1,93c 46,60c 18,64c 19,30c II 2,08c 50,80c 20,32c 20,80c III 2,35b 57,70b 23,08b 23,50b

IV 2,70a 67,17a 26,87a 27,00a

V 2,73a 67,43a 26,97a 27,30a

LSD0,05 0,20 5,48 2,19 2,04

3.4.1. Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến năng suất cá thể

Qua bảng điều tra cho thấy, năng suất cá thể tăng dần theo mức bón phân kali, nhưng mức tăng không đồng đều theo mức bón. Khi tăng mức bón từ 80 kg lên 120 kg thì sự sai khác không thể hiện rõ và sự sai khác giữa công thức I và II không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở mức bón theo khuyến cáo (công thức III), cho khối lượng quả là 2,35 kg. Công thức V bón 240 kg năng suất cá thể đạt cao nhất với 2,73 kg. Giữa hai công thức I, II với hai công thức bón IV, V thì sự sai khác về năng suất lý thuyết đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.4.2 Ảnh hưởng của phân bón kali đến năng suất lý thuyết

Với điều kiện sản xuất thực tế, ở các mức bón kali khác nhau thì năng suất lý thuyết biến động từ 19,30 – 27,30 tấn/ha. Công thức V bón 240 kg kali cho năng suất lý thuyết cao nhất với 27,30 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng bón 160 kg kali 3,80 tấn/ha (tăng 16,17% năng suất so với mức bón theo khuyến cáo). Năng suất của giống có thể đạt theo các tài liệu nghiên cứu dao động từ 32 – 39 tấn/ha, để có được năng suất đó thì phải tối ưu các điều kiện trồng như thời tiết thuận lợi,

tưới nước đầy đủ,... Sự sai khác về năng suất lý thuyết ở 2 công thức I, II với 2 công thức IV và V đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đồ thị 3.5. Mối tương quan giữa mức bón kali và NSLT.

- Hệ số tương quan R = 0,977 nên cho thấy giữa mức bón kali với năng suất

lý thuyết có mối tương quan rất chặt.

3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón kali đến năng suất thực thu

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích. Năng suất thực thu quả ở các công thức tăng dần theo mức bón kali, và đạt cao nhất ở công thức V với 26,97 kg/ha cao hơn công thức đối chứng III 23,08 tấn/ha.

Năng suất thu của dưa hấu ở các công thức gần bằng năng suất lý thuyết do giữa các cá thể trong công thức thí nghiệm có độ đồng đều cao, mặt khác có nhiều cây cho 2 quả.

3.5. Ảnh hưởng của phân Kali đến chất lượng dưa hấu 3.5.1. Độ dày cùi vỏ.

Dưa hấu sau khi thu hoạch xong cần có khoảng thời gian cần thiết để nó chín tiếp (quá trình chín sinh lý và quá trình chín sau thu hoạch), quá trình chín tiếp này giúp dưỡng chất trong quả được hình thành đầy đủ hơn.

Độ dày cùi vỏ cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dưa, và quyết định đến sức mua của thị trường.

Quả dưa trong quá trình thu hoạch nếu không bị xay xát mạnh thì có thể bảo quản và sử dụng tốt sau 3 tuần.

Theo các nghiên cứu hiện đại thì khi quả dưa hấu được bảo quản ở nhiệt độ thường, và khô ráo thì sau 4 đến 7 ngày trong quả sẽ hội tụ đầy đủ các chất cần thiết nhất như độ ngọt, vitamin và khoáng chất.

Đánh giá quá trình chín tiếp sau thu hoạch của dưa hấu bằng cách kiểm tra sự giảm dần của độ dày cùi vỏ như sau:

+ Mỗi công thức lấy 3 quả đại diện ở 3 lần nhắc lại, kiểm tra mức độ chín vào 3 thời điểm: ngay sau thu hoạch, sau thu hoạch 2 ngày và sau thu hoạch 4 ngày.

+ Cắt ở giữa quả và đo độ dày cùi vỏ, mỗi thời điểm kiểm tra tiến hành cắt và đo 3 quả/công thức, tương ứng với 3 lần nhắc lại, đo và lấy giá trị trung bình cộng, kết quả thu được bảng 3.12.

- Qua bảng 3.12 cho thấy độ dày cùi vỏ giảm dần theo thời gian bảo quản. - Trong các mức bón khác nhau thì công thức I bón kali thấp nhất có độ dày cùi vỏ lớn nhất với 8,33 mm sau 4 ngày bảo quản. Công thức bón IV và V có độ dày cùi vỏ nhỏ nhất với 7,33 mm.

- Khi tăng dần mức bón phân kali thì chất lượng dưa cũng tăng lên. Ở hai công thức IV và V trung bình hai lần đo lúc thu hoạch và sau thu hoạch 4 ngày có độ dày cùi vỏ bằng nhau.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân kali đến quá trình chín tiếp sau thu hoạch của dưa hấu

Công thức Độ dày cùi vỏ (đơn vị đo: mm)

Lúc thu hoạch Sau 2 ngày Sau 4 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I 11,67a 9,33a 8,33a

III 9,67b 8,33ab 7.67ab

IV 8,67c 8,00b 7.33b

V 8,67c 7,67b 7,33b

LSD0,05 0,88 1,07 0,99

.

3.5.2. Ảnh hưởng của phân kali đến quá trình tổn thất sau thu hoạch

- Do kali đóng vai trò trong việc điều khiển đóng mở các khí khổng và cân bằng lượng nước trong tế bào thực vật.

- Mặt khác kali có thể hoạt hoá các men có trong cơ thể thực vật làm cho các chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

- Kali giúp việc vận chuyển đường được hình thành qua quá trình quang hợp ở lá về quả được bình thường và liên tục chính vì vậy lượng kali bón cung cấp cho cây có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng đường và thành phần chất khô trong quả.

- Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật,… Chính các lý do trên mà việc bón kali sẽ ảnh hưởng đến mức độ giảm trọng lượng quả trong thời gian bảo quản.

Tiến hành cân mỗi công thức 10 kg quả sau thu hoạch, cứ sau 2 ngày thì cân lại một lần để kiểm tra sự sụt giảm về trọng lượng quả trong quá trình bảo quản. Kết quả thu được bảng sau:

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân kali đến mức độ giảm trọng lượng quả trong quá trình bảo quản.

Công thức

Khối lượng quả theo thời gian bảo quản (đơn vị đo: kg)

Lúc TH 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

I 10,00 9,94 9,82 9,68 9,58 9,50 II 10.00 9,96 9,84 9,70 9,61 9,54 III 10,00 9.97 9,86 9,72 9,64 9,60 IV 10,00 9,98 9,88 9,76 9,68 9,65 V 10,00 9.98 9,89 9,79 9,70 9,66

- Qua bảng 3.13 cho thấy khối lượng quả đều bị giảm theo thời gian bảo quản, nhưng mức độ giảm ở các công thức là khác nhau. Công thức I giảm mạnh

nhất, sau 10 ngày bảo quản giảm 5% khối lượng. Công thức V có mức độ giảm ít nhất tương đương 3,4% khối lượng, công thức IV là 3,5%.

- Như vậy cho thấy việc bón phân kali không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của dưa hấu mà còn ảnh hưởng đến quá trình tổn thất sau thu hoạch của sản phẩm.

3.5.3. Ảnh hưởng của phân bón Kali đến hàm lượng các chất trong quả

Thành phần các chất trong sảm phẩm là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nông sản, đối với dưa hấu thì độ ngọt trong quả và màu sắc là yếu tố quyết định đến sức hấp dẫn và bình chọn của người tiêu dùng.

Dùng các phương pháp sau để xác định chỉ tiêu trên:

- Dùng máy đo độ Brix, nhỏ một giọt nước dưa lấy trong ruột quả lên kính và quan sát vạch chỉ số. Mỗi công thức đo 3 lần và lấy trung bình cộng.

- Dùng máy sấy sấy khô đến trọng lượng không đổi, cân để xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước.

Qua thực nghiệm cho các kết quả sau:

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân Kali đến hàm lượng các chất trong ruột quả Công thức Độ Brix %Chất khô

(đơn vị : %) %H2O (đơn vị :%) Hàm lượng Vitamin C (đơn vị: mg/l) I 10,27b 17,58b 82,42a 182.45a II 10,80b 17,62b 82,38a 187.15a

III 11,47ab 17,96ab 82,04ab 188.94a

IV 11,63a 18,14ab 81,86ab 188.32a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V 11,73a 18,32a 81,68b 189.80a

LSD0,05 0,64 0,65 0,65 9,82

- Qua bảng 3.14 cho thấy hàm lượng đường trong dưa (phần thịt quả ) khá cao và tăng dần theo mức bón phân Kali, công thứ I có độ Brix đo được thấp nhất là 10,27 công thức V có độ Brix cao nhất là 11,73.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân kali đến cây dưa hấu thuỷ lôi trên cát pha ở xã vân diên nam đàn nghệ an (Trang 33)