7. Kết cấu đề tài:
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
- VCBĐN được tổ chức thành 18 phòng nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức theo biên bản phân công công tác Ban Giám Đốc số 02/NHNT-ĐNa/UQ ngày 10/02/2011 của Giám Đốc.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của VCBĐN
(Nguồn: Vietcombank Đồng Nai (2011), Kỷ yếu 20 năm thành lập [I.6] )
GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 1 P.GIÁM ĐỐC 2 P.GIÁM ĐỐC 3 P.THANH TOÁN QUỐC TẾ P.VI TÍNH KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN QUỸ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢN CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ THANH TOÁN THẺ KIỂM TRA GIÁM SÁT TUÂN THỦ KINH DOANH NGOẠI TỆ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KẾ TOÁN QUẢN LÝ NỢ KH SME CÁC PHÒNG GIAO DỊCH KH DOANH NGHIỆP
Theo mô hình ở sơ đồ 2.1, VCBĐNcó 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc và 12 phòng ban nghiệp vụ cùng 6 phòng Giao dịch. Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm điều hành chung và trực tiếp điều hành 4 phòng ban: Kiểm tra giám sát tuân thủ, KH doanh nghiệp, Kinh doanh vốn ngoại tệ và hành chính nhân sự; Phó giám đốc thứ nhất phụ trách các phòng: Thanh toán quốc tế, Vi tính và công tác hành chính quản trị, công tác xây dựng cơ bản; Phó giám đốc thứ 2 phụ trách các phòng: Kinh doanh dịch vụ, Thẻ, Kế toán và Ngân quĩ, Phó giám đốc thứ 3 phụ trách các phòng: KH nhỏ và vừa (KH SME), Quản lí nợ và 6 phòng giao dịch. Mô hình này được áp dụng trong toàn hệ thống VCB và đã được nghiên cứu, cải tiến qua nhiều thời kì, đảm bảo sự linh hoạt cũng như khoa học trong công tác quản trị điều hành.
♦ Tình hình nhân sự của VCBĐN: Theo cơ cấu nhân sự tại bảng 2.1 thì trình độ nhân lực tại VCBĐN đa số là tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng (chiếm 75%) và trình độ cao học còn thấp (3,7%) , lao động nữ tại chi nhánh chiếm quá nửa số lượng nhân viên (58,26%).
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại VCBĐN.(Đơn vị tính: Người )
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lao động nữ 143 141 141 Tổng lao động 245 232 242 Thạc sĩ 7 8 9 Đại học và Cao đẳng 171 168 182 Trung cấp 13 13 11 Lao động phổ thông 54 43 40
2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của VCBĐN tính đến 2011
Trong những năm gần đây, cụ thể từ 2008 đến 2011, là khoảng thời gian mà tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng trở lại do ảnh hưởng nợ công Hy Lạp và lan rộng toàn Châu âu khiến nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng: lạm phát tăng cao, giá vàng, USD và lãi suất đều tăng cao. Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua các chính sách nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, chính sách lãi suất trần, chính sách tỉ giá, chính sách nhập khẩu vàng, thắt chặt cho vay USD,…là khoảng thời gian hết sức khó khăn với ngành NH.
Trong bối cảnh đó, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể chi nhánh, tình hình hoạt động của VCBĐN trong những năm gần đây vẫn có nhiều khởi sắc, doanh số tăng nhanh về nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay, huy động vốn và TTQT. NH đã áp dụng các nghiệp vụ của mình vào thực tiễn, tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ, làm trong sạch các hoạt động tài chính, xử lý nợ tồn đọng một cách hiệu quả. Đề giảm thiểu rủi ro, ngành NH đã có sáng kiến, cải tiến trong công tác tín dụng, nâng cao nghiệp vụ, hiệu quả trong công việc, mang lại lợi nhuận cao nhất.
Cụ thể trong công tác huy động vốn, mặc dù tình hình cạnh tranh với các NH tư nhân ngày càng gay gắt, nhưng lượng vốn huy động tại địa bàn Đồng Nai vẫn tăng và đủ đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của VCBĐN (năm 2010 tăng 12% và năm 8%). Công tác tín dụng có dự nợ tăng đều qua các năm (năm 2010 tăng 15%, 2011 tăng 17% ) và chất lượng tín dụng tốt, nợ xấu duy trì ở mức an toàn (luôn nhỏ hơn 2%) (Xem bảng 2.2). Hoạt động TTQT và kinh doanh vốn ngoại tệ luôn đạt mức cao trong địa bàn và trong toàn hệ thống. VCBĐN luôn đạt mức lợi nhuận tốt và đứng vị trí cao trong toàn hệ thống VCB.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của VCBĐN từ 2009 đến 2011.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh Mức tăng (giảm) % 2010/2009 2011/2010 Huy động vốn (tỉ VNĐ) 4.817 5.396 5.828 12 8 Tín dụng (tỉ VNĐ) 4.465 5.135 6.009 15 17 Nợ xấu (%) 2 1.5 0.9 -25 -40 TTQT (triệu USD) 847 1.302 1.576 53 21
Kinh doanh ngoại tệ
(triệu USD) 887 900 854 1.4 -5.1
Lợi nhuận (tỉ VNĐ) 211 293 298 38 1.7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCBĐN 2006-2011 [I.5])
2.2.HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VCBĐN:
2.2.1.Sự hình thành, phát triển và vai trò của hoạt động TTQT tại VCBĐN [I.7]:
Vietcombank được thành lập ngày 1- 4-1963, từ nghị định 115/CP của chính phủ, và đóng vai trò là một kênh giao dịch chính thức của chính phủ nước ta thời kì trước giải phóng. Trong giai đoạn này VCB được độc quyền hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại quốc tế với nhiệm vụ chính là mua bán lương thực thực phẩm và vay mượn vốn với các nước xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi giải phóng cho đến hết năm 1988, VCB vẫn là NH độc quyền trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Cho đến sau
năm 1991, khi Mỹ tháo bỏ cấm vận với VN và cùng với sự ra đời mới của các NH sau này như NH Công Thương Việt Nam, NH Nông Nghiệp,…việc độc quyền trong lĩnh vực TTQT mới được xoá bỏ. TTQT là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của NH. VCB là NH đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong việc áp dụng thanh toán qua mạng SWIFT vào tháng 3/1995 giúp cho việc thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn. Qua tiến trình hình thành và phát triển này ta thấy được dịch vụ TTQT là dịch vụ truyền thống có bề dày lịch sử nhất của VCB.
Cùng với tiến trình phát triển đó, dịch vụ TTQT ở VCBĐN có mặt từ rất sớm, từ những ngày đầu thành lập. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt trong tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều khu công nghiệp lớn (KCN Biên Hoà I,II, KCN Nhơn Trạch…) với số lượng các công ty xuất nhập khẩu tập trung đa số, nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCBĐN luôn đạt ở mức cao.
Ngoài những vai trò đã nêu tại chương I, vai trò của dịch vụ TTQT tại VCBĐN còn có những đóng góp rất tích cực:
VCBĐN tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ cho chi nhánh từ việc thực hiện thanh toán xuất khẩu có thể thu nguồn ngoại tệ, quản lí nguồn ngoại tệ nhàn rỗi của KH, tăng cường cho hoạt động tài trợ cho vay xuất nhập khẩu.
Gia tăng uy tín của thương hiệu VCB thông qua hoạt động TTQT, các KH lớn khi giao dịch TTQT tại VCBĐN có xu hướng tập trung các hoạt động khác về một NH như việc mở thẻ tín dụng, gửi tiền tiết kiệm, tài khoản thanh toán, tín dụng….
Góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của các công ty, tập đoàn nhà nước và nước ngoài lớn tại địa bàn tỉnh. Qua đó giúp phát triển trình độ ngoại ngữ, tin học, văn hoá chuyên nghiệp…của nhân viên khi làm việc với các tổ chức tín dụng lớn của quốc tế như các NH lớn, văn phòng ICC,…
Tiếp cận những công nghệ hiện đại về quản lí, hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến trên thế giới, làm gia tăng mức độ hiện đại hoá ngành NH.
1,142 980 1,197 999 1,272 1,110 847 900 1,302 1,250 1,576 1,450 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số thực hiện
Kế hoạch được giao
Biểu đồ 2.1: So sánh doanh số TTQT thực hiện trên kế hoạch được giao
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2006-2011 [I.4])
Nghiệp vụ TTQT luôn là mảng hoạt động đạt và vượt chỉ tiêu mà hệ thống đề ra cho từng chi nhánh. Theo số liệu ở biểu đồ 2.1 ta thấy chỉ có năm 2009 khi hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế bị giảm sút nhiều thì doanh số TTQT tại chi nhánh mới giảm sút theo, còn lại thì doanh số TTQT tại VCBĐN luôn vượt chỉ tiêu từ 3- 5%.
Ngoài ra, trong bảng cơ cấu lợi nhuận của VCBĐN thì hoạt động TTQT luôn đứng ở vị trí thứ 3 chỉ sau hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ (Xem biểu đồ 2.2). Điều đó cho thấy vai trò khá quan trọng của mảng hoạt động này tại chi nhánh, và như đã nói ở trên nó còn là hoạt động mang tính thu hút KH cho các hoạt động còn lại.
2% 2% 9% 10% 75% 2% Tín dụng
Kinh doanh Vốn, ngoại tệ TTQT
Thẻ Ngân quĩ Khác
Biểu đồ 2.2: Thị phần lợi nhuận của dịch vụ TTQT tại VCBĐN
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCBĐN 2006-2011[I.5])
1.71 1.80 1.91 1.27 1.95 2.36 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.3: Doanh thu từ hoạt động TTQT từ 2006 đến 2011-đơn vị triệu USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCBĐN 2006-2011[I.5]) Doanh thu từ hoạt động TTQT có đặc điểm là bền vững và tăng đều với doanh số thanh toán qua các năm từ 2006 đến 2011, và doanh thu từ việc thu phí thanh toán này có giảm vào năm 2009 do doanh số TTQT bị giảm sút (Xem biểu đồ 2.3).
2.2.2.Kết quả hoạt động TTQT tại VCBĐN:
Biểu đồ 2.4 thể hiện kết quả của hoạt động TTQT của VCBĐN trong 6 năm gần nhất từ 2006 đến 2011. 1,576 1,302 847 1,272 1,197 1,142 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.4: Doanh số hoạt động TTQT từ 2006 đến 2011-đơn vị triệu USD
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2006-2011 [I.4]) Ta thấy tổng doanh số TTQT qua các năm đều tăng, và đạt ở mức cao, chỉ có năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái mạnh, hoạt động XNK nước ta giảm mạnh nên doanh số có giảm xấp xỉ 33% so với 2008 nhưng vẫn ở mức cao so với các NH khác (xấp xỉ 847 triệu USD).
TP.HCM
HỘI SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH
ĐỒNG NAI
VŨNG TÀUBÌNH DƯƠNG
Biểu đồ 2.5: Thứ hạng về doanh số TTQT trong hệ thống VCB
(Nguồn: Báo Kỷ yếu 20 năm thành lập VCBĐN [I.6])
Bên cạnh đó, so với các chi nhánh lớn trong hệ thống thì VCBĐN luôn đứng ở vị trí cao, thường xuyên đứng thứ 4 trên tổng số 73 chi nhánh của toàn hệ thống, chỉ đứng sau chi nhánh VCB Hồ Chí Minh, Sở giao dịch Hà Nội và Hội sở chính (Xem biểu đồ 2.5). Cùng với các chi nhánh VCB Hồ Chí Minh, Sở giao dịch Hà Nội và Hội sở chính, Bình Dương và Vũng Tàu, doanh số TTQT của 4 chi nhánh này thường xuyên chiếm khoảng 68% tổng doanh số TTQT của toàn hệ thống VCB (Xem biểu đồ 2.6).
Doanh số TTQT các chi nhánh trong hệ thống VCB 14% 5% 31% 4% 21% 4% 21% ĐỒNG NAI VŨNG TÀU TP.HCM
BÌNH DƯƠNG HỘI SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH
CÁC CHI NHÁNH CÒN LẠI
Biểu đồ 2.6: So sánh thị phần TTQT trong hệ thống VCB
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2006-2011 [I.4]) Nếu so với các NH khác trong cùng địa bàn tỉnh Đồng Nai và có thế mạnh trong lĩnh vực TTQT như Viettinbank, Agribank, BIDV, Eximbank thì VCBĐN luôn giữ vị thế đứng đầu trong những năm gần đây doanh số tuyệt đối cũng như thị phần trong với các NH khác trong tỉnh (Xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Doanh số TTQT của các NH lớn trong tỉnh Đồng Nai (đơn vị triệu USD)
2011 2010 2009 VIETCOMBANK 1,576 1,302 847 VIETTINBANK 1,189 1,100 780 AGRIBANK 980 900 700 BIDV 700 890 780 EXIMBANK 600 589 680
VCBĐN có một danh sách các KH truyền thống sử dụng dịch vụ TTQT, doanh số từ các công ty luôn tăng đều và ổn định qua các năm. Đây là các công ty lớn trong và ngoài nước đã có mối quan hệ với VCBĐN từ những ngày đầu thành lập và luôn duy trì doanh số TTQT ở mức cao (Xem bảng 2.4). Không những các công ty lớn truyền thống mà các KH nhỏ và vừa cũng gia tăng sử dụng dịch vụ TTQT tại VCBĐN, điều đó cho thấy dịch vụ TTQT tại VCBĐN được các KH cũ và mới luôn đánh giá cao, CLDV TTQT uy tín và công tác KH được thực hiện tốt.
Bảng 2.4: Danh sách một số KH truyền thống có doanh số TTQT lớn tại VCBĐN qua các năm
Đơn vị:1000USD
Công ty 2009 2010 2011
Ô tô Trường Hải 55.000 88.500 90.500
Tập đoàn Phong Thái 98.100 99.300 100.120
Công ty Posco VST 51.150 60.150 82.190
Chang Shin Việt Nam 51.130 58.790 61.330
Công ty Gỗ Tân Mai 31.250 41.890 49.590
Tổng công ty Giấy 45.890 48.190 50.180
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2006-2011 [I.4])
2.2.3.Những mặt hạn chế của hoạt động TTQT tại VCBĐN:
Trước tình hình các NH mới xuất hiện càng nhiều, đặc biệt với sự có mặt của các NH nước ngoài có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT, có thế mạnh về công nghệ và vốn làm cho cuộc chạy đua cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó các NH lớn trong nước như Viettinbank, BIDV, Agribank ngày càng lớn mạnh về mặt vốn và công nghệ, tung ra hàng loạt các chiến lược, những sản phẩm dịch vụ thu hút KH khiến cho thị phần TTQT của VCBĐN ngày càng bị thu hẹp, uy vẫn đứng đầu trong địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng đã bị các NH khác bám sát và sẵn sàng vượt qua. Do đó công tác tìm kiếm những KH mới cũng bị ảnh hưởng
lớn, biểu hiện rõ khi KH sử dụng dịch vụ TTQT tăng trưởng chậm trong những năm gần đây.
Công nghệ thông tin còn một số hạn chế: Hệ thống mạng chưa thông suốt, đôi lúc khi thanh toán qua mạng SWIFT bị treo máy. Hơn nữa, VCBĐN chưa có website riêng, chưa triển khai được giao dịch trực tuyến. Do đó KH vẫn mất thời gian đến tận trụ sở để làm việc. Đặc biệt có những KH ở xa rất bất tiện khi phải đi lại nhiều lần.
Thời gian xử lí giao dịch đôi khi còn chậm. Các xử lí phần lớn vẫn thực hiện thủ công nên thời gian kéo dài gây phiền hà cho KH. Nguyên nhân là do số lượng giao dịch ngày càng tăng nhưng hệ thống phần cứng, công nghệ không theo kịp, nâng cấp rất chậm gây ra tình trạng hay bị lỗi hệ thống.
Về công tác chăm sóc KH mặc dù luôn được NH coi trọng nhưng trên thực tế cần phải chú trọng hơn.Thường chỉ khi nào KH có nhu cầu tìm đến NH thì NH sẽ đáp ứng tất cả các thắc mắc của KH. Điều này có nghĩa các nhân viên thanh toán thường ở thế bị động hơn chủ động.
Nhu cầu về ngoại tệ của KH luôn cao nhưng khả năng đáp ứng của NH còn hạn chế. Thứ nhất là do tình hình xuất nhập khẩu chủ yếu là nhập siêu nên nguồn ngoại tệ thu về còn ít. Thứ hai là do tỷ giá mua vào của NH luôn thấp hơn thị trường bên ngoài nên người dân có xu hướng bán ra thị trường bên ngoài hơn là bán cho NH.
2.3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 2.3.1.Mô tả mẫu
Tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 200 bảng, thu về là 190 bảng. Trong số 190 bảng thu về có 10 bảng không hợp lệ do bị thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 180 bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.
Sau khi thu thập kết quả khảo sát, tác giả đã phân tích số liệu sơ bộ theo giới tính, thời gian sử dụng dịch vụ và việc sử dụng các dịch vụ khác của VCBĐN như sau
Giới tính: Trong 180 người điều tra thì có đến 135 người là Nữ (chiếm 75%), còn lại là Nam giới. Trong đó độ tuổi phổ biến từ 20 đến 30 tuổi (chiếm 40%) còn lại từ 30-40 tuổi chiếm 45% và 40-50 tuổi chiếm 15%. Điều này cho thấy nhân viên giao dịch lẫn người sử dụng dịch vụ TTQT chủ yếu là Nữ, ở độ tuổi từ 20-40 tuổi. Đây là bộ phận KH cần sự quan tâm thấu hiểu và đồng cảm cũng như tạo ấn tượng với tác phong và cách giao tiếp, trang phục, cách thức phục vụ.
Các dịch vụ khác của VCBĐN được sử dụng:
Có đến 75% KH sử dụng dịch vụ mua bán ngoại tệ và tín dụng ngoài dịch vụ TTQT, còn lại 25% là sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm và thẻ. Điều đó thể hiện dịch vụ TTQT có vai trò làm tiền đề thúc đẩy gia tăng KH cho các dịch