4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.4. Ảnh hưởng của việc bón phân kali đến hiệu quả kinh tế
Việc sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc giải quyết nhu cầu hàng ngày, mà nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như tính bền vững cho môi trường, chất lượng sản phẩm, và cái mà người sản xuất quan tâm nhất hiện nay khi đưa một cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật vào đó là hiệu quả kinh tế mang lại như thế nào, đó là lãi ròng. Hiệu quả kinh tế được tính theo công thức:
Lãi ròng = Tổng thu – Chi phí đầu vào
Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thống kê được các khoản chi phí đầu ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Chi phí đầu vào cho 1 ha (đơn vị: VNĐ)
Khoản chi Số lượng Giá Thành tiền
Giống 20 gói 100 000/kg 2 000 000 Phân chuồng 10 tấn 250 000/tấn 2 500 000 Vôi bột 500 kg 1 600/kg 800 000 Supê Lân 500 kg 3 000/kg 1 500 000 Urê 250 kg 8 800/kg 2 200 000 Nilon phủ 40 kg 25 000/kg 1 000 000
Nông dược Dùng cho 1ha 1000 000 1 000 000
Công làm đất 1ha 2000 000 2 000 000
Tiền thuê lao động 600 công 50 000/công 30 000 000
Tổng chi phí
(chưa tính kali) 10 khoản 45 000 000
- Giá kaliclorua thời điểm thực hành thí nghiệm: 10.000 đ/kg. Các công thức
bón kali khác nhau thì chi phí đầu vào khác nhau, các công thức chênh lệch nhau đầu vào là 400.000 đồng.
- Giá bình quân dưa hấu tại thời điểm thu hoạch là 5000 đồng/kg.
- Qua bảng 3.15 cho thấy: khoản chi phí đầu vào lớn nhất là lao động, bởi trồng đưa hấu rất tốn công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, bắt sâu, hướng thân, bấm nhánh, thụ phấn nhân tạo, trở quả, …) vì vậy trồng dưa hấu sẽ góp phần giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn.
Căn cứ vào sản lượng thu hoạch trên thực tế, năng suất thực thu và giá cả thị trường tại thời điểm thu hoạch, chúng tôi tính toán được hiệu quả kinh tế ở các mức bón phân kali như sau:
Bảng 3.16. Đánh giá hiệu quả kinh tế ở các mức bón kali cho 1 ha trồng dưa hấu (đơn vị: VNĐ)
Công thức Tổng thu Chi phí đầu vào Lãi ròng
I 96.500.000 45.800.000 50.700.000
II 104.000.000 46.200.000 57.800.000
III 117.500.000 46.600.000 70.900.000
IV 135.000.000 47.000.000 88.100.000
V 136.500.000 47.400.000 89.100.000
- Qua bảng 3.16 cho thấy: công thức bón 80 kg có hiệu quả kinh tế thấp nhất, cao nhất là công thức bón bón 240 kg, với lãi thu được là 89 100 000 đồng/ha, cao hơn công thức đối chứng bón theo khuyến cáo là 18 200 000 đồng. Giữa 2 mức bón 200 và 240 kg độ chênh lệch về lãi là không đáng kể.
- Nếu trong thực tế sản xuất, giá thành kali cao mà giá dưa hấu thấp thì việc bón kali ở mức từ 200 đến 240 sẽ không có sự sai khác về hiệu quả, nhưng xét về mặt dinh dưỡng trong đất (đối chiếu với bảng 1.1) thì bón mức 240 kg sẽ có lợi cho đất trồng về lâu dài hơn. Bởi nếu năng suất dưa đạt 30 tấn/ha thì nó sẽ lấy đi 200 kg kali nguyên chất từ đất sau mỗi vụ trồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ