Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở giai đoạn zoea và giai đoạn mysis luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)

Nhìn vào Hình 3.4 ta thấy, khi ương nuôi ấu trùng tôm thẻ ở mật độ 2 với độ mặn 1 lúc đầu chưa cho tỷ lệ sống cao nhất so với 2 độ mặn còn lại, nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì cho tỷ lệ sống càng cao, còn ở độ mặn 2 thì lúc đầu cho tỷ lệ sống cao nhất so với hai độ mặn còn lại nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì tỷ lệ giảm dần và không cao nhất.

3.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

MĐ3 ĐM THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)

Z1-Z2 Z2-Z3 Z3-M1 M1-M2 M2-M3

1 29 ± 1a 26,67 ± 1,53a 26,67 ± 1,52a 22,67 ± 0,58a 22,67 ± 1,53a

2 25 ± 1b 25,33 ± 1,15b 24,01 ± 1,12b 22,25 ± 1,17b 21,94 ± 1,68b

3 34 ± 1c 28,67 ± 1,52c 32,33 ± 5,86c 28,08 ± 1,01ab 29,37 ± 1,51c

(Các chữ cái khác nhau a, b, ab, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01. Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )

Qua Bảng 3.6 ta thấy, khi ương nuôi mật độ 3 với các độ mặn thì thời gian biến thái xảy ra dài hơn so với 2 mật độ ở trên, và đạt thời gian biến thái thấp nhất (bằng 21,94 giờ) ở độ mặn 2 giai đoạn M2-M3, và cao nhất (bằng 34 giờ) ở độ mặn 3 ở giai đoạn Z1-Z2. Khi ương nuôi với mật độ này thì thời gian biến thái ở các giai đoạn có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,01) giữa hai các độ mặn khác nhau. Điều này được thể hiện rõ qua Hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

Quan sát Hình 3.5 ta thấy, ở mật độ 3 với độ mặn 3 thì luôn có thời gian biến thái cao hơn so với các độ mặn còn lại, độ mặn 2 có thời gian biến thái khá ổn định, còn ở độ mặn 1 càng về cuối giai đoạn Mysis thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng hạ thấp xuống và gần bằng với độ mặn 2.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

MĐ3 ĐM TỶ LỆ SỐNG (%)

Z1-Z2 Z2-Z3 Z3-M1 M1-M2 M2-M3

1 79,01 ± 4,28a 64,55 ± 3,57ab 87,56 ± 5,07a 90,75 ± 1,22a 88,83 ± 1,02a

2 87,04 ± 3,21 b 82,72 ± 2,5a 89,54 ± 2,86a 80,79 ± 6,38b 87,32 ± 1,43b

3 13,58 ± 2,14c 35,83 ± 5,2b 38,33 ± 2,58b 46,67 ± 5,77c 31,67 ± 3,83c

Vì ương nuôi với mật độ 3 có mật độ cao hơn 1 và 2 nên sự sai khác được thể hiện rõ qua kết quả nghiên cứu thu được. Và trong cùng một giai đoạn giữa các độ mặn có sự chênh lệch lớn hơn nhiều so với hai mật độ trên. Qua đó ta có thể thấy được ở mỗi giai đoạn tôm nuôi thích hợp với mỗi mật độ và với mức độ mặn khác nhau. Trong đó đạt tỷ lệ sống cao nhất (bằng 90,75%) ở giai đoạn M1-M2 với độ mặn 1, và thấp nhất (bằng 13,58%) ở giai đoạn Z1-Z2 với độ mặn 3.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

Từ đồ thị trên Hình 3.6 có thể thấy rõ được tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Zoea và Mysis ở độ mặn 3 với mật độ 3 rất thấp, qua đó có thể nói ở mật độ cao và độ mặn cao thì làm cho lượng ấu trùng chết nhiều rõ rệt và làm giảm tỷ lệ sống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở giai đoạn zoea và giai đoạn mysis luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)