Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ rủi RO TRONG CÔNG tác CHO VAY TIÊU DÙNG tại SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 71)

4. Kết cấu của đề tài

3.3.4 Phân tán rủi ro

 Nội dung giải pháp

Nghiên cứu và công bố các cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực, loại hình cho vay. Không tập trung cho vay một khách hàng hoặc một nhóm KH. Ngoài những hạn chế theo luật định, NH Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai cần quy định tỷ lệ dư nợ tối đa cho một KH.

Ngân hàng sẽ tiến hành phân tán những rủi ro của một hợp đồng nào đó, quá trình này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải thực sự là người có trình độ kinh nghiệm, họ sẽ phân tích những rủi ro khác có thể xảy ra khi tiến hành phân tán những rủi ro từ những công việc khác.

Các rủi ro không thể để tập trung ở một hoặc một nhóm KH nào, vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm đồng vốn. Đây là một nghệ thuật của các nhân viên tín dụng, họ từ điều phối các rủi ro theo những hướng có lợi lớn nhất, hạn chế những thệt hại nhỏ nhất có thể xảy ra. Ngoài ra, ngân hàng có thể phân tán rủi ro cho bên thứ ba, ký hợp đồng chuyển giao rủi cho một tổ chức khác mà không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.

 Hiệu quả dự kiến

Rủi ro được phân tán sang những quy trình khác, không tập trung vào một hoặc một nhóm KH nào. Giảm được những mối lo lắng cho các nhân viên ngân hàng về nguồn tài sản thu hồi trong tương lại hay đồng vốn thu hồi. Không những trong công tác cho vay tiêu dùng, nếu áp dụng phân tán rủi ro cho các mảng hoạt động khác trong chi nhánh như huy động vốn cũng sẽ làm giảm nhẹ những rủi ro thiệt hại về lãi suất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ rủi RO TRONG CÔNG tác CHO VAY TIÊU DÙNG tại SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)