Lấy mẫu và tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu pH, COD, SS.
Kết quả
Hình 4.1. Nước thải đầu vào ở các thời điểm khác nhau tại Nhà máy giấy Tân Mai
Thời điểm lấy mẫu pH COD (mgO2/l) SS (mg/l)
TN 1. Kiểm tra lần 1 02/07/2012 Tại bể điều hòa
7,35 2575 1410
TN 2. Kiểm tra lần 2 09/07/2012 Tại bể điều hòa
6,78 2153 1236
TN 3. Kiểm tra lần 3 16/07/2012 Tại bể điều hòa
6,67 2297 1074
Giá trị trung bình - 6,92 2342 1240
Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm kiểm tra nƣớc thải đầu vào
Phân tích kết quả
Bể điều hòa của HTXLNT Nhà máy giấy Tân Mai là dạng bể lắng ly tâm có chức năng nhƣ bể điều hòa, nên khả năng điều hòa nồng độ không đảm bảo. Vì thế nồng độ các chất bẩn đầu vào hệ thống xử lý cũng biến động.
Nƣớc thải lấy tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy giấy Tân Mai tại các thời điểm khác nhau sẽ có màu sắc và hàm lƣợng chất ô nhiễm khác nhau. Nƣớc thải lấy lần 1 vào ngày 2 7 2012 có màu đục nhất và qua phân tích các chỉ số thì thấy đƣợc hàm lƣợng SS, COD của nƣớc thải khá cao. Thành phần, tính chất nƣớc thải thay đổi phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của nhà máy và công suất của nhà máy. Thí nghiệm lần 2 thì hàm lƣợng SS cũng nhƣ COD thấp hơn so với lần 1.
43
Nhìn vào kết quả thí nghiệm ở cả 3 lần thí nghiệm ta thấy nồng độ COD trong khoảng 2153 - 2575 mg/l và pH của nƣớc thải ở những thời điểm lấy mẫu khác nhau cũng khác nhau, nhƣng chủ yếu pH dao động từ khoảng 6,67 – 7,35.
Lấy giá trị trung bình của cả 3 lần thí nghiệm ta đƣợc hàm lƣợng COD trong nuớc thải đầu vào là 2342mgO2 l, hàm lƣợng SS là 1240mg l và pH của nƣớc thải là 6,92.
Vì vậy, với nồng độ chất ô nhiễm cao nhƣ vậy thì dùng 1 phƣơng pháp xử lý sẽ không hiệu quả nên phải có sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ keo tụ tạo bông kết hợp với Oxy hóa nâng cao và sinh học.