Các hình thức bảo lãnh phát hành

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh doanh chứng khoán DHTM ! (Trang 78 - 79)

- Các hình thức khác.

4.3. Các hình thức bảo lãnh phát hành

Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

thức bảo lãnh phát hành mà tổ chức BLPH cam kết với tổ chức PH sẽ mua hết lượng chứng khoán ở một mức giá thoả thuận và phân phối lại cho công chúng tại mức giá chào bán ra công chúng (POP). Giá chào bán ra công chúng POP không được thay đổi trong suốt quá trình chào bán. Mức giá thoả thuận còn được gọi là mức giá chiết khấu (Discount) và chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của tổ chức bảo lãnh và giá bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu (Underwrting spread).

Tuỳ và tổ chức bảo lãnh là tổ chức bảo lãnh chính hay là đơn vị bảo lãnh thành viên mà khoản thu nhập họ nhận được sau đợt phát hành sẽ khác nhau. Nguồn thu của tổ chức bảo lãnh - thường gọi là hoa hồng bảo lãnh – là phần chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường (giá POP) và giá mua chiết khấu theo thoả thuận, hoa hồng bảo lãnh bao gồm 3 phần chính: phí quản lý, phí nhượng bán và phí bảo lãnh.

+ Phí quản lý là khoản chi phí dành cho tổ chức bảo lãnh chính để tổ chức này thành lập và quản lý tổ hợp bảo lãnh.

+ Phí nhượng bán là khoản phí dành cho các tổ chức bảo lãnh do họ phải chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra, khoản phí này có thể không bù đắp được hết những thiệt hại song nó được coi như một khoản đền bù rủi ro cho các tổ chức bảo lãnh.

Rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải khi ký hợp đồng bảo lãnh theo phương thức đảm bảo chắc chắn xảy ra khi tổ chức bảo lãnh không bán hết số chứng khoán đã mua, học buộc phải trở thành nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, hoặc khoản hoa hồng bảo lãnh mà họ nhận được không đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng. Các khoản chi phí giới thiệu, quảng cáo cho đợt phát hành (Roadshow), phí dàn xếp hợp đồng, lãi vay phải trả (nếu có), phí ổn định thị trường và các loại phí khác. Để giảm thiểu rủi ro và chắc chắn bán được hết số chứng khoán đã cam kết, tổ chức bảo lãnh với một hệ hống các đại lý phân phối được thành lập nhằm san sẻ rủi ro.

Trường hợp này tổ chức bảo lãnh đã mua hết số lượng chứng khoán nên họ sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro của đợt phát hành. Do đó, tổ chức bảo lãnh chỉ chấp nhận ký kết hợp đồng bảo lãnh theo phương thức bảo đảm chắn chán khi các tổ chức phát hành là tổ chức có uy tín, thị trường đang có nhu cầu đầu tư cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh doanh chứng khoán DHTM ! (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w