Tình hình quản lý chất lƣợng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO TS16949 2009 tại công ty TNHH mabuchimotor(việt nam) (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của đề tài gồm 3 chƣơng sau:

1.8.Tình hình quản lý chất lƣợng tại Việt Nam

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang là xu hƣớng tất yếu của mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Hội nhập với khu vực và thế giới sẽ tạo ra những cơ hội to lớn giúp các tổ chức Việt Nam mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, có cơ hội tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý mới …nhƣng kèm theo đó cũng là những thách thức. Thách thức lớn nhất trong quá trình hội nhập đó chính là vấn đề năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Việt Nam còn ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực. Năng lực cạnh tranh đƣợc thể hiện thông qua ƣu thế về năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

Chất lƣợng sản phẩm vốn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nƣớc ta. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt, quyết liệt. Sức ép của hàng nhập, của

ngƣời tiêu dùng trong và ngoài trƣớc buộc các nhà kinh doanh cũng nhƣ các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lƣợng. Chất lƣợng ngày nay trở thành nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hƣng vong của từng tổ chức nói riêng cũng nhƣ sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nƣớc nói chung.

Bên cạnh đó cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, việc cải thiện tính chất lƣợng diễn ra chậm chạp, không vững chắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, nghèo nàn, sự kìm hãm của cơ chế hành chính quan liêu, sự yếu kém về quản lý nói chung và quản lý chất lƣợng nói riêng, sự hụt hẳn về kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết khi bƣớc vào cơ chế thị trƣờng...khiến cho hoạt động quản lý chất lƣợng ở nƣớc ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Tuy nhiên tình hình quản lý chất lƣợng ở nƣớc ta đã có những khởi sắc mới, tiến bộ mới. Các tổ chức đã chú trọng nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng Việt Nam bƣớc đầu đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên nhìn về tổng quan, năng suất, chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của chúng ta còn yếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua việc tìm hiểu về chất lƣợng và hệ thống quản lý cũng nhƣ kiểm soát chất lƣợng ta phần nào cũng biết đƣợc tầm quan trọng của việc vận dụng quản lý và kiểm soát chất lƣợng theo một tiêu chuẩn quốc tế vào một doanh nghiệp, tổ chức là sự cần thiết.

Công ty TNHH Mabuchi Motor (Việt Nam) đã vận dụng và kiểm soát chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO/TS16949:2009 ra sao trong hệ thống kiểm soát chất lƣợng cho công ty.

Trong chƣơng 2 kế tiếp, tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO/TS16949:2009 của công ty TNHH Mabuchi Motor (Việt Nam).

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG CỦA CÔNG TY TNHH MABUCHI MOTOR

(VIỆT NAM)

Chƣơng này sẽ giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát về công ty, và hiện trạng hoạt động kiểm soát chất lƣợng của công ty cũng nhƣ những dạng phế phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Nhƣng chủ yếu đi sâu vào hệ thống kiểm soát chất lƣợng theo tiêu chuẩn của ISO/TS16949:2009. Phần trọng tâm của chƣơng này muốn hƣớng tới việc mức độ kiểm soát chất lƣợng của công ty đạt đƣợc bao nhiêu phần trăm so với yêu cầu của tiêu chuẩn thông qua phiếu khảo sát bằng câu hỏi. Từ đó sẽ là cơ sở để đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO/TS16949:2009 tại công ty.

Một phần của tài liệu các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO TS16949 2009 tại công ty TNHH mabuchimotor(việt nam) (Trang 34 - 36)