Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở giai đoạn zoea và giai đoạn mysis luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25)

2.3.2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Yếu tố Thời điểm đo Thời gian đo Dụng cụ đo

Nhiệt độ 7h và 16h 2 lần/ngày Nhiệt kế thuỷ ngân

Độ Ph 7h 1 lần/ngày Máy đo pH

Khí NH3/NH4 7h 1 ngày/lần Test so màu

Độ kiềm 7h 1 ngày/lần Test so màu

2.3.2.2. Phương pháp xác định thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng chân trắng

- Xác định thời gian biến thái của ấu trùng: Theo dõi và xác định thời điểm xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước đến thời điểm xuất hiện ấu trùng ở giai đoạn sau, từ đó tính được tổng thời gian chuyển giai đoạn.

Quy ước: Ước lượng khoảng 50% ấu trùng trong thùng chuyển giai đoạn thì lấy thời điểm đó tính thời gian biến thái của ấu trùng. Tính theo công thức:

T = T2 - T1

Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng (giờ) T1: Thời điểm ấu trùng chuyển giai đoạn trước (giờ) T2: Thời điểm ấu trùng chuyển giai đoạn kế tiếp (giờ)

2.3.2.3. Theo dõi sức khoẻ và xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương nuôi trình ương nuôi

- Quan sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ấu trùng trực tiếp: Hoạt động, màu sắc, khả năng bắt mồi.

- Theo dõi tình hình bệnh của ấu trùng trong quá trình ương nuôi thí nghiệm. - Tỷ lệ sống các giai đoạn

Xác định tỷ lệ sống bằng cách định lượng ấu trùng sau mỗi lần chuyển giai đoạn bằng phương pháp thể tích. Theo công thức:

TLS = As ×100

Ae Trong đó:

TLS: Tỷ lệ sống của ấu trùng trong thùng ương (%) As: Tổng số ấu trùng trong thùng lúc đầu (con)

Ae: Tổng số ấu trùng trong thùng ở thời điểm xác định tỷ lệ sống (con)

+ Cách thu mẫu: Dùng ống nhựa hút nước trong thùng ương rồi đổ vào tô, hút ở 5 điểm khác nhau trong thùng (4 góc cách thành thùng khoảng 20-25 cm và 1 điểm ở giữa thùng). Dùng pipep lấy 3 điểm, mỗi điểm 10ml cho vào hộp lồng, sau đó nhỏ 2 giọt glugon vào hộp lồng, rồi tiến hành, trước khi hút đếm ta khuấy đều trong tô để ấu trùng phân bố đều rồi múc vào hộp lồng. Từ đó ta tính được số ấu trùng sống ở giai đoạn sau.

+ Thời điểm thu mẫu: thường xuyên quan sát thùng ương (khi cho ăn, thay nước, siphone, . . .) và khi quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện tượng chuyển sang giai đoạn sau thì ta tiến hành thu mẫu để định lượng ấu trùng và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn đó. Mỗi bể đếm ít nhất 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình để độ chính xác cao hơn.

- Số liệu thu thập được ghi vào nhật ký thí nghiệm

* Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống: Tôm được đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu, các phản ứng shock môi trường:

+ Quan sát các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống: Màu sắc, trạng thái hoạt động, các phụ bộ, sự đồng đều, . . ..

+ Shock độ mặn: Thả tôm giống vào bát nước, tỷ lệ nước ngọt 50% (V = 1 lít) theo dõi tỷ lệ sống của tôm sau 60 phút tỷ lệ sống đạt trên 95% là đạt yêu cầu. Ta lặp lại 3 lần.

+ Kiểm tra qua kính hiển vi.

2.3.2.4. Phương pháp định lượng ấu trùng trong bể

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của ấu trùng tôm he chân trắng sống trôi nổi ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis. Ấu trùng được định lượng bằng cách lấy mẫu tại 5 điểm trong thùng. Định lượng ấu trùng có trong 10ml tại 5 điểm lấy mẫu với 3 lần đếm; sử dụng phương pháp tính trung bình cộng, ta có được lượng ấu trùng trung bình có trong 1 lít.

Xác định thể tích nước trong thùng ương, tính lượng ấu trùng trong thùng theo công thức:

AB = AM × V Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

AB: Tổng lượng ấu trùng có trong thùng (con) AM: Tổng lượng ấu trùng có trong 1 lít (con) V: Thể tích nước của thùng ương ấu trùng (lít)

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Số liệu thống kê được thu thập hàng ngày và được xử lý bằng phần mềm Microft Excel 2003 và SPSS 15.0.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả quản lý các yếu tố môi trường thí nghiệm

Trong quá trình ấu trùng tôm trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm trưởng thành thì ngoài các yếu tố thức ăn, mật độ nuôi, trình độ chăm sóc quản lý, . . .. thì các yếu tố môi trường chiếm một vị trí quan trọng khi ương nuôi giống tôm thẻ chân trắng, nó tác động trực tiếp đến đời sống, sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tôm. Vì vậy các yếu tố cần được kiểm tra và theo dõi hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời và đạt được kết quả cao hơn khi ương nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Nhiệt độ:

Nước trong các thùng làm thí nghiệm được cấp từ một bể lọc và trong khoảng thời thời gian khá gần nhau và được bố trí một cách ngẫu nhiên, do đó ta thấy nhiệt độ ban đầu ở các thùng thí nghiệm cũng tương đương nhau và có sự biến động không đáng kể. Do các thùng thí nghiệm được bố trí đặt trong nhà nên biên độ dao động nhiệt độ giữa các ngày nhỏ, sự biến động nhiệt độ của buổi sáng và buổi chiều không cao lắm ở các công thức thí nghiệm. Do đó, có thể nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở các công thức thí nghiệm.

Qua thí nghiệm tôi thấy nhiệt độ trong 3 đợt thí nghiệm tại các công thức dao động không lớn lắm, từ 28,5-32oC. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2003), thì nhiệt độ nước thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng dao động từ 28-32oC.

Qua quan sát các kết quả thu được, tôi thấy yếu tố nhiệt độ nước tại các công thức thí nghiệm trong thời gian tiến hành nghiên cứu nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong 3 lần lặp

NHIỆT ĐỘ (oC) pH ĐỘ KIỀM AMONI

TB ± SD TB ± SD TB ± SD TB ± SD MIN - MAX SÁNG CHIỀU ĐM1 MĐ1 30,31 ± 0,71 30,42 ± 0,96 8,23 ± 0,01 166,11 ± 2,51 0,47 ± 0,23 29,33→ 31 29,83 → 32 8,22 → 8,25 163,33 → 170 0,1 → 0,71 MĐ2 30,42 ± 0,8 30,81 ± 1,02 8,23 ± 0,02 167,78 ± 2,72 0,46 ± 0,22 29,33 → 31,17 29,67 → 31,83 8,22 → 8,25 163,33 → 170 0,12 → 0,73 MĐ3 30,42 ± 0,83 30,69 ± 0,91 8,24 ± 0,02 168,89 ± 2,72 0,46 ± 0,23 29,5 → 31,17 29,67 → 31,67 8,22 → 8,26 163 → 170 0,17 → 0,75 ĐM2 MĐ1 30,56 ± 0,87 31,11 ± 0,9 8,22 ± 0,02 163,33 ± 2,11 0,48 ± 0,21 29,5 → 31,33 30 → 32 8,2 → 8,24 160 → 166,67 0,15 → 0,72 MĐ2 30,42 ± 0,67 30,89 ± 0,85 8, 23 ± 0,02 176,78 ± 4,04 0,48 ± 0,24 29,5 → 31 29,67 → 31,8 8,22 → 8,24 160 → 170 0,13 → 0,73 MĐ3 30,36 ±0,72 30,81 ± 0,97 8,23 ± 0,01 165,56 ± 3,44 0,47 ± 0,23 29,5 → 31 29,67 → 31,8 8,21 → 8,24 160 → 170 0,13 → 0,74 ĐM3 MĐ1 30,53 ± 0,96 31,08 ± 1,09 8,24 ± 0,01 167,78 ± 2,72 0,49 ± 0,23 29,5 → 31,5 29,83 → 32,17 8,23 → 8,26 163,33 → 170 0,18 → 0,74 MĐ2 30,39 ± 1,06 30,83 ± 1,13 8,23 ± 0,02 164,44 ± 3,44 0,43 ± 0,19 29 → 31,33 29,33 → 31,03 8,22 → 8,25 160 → 170 0,12 → 0,63 MĐ3 30,42 ± 0,65 30,94 ± 0,89 8,24 ± 0,02 167,78 ± 2,72 0,48 ± 0,24 29,67 → 31 30 → 32 8,22 → 8,26 163,33 → 170 0,1 → 0,75 - Độ pH:

pH là một yếu tố thủy hóa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng như hệ vi sinh vật có trong môi trường ương nuôi. Do các thùng ương nuôi được bố trí trong nhà nên sự biến động của pH nước chủ yếu là do sự phân hủy của lượng thức ăn cho

trong môi trường ương nuôi có hệ vi sinh vật ổn định thì chúng sẽ phân hủy các chất trên và tạo ra các sản phẩm hóa học khác làm biến đổi pH trong môi trường ương nuôi. Ở giai đoạn ấu trùng, cơ thể còn non yếu nên ấu trùng tôm rất nhạy cảm với sự biến động của pH. Vì vậy mà việc kiểm tra, kiểm soát pH nước để đảm bảo cho nó trong khoảng thích hợp và ổn định, biên độ dao động nhỏ thì sẽ có lợi cho ấu trùng tôm.

Trong thời gian nghiên cứu và theo dõi tôi thấy: pH ở các công thức trong các đợt thí nghiệm có sự khác nhau và ít biến động, chỉ dao động trong khoảng từ 8,2- 8,3. Trong nghiên cứu của tác giả Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003 thì độ pH thích hợp cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng 7,7-8,3. So sánh với kết quả thu được tôi thấy pH ở các thùng thí nghiệm được kiểm soát ổn định trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển thuận lợi.

- Độ kiềm: Độ kiềm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sống của ấu trùng

tôm, nếu trong quá trình nuôi độ kiềm quá cao hoặc quá thấp nó có thể ảnh hưởng đến sự lột xác của ấu trùng do đó làm kéo dài thời gian biến thái của ấu trùng hoặc sẽ làm ấu trùng bị chết do không lột xác được.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tôi thấy chất lượng nước có độ kiềm tương đối ổn định, biến động nhỏ qua các ngày ương ấu trùng, và vào khoảng 160- 170. Trong những ngày ở giai đoạn Zoea, thì độ kiềm ở 170 do ban đầu khi thả ấu trùng ta chuẩn bị nước ở độ kiềm này để tạo các điều kiện tối ưu cho ấu trùng. Càng về cuối giai đoạn Mysis thì ta thấy độ kiềm hạ xuống 160 ở nhiều bể thí nghiệm, do lúc này môi trường đã có các chất hòa tan từ thức ăn đưa vào, vỏ tôm lột xác và các sản phẩm thải của ấu trùng.

- Hàm lượng amoni: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của ấu

trùng, nếu nó biến động lớn và nằm ở ngưỡng cao thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm.

Trong các công thức thí nghiệm, ban đầu trước khi tiến hành thí nghiệm thì ta phải kiểm tra hàm lượng amoni trong nước, nếu ở mức 0,1 thì có thể tiến hành thí nghiệm, vì giai đoạn Zoea1 nếu cao quá thì ấu trùng sẽ chết nhiều làm cho kết quả

nghiên cứu không được chính xác. Ta thấy hàm lượng amoni ở trong các công thức càng về sau thì càng tăng, nguyên nhân là do càng về sau sản phẩm thải của ấu trùng càng nhiều, lượng thức ăn cho vào còn dư, và vỏ ấu trùng khi lột xác bị phân hủy làm cho hàm lượng amoni càng cao.

Trong các công thức thí nghiệm thì, thì công thức 3, 6, 9 các công thức có mật độ ương nuôi cao nhất là 300 con/lít, luôn có hàm lượng amoni cao hơn so với các công thức khác. Hàm lượng amoni trong các công thức thí nghiệm biến động từ 0,1- 0,75 trong suốt thời gian thí nghiệm. Nhìn chung, thì hàm lượng amoni nằm trong ngưỡng cho phép, và không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu.

3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng ở các mật độ khác nhau trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng ở các mật độ khác nhau

3.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

Độ mặn là một trong các yếu tố môi trường liên quan chặt chẽ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Tùy thuộc vào loài tôm và các giai đoạn ấu trùng khác nhau mà có độ mặn ương nuôi khác nhau. Để tìm ra độ mặn ương nuôi phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống đạt kết quả cao tôi đã bố trí các thí nghiệm ở các mức độ mặn 28‰, 32‰, 35‰ để từ đó tìm ra độ mặn thích hợp khi ương nuôi tôm thẻ chân trắng.

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, qua các kết quả trên Bảng 3.2 chúng ta thấy, thời gian biến thái của ấu trùng tôm khi kết hợp ở độ mặn 28‰ với mật độ ương 200 con/lít cho thời gian biến thái ngắn nhất (bằng 22,67 giờ ở M1-M2) và thời gian biến thái ở các giai đoạn cũng tương đối đồng đều nhau và thời gian biến thái dài nhất ở độ mặn 32‰ (bằng 29,38 ở M1-M2). Qua kết quả thu được ở Bảng 3.2, càng về sau ở giai đoạn Z3-M1, M1-M2, M2-M3 càng có sự sai khác và đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ độ mặn có tác động rõ rệt lên thời gian biến thái của ấu trùng tôm giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis. Sự tác động được thể hiện trên Hình 3.1.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

MĐ1 ĐM THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Z1-Z2 Z2-Z3 Z3-M1 M1-M2 M2-M3

1 22,97 ± 1,15ab 22,92 ± 0,58ab 23,67 ± 1,15a 25,41 ± 1,29a 24,06 ± 1,05a

2 24,33 ± 1,52a 23,67 ±0,57a 24,67 ± 1,53b 22,67 ± 1,53b 25,67 ± 1,52b

3 26,67 ± 1,15b 27,08 ± 1,11b 27,23 ± 1,07c 29,38 ± 1,56c 29,01 ± 1,27c

(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01. Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )

Hình 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

Nhìn vào đồ thị (Hình) 3.1 ta thấy, thời gian biến thái ở độ mặn 35‰ luôn dài nhất ở tất cả các giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ so với độ mặn 28‰ và 32‰.

Như vậy ta có thể sử dụng mật độ 100 con/lít với độ mặn 28‰ hoặc 32‰ để ương nuôi ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng để có thời gian biến thái cao nhất.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng

MĐ1 ĐM TỶ LỆ SỐNG (%)

Z1-Z2 Z2-Z3 Z3-M1 M1-M2 M2-M3

1 85,19 ± 6,41a 82,74 ± 6,76a 85,47 ± 4,3a 94,43 ± 0,31a 94,1 ± 0,35a

2 88,89 ± 0,05b 87,5 ± 0,09a 94,29 ± 0,04a 86,36 ± 4,54a 87,78 ± 2,43a

3 74,08 ± 6,41c 48,09 ± 1,65b 62,43 ± 2,1b 45,24 ± 4,12 b 22,22 ± 3,24b

(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01. Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn ương nuôi khi sử dụng ở mật độ 1 trên Bảng 3.3 cho thấy, ở giai đoạn Z2-Z3, Z3-M1, M1-M2, M2-M3 có sự sai khác ở ĐM1 và ĐM2 nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01) giữa các mật độ ương nuôi, so với ĐM3 thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ mặn.

Nhìn vào đồ thị (Hình 3.2) ta có thể thấy, ở các giai đoạn thì độ mặn 2 cho tỷ lệ sống khá cao và tương đối đồng đều. Độ mặn 1 các giai đoạn đầu thì cho tỷ lệ sống cao (trên 80%) nhưng thấp hơn độ mặn 2, cho tỷ lệ sống cao nhất ở giai đoạn M1-M2 và M2-M3 (bằng 94,43% và 94,1%). Độ mặn 3, càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì tỷ lệ sống càng thấp (và thấp nhất là 22,22% ở giai đoạn M2-M3). Điều này cho thấy ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở mỗi giai đoạn ương nuôi thì có ngưỡng độ mặn thích hợp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở giai đoạn zoea và giai đoạn mysis luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25)