Ảnh hưởng của Mật độ đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghiêu bến tre (meretrix) ở giai đoạn 0,2mm đến 1cm nuôi trong ao ở hậu lộc thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53)

Bảng 6. Tỷ Lệ sống của nghêu Bến Tre trong quá trình nuôi

Mật độ (con/m2)

Thời gian thí nghiệm (ngày) Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) 500 Ban đầu 2000 100,00 15 ngày nuôi 1707 85,30 30 ngày nuôi 1630 81,50 45 ngày nuôi 1527 76,30 60 ngày nuôi 1400 70,00 700 Ban đầu 2800 100,00 15 ngày nuôi 2306 82,30 30 ngày nuôi 2194 78,33 45 ngày nuôi 2030 72,50 60 ngày nuôi 1848 66,30 900 Ban đầu 3600 100,00 15 ngày nuôi 2850 79,20 30 ngày nuôi 2691 74,75 45 ngày nuôi 2496 69,33 60 ngày nuôi 2262 62,80

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng tôi đã thả giống khác mật độ và có biện pháp quản lý chăm sóc như nhau. Kết quả giữa các mật độ thí nghiệm về tỷ lệ sống được thể hiện qua Bảng 6 và Biểu đồ 7

Qua Biểu đồ 7 cho thấy, tỷ lệ sống của nghêu ở các mật độ thí nghiệm dao động từ 62,80% đến 85,30%. Kết quả này cho thấy các mật độ thí nghiệm khác nhau đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của nghêu. Sau 60 ngày nuôi các mật độ thí nghiệm khác nhau có tỷ lệ sống khác nhau. Cụ thể là mật độ 500 con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất (70%) tiếp đến là mật độ 700 con/m2 (66,3%) thấp nhất là 900 con/m2 (62,8%).

Như vậy, thí nghiệm với các mật độ khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nghêu khác nhau. Mật độ càng thưa thì tỷ lệ sống càng cao và ngược lai. Bởi mật độ thưa ít bị cạnh tranh về không gian sống. Ngoài ra các điều kiên môi trường, hàm lượng sinh vật phu du, . . . cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của nghêu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành thí nghiệm đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Các yếu tố môi trường nước ao nuôi nghêu: pH: 7,6–8,5; nhiệt độ nước: 17–31oC, độ mặn 18 đến 23‰ trong quá trình nuôi ít bị biến động nên gây ảnh hưởng ít đến quá trình sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi ở các mật độ khác nhau.

- Nuôi nghêu thương phẩm trong ao có thể thu được thành công, thay vì nghêu chỉ được nuôi ngoài bãi triều như hiện nay. Thí nghiệm đã cho thấy, nghêu có thể được mở rộng, hệ thống ao sẽ được tận dụng một cách có hiệu quả.

- Có sự sai khác lớn về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống các mật độ thí nghiệm, chứng tỏ rằng mật độ khác nhau ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu.

- Ở mật độ 500 con/m2 tốc độ tăng trưởng của nghêu là nhanh nhất đạt 0,492 g/con ứng với 0,013 g/con/ngày và chiêu dài 6,95 mm và thấp nhất là mật độ 900 con/m2 đạt 0,416 g/con ứng với 0,010 g/con/ngày và chiều dài là 6,10 mm.

- Tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian nuôi và mật độ 500 con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất 70% và thấp nhất là mật độ 900 con/m2 62,8%.

- Nghêu còn nhỏ có tốc độ tăng trưởng chiều dài nhanh hơn trọng lượng biếu thị qua tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối và tăng trưởng trọng lượng tuyêt đối?????? Không đúng, không thể so sánh 2 chỉ tiêu với 2 số đo khác nhau (mm và g), tăng trương tương đối thì có thể

2. Kiến nghị

- Ở mật độ 500 con/m2 nghêu tăng trưởng nhanh nhất tuy nhiên chưa đánh giá được nâng suất và hiệu quả nuôi nghêu. Do đó cần có những nghiên cứu tiếp theo về tăng trưởng của nghêu mới đánh giá được hiệu quả tốt nhất là mật độ nào.

- Cần nhân rộng mô hình nuôi: Nuôi trong ao làm tăng tỷ lệ sống cho nghêu giai đoạn còn nhỏ, thay vì đưa trực tiếp nghêu giống ra ngoài bãi triều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalve Mollusc) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 132 tr.

2. Nguyễn Thanh Hùng, 2007. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre Meretrix lyrata.Trình bày hay đăng tải ở đâu?????

3. Trương Quốc Phú, 1996. Nuôi ngao thương phẩm ở đồng bằng sông Mê Kông, Việt Nam. Vol. 19. No. 4, p 60 – 62

4. Nguyễn Hữu Phụng, 1996. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi ấu trung ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby). Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 7 và 8, tr 13-21 và 14–18.

5. Hà Đức Thắng, 2006. Công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu Crassostrea sp. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và công nghệ giai đoạn 2001-2005. Báo cáo lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I.

6. Chu Chí Thiết và Martin S Kumar, 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851). Báo cáo dự án CARD 027/05 VIE, lưu trữ tại cơ sở dự liệu của chương trình CARD.

www.card.vn.com.

7. Đồng Xuân Vĩnh, 2003. Báo cáo kết quả dự án “dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương năm 2002-2003. Báo cáo lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

8. An-Chin Lee, Yu – Hsuan Lin, Chwen – Ru Lin, Ming-Cheng Lee, Yu-Ping Chen, Baojun 2007. Effect of component in seawater on digging behavior of the hard clam (Meretrix lusoria). Aquaculture.272 (2007) 636-643.

9. Appleyard, C.L. and Dealteris, J.T., 2002. Growth of the Northern quahong, Mercenaria mercenaria, in an experimental scale upweller. Journal of Shellfish Research 21 (1): 3-12.

10. Jones, G.G., Sanford, C.L., Jones, B.L., 1993. Manila clam: Hatchery and Nursery Methods. Innovative Aquaculture Products Ltd.

www.InnovativeAqua.com. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Liu B., Dong, B., Tang, B., Zhang, T., Xiang, J., 2006. Effect of stocking density on growth, settlement and survival of clam larvae, Meretrix meretrix Linnaeus. Aquculture 258: 344-349.

12. Qayle, D.B. and Newkirk, G.F., 1989. Farming Bivalve Mollusc Methods.

Study and Development Advances in World Aquaculture Published by the World Aquaculture Society Association with International Development Research Center. 1989. Volume I, 294 p.

13. Lee, A.C., Lin, Y.H., Lin, C.R., Lee, M.C., Chen, Y.P., 2007. Effect of component in seawater on digging behavior of the hard clam (Meretrix lusoria). Aquaculture 272: 636-643

14. Yan, X.W., G.F., Yang, F., Yan, Lin, Y.H. Effect of diet, stocking density and environmental factors on growth, survival, and metamorphosis of Manila clam Ruditapes philippinarum larvae. Aquaculture 253 (1-4): 350-358.

Nguồn tra cứu thông tin trên Internet:

15. Ngọc Anh, 2010, Nghề nuôi ngao Hải Lộc.

http://baothanhhoa.vn/news/61111.bth

16. Công Bằng- Quang Trí ,03/2010, Tiền Giang: Bất lực nhìn nghêu chết

http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi- VN/61/158/45/83/83/46684/Default.aspx

17. Đà Giang, 2010: Không tăng diện tích nuôi trồng thủy sản .

18. Nguyễn Kim Long , 2010. Quy định về sản xuất, ương giống, khai thác giống và nuôi nghêu tại Bến Tre. http://www.bentre.gov.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=8405&Itemid=41

19. Nguyễn Văn Quý, 2009, Kết quả thực hiện sản xuất giống tại trại giông nghêu huyện Gò Công Đông , Tiền Giang.

http://www.tiengiangdost.gov.vn/tsan/ndung_tsan.aspx?ma=400

20. Trần Thanh, 2010. Phát triển kinh tế biển ở Hậu Lộc: Chuyển biến mới cả về lượng và chất.

http://baothanhhoa.vn/news/53555.bth

21. Việt Báo (Theo Báo Thanh Hóa), Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát huy tiềm năng kinh tế biển.

http://vietbao.vn/Kinh-te/Hau-Loc-Thanh-Hoa-Phat-huy-tiem-nang-kinh-te- bien/1735098185/47

22. Theo nguồn: TTXVN , Xuất khẩu nghêu: tăng mạnh trong năm 2009 và nhiều triển vọng trong năm 2010.

http://dongthaptrade.com.vn/province/0/Tin%20kinh%20t%E1%BA%BF/81/829

23. Theo Vinanet, Năm 2010: Phấn đấu xuất khẩu nghêu, sò huyết đạt 70 tỷ đồng.

PHỤ LỤC

Tình hình chung về cơ sở triển khai nghiên cứu Vị trí địa lý

Hải Lộc là xã ven biển nằm ở phía đông nam của thuộc huyện Hậu

Lộc, tỉnhThanh Hóa. Xã Hải Lộc nằm ở phía đông nam của huyện Hậu Lộc.

• Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.

• Phía nam giáp các xã Hoằng Trường và Hoằng Yến, huyện Hoằng

Hóa.

• Phía tây giáp xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.

• Phía bắc giáp xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.

- Gió: Hải Lộc chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, Hải Lộc hàng năm có 3 mùa gió:

• Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

• Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

• Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

- Nhiệt độ: Thay đổi theo mùa, Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

Mùa nóng bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, hạn hán, những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40°C

Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6°C.

- Độ ẩm: Hải lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Độ ẩm không khí: trung bình 80-85% .

Mưa: Do địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng miền núi của tỉnh, Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm. Mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, điều kiện thời tiết, khí hậu trong nhiều năm trở lại đây diễn biến khá phức tạp. Lụt bão thường xuyên xảy ra đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng như đời sống của nhân dân.

Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai xã Hải Lộc có nhiều giá trị về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích 42,5 ha việc bố trí đất sản xuất nông nghiệp,còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dùng. Tuy nhiên, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo Tổng điều tra dân số năm 2009: Xã 8.358 người với 1.799 hộ gia đình, gồm 4.082 nam và 4.276 nữ, Tỷ lệ phát triển dân số là 1,3 %, dân cư phân bố khá đồng đều trên địa bàn và có mật độ dân số bình quân là 1.187 người/km2 .Hải Lộc có 8 thôn, trong đó 2 thôn có đất sản xuất nông nghiệp, 4 thôn làm nghề muối và 2 thôn làm nghề nuôi hải sản và đánh bắt cá ở biển. Đất sản xuất nông nghiệp có 42,5ha chia đều cho 300 hộ dân với 2 ngàn nhân khẩu. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp xã luôn chú trọng đến nuôi trồng thủy

sản. Hiện nay xã chú trọng và nhân rộng các đối tượng nuôi và mô hình nuôi trong đó có đối ngao, nghêu. [15].

Nuôi nghêu đã trở thành nghề nuôi trồng đem lại lợi nhuận khá cao cho người dân vùng triều Hải Lộc trong nhiều năm qua. Năm 2009, sản lượng ngao của xã đạt 2.300 tấn, trong đó ngao thương phẩm là 2.000 tấn, ngao giống là 300 tấn, tổng giá trị thu nhập đạt 50 tỷ đồng, chiếm đến 49% tổng thu ngân sách của xã và cũng là năm đạt cao nhất từ trước đến nay nay [15].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghiêu bến tre (meretrix) ở giai đoạn 0,2mm đến 1cm nuôi trong ao ở hậu lộc thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53)