4. Kết cấu của đề tài
3.1.4 Hoàn thiện kỹ thuật thu hồi các khoản nợ có vấn đề
Đây chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại đã xảy ra. Quá trình xử lý các khoản nợ quá hạn cần có những biện pháp cụ thể như:
- Phân tích nguyên nhân các khoản nợ quá hạn của khách hàng để từ đó có biện pháp khắc phục.
+ Đối với những KH nợ quá hạn có tính chất tạm thời thì Ngân hàng sẽ căn cứ và giám sát chặt chẽ báo cáo tài chính hàng năm, mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng trong thời gian tới để Ngân hàng quyết định cho vay. Việc cho vay đảm bảo thu hồi vốn giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ. Với khách hàng khó khăn về tài chính, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:
Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo: tìm những KH có khả năng về tài chính nhận lại nợ của KH trước để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ. Ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Phối hợp cùng với các ban ngành để giải quyết các thủ tục, hồ sơ. Trường hợp nếu KH chưa trả đủ nợ thì phải tiếp tực thanh toán thông qua các tài sản được bán tiếp theo. Đối với trường hợp cho vay chỉ định, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, ngân hàng hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý.
Đối với khoản vay không có đảm bảo: trong truờng hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thu của khách hàng, các khoản phải thu, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực
khác. Tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.
- Biện pháp khởi kiện ra tòa
Hiện nay trong quan hệ kinh tế cũng như trong các mối giao thương, khởi kiện ra tòa chưa trở thành một thói quen đối với mọi người. Trong môi trường kinh tế chúng ta cần làm quen với việc giải quyết các tranh chấp kinh tế thông qua tòa án kinh tế. Việc kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ cho bên cho vay.