Bút pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá dân gian việt nam đối với thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 41 - 42)

Bút pháp là cách viết văn, cách hành văn. Bút pháp nghệ thuật là cách dùng chữ, cách bố cục, cách sử dụng các phơng tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh trong tác phẩm.

Thơ Hồ Xuân Hơng là cảm xúc, là tiếng nói tình cảm của nhà thơ trớc hiện thực khách quan và cuộc sống con ngời. Cho nên bút pháp trữ tình là bút pháp nghệ thuật chủ yếu chi phối toàn bộ 41 bài thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. Hồ Xuân H- ơng còn áp dụng bút pháp trữ tình kết hợp với bút pháp tự sự, bên cạnh bút pháp “tả cảnh ngụ tình” biểu hiện qua môt số bài thơ nh :Chùa Quán Sứ, Dệt cửi, Sự dở dang, Nợ chồng con, Thiếu nữ ngủ ngày.

Viết về con ngời cụ thể, ở một số bài thơ, Hồ Xuân Hơng còn áp dụng bút pháp trữ tình- trào phúng để châm biếm, đả kích (Trách Chiêu hổ I,II,III, Mắng học trò I,II, Vịnh s, S bị ong châm, Kiếp tu hành...)

(1).Nguyễn Xuân Kính(Chủ biên),Kho tàng ca dao ngời Việt(tâp3),NxbVăn hoá,H.1995,Tr 1207

Hồ Xuân Hơng đã sử dụng bút pháp trữ tình kết hợp với nghệ thuật trào lộng rất thành công trong bài ” Khóc tổng cóc”, đặc biệt “bút pháp đồng hiện” tỏ ra hiệu quả, gây sức ám ảnh đối với ngời đọc trong các bài thơ vịnh vật,vịnh cảnh: (Quán Khánh, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống, Bánh trôi nớc, Con ốc nhồi, Vịnh quạt, Trống thủng, Giếng nớc, Dệt cửi, Tát nớc). “Xuân Hơng đã khéo kết hợp việc miêu tả cái thực với cái ảo, cái cụ thể với cái trừu tợng, cái công khai với cái ẩn kín, “ cái mình thấy” với “cái mình cảm” theo “bút pháp đồng hiện”, làm cho mỗi hình tợng thơ xuất hiện với nhiều ý nghĩa và mỗi tác phẩm thơ có nhiều tầng nghĩa khác nhau theo kiểu “ý tại ngôn ngoại” [23,120]. Những cái ảo, cái trừu tợng, cái ẩn dấu, cái cảm thấy trong thơ Xuân Hơng “là hình tợng nghệ thuật mà nhà thơ hớng tới và thể hiện” [23,120]. Đó là vẻ đẹp ở những bộ phận kín trên thân thể ngời phụ nữ; là vẻ đẹp hoạt động tính giao vừa có ý nghĩa liên kết, vừa có ý nghĩa sáng tạo trong cuộc sống con ngời và “trong thế giới hoàn vũ” [23,121].

Sự vận dụng bút pháp nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hơng, nhất là bút pháp trữ tình ít nhiều chịu ảnh hởng các bút pháp nghệ thuật trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá dân gian việt nam đối với thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w