Ưu điểm của phanh tang trống

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế và thi công xe lai chạy bằng năng lượng xăng và điện (Trang 39 - 41)

Giá thành rẻ, kỹ thuật không quá cao. Chính vì thế, phanh tang trống vẫn được áp dụng rộng rãi trên nhiều phương tiện, để tiết kiệm chí phí sản xuất và giảm giá thành. Hiện nay, phanh tang trống vẫn xuất hiện rộng rãi, trên những chiếc xe máy và ô tô. Phanh trước của xe máy đã dần chuyển sang sử dụng phanh đĩa, nhưng phanh sau hầu hết vẫn là phanh tang trống, do lo ngại về hiện tượng bó cứng phanh do phanh đĩa quá ăn ở bánh sau gây nguy hiểm.

3.7 Thiết kế và chế tạo biên dạng thân xe

Tổng hợp từ những phân tích mục 3.2 chương 3 nhóm tác giả đã lựa chọn vật

liệu Composite nền cốt có dạng sợi hữu cơ, sợi thủy tinh để đúc biên dạng toàn thân xe.

Hình 3.17 : Hình ảnh biên dạng toàn thân xe

3.7.1 Nguyên liệu đúc vỏ

Nhựa Polyester không no sử dụng loại 2117 sản xuất ở Singapor.

Sợi thủy tinh dạng mat 300 g/ 2

m do Trung Quốc sản xuất.

34

Chất chống dính khuôn, NaOH (10%), HCl (10%), nước biển và nước cất.

3.7.2 Quá trình thi công đúc vỏ xe

Với vật liệu là Composite khi thi công làm vỏ xe thì cần phải làm khuôn và gia công trên khuôn. Khuôn đúc được gia công bằng thạch cao và có cốt bằng kẽm sắt và lưới sắt.

Sau khi gia công khuôn và làm sạch bề mặt khuôn, phủ lớp chống dính lên khuôn. Sợi thủy tinh được cắt theo hình dạng khuôn và được sấy trong ít phút. Cân khối lượng nhựa và sợi theo tỷ lệ nhựa/sợi là 60/40, và chuẩn bị chất xúc tác đóng rắn với hàm lượng vừa đủ.

Gia công mẫu Composite trên cơ sở nhựa polyester gia cường bằng sợi thủy tinh: Sau khi chuẩn bị nhựa xong thì tiến hành trộn chất xúc tác đóng rắn vào nhựa. Tiến hành đắp lần lượt từng lớp sợi và lăn nhựa thật kỹ vào mỗi lớp để nhựa thấm ướt đều sợi và tránh sự tạo thành bọt khí. Sau khi lăn xong, chờ đóng rắn trong 8h ở nhiệt độ bình thường. Nếu có thể nên sấy sẽ tốt hơn.

35

Hình 3.19 : Hình ảnh thực tế của coposite được gia công bằng khuôn thạch cao

Sau khi nhựa poly đã đóng rắn hoàn toàn, lúc này mới bắt đầu cho quá trình chỉnh sửa đường nét cho vỏ bằng những phương pháp thủ công: mài, chà nhám…Và kết quả thu được là một bề mặt Composite mịn.

Hình 3.20 : Hình ảnh thực tế kết quả sau khi thi công của vỏ xe.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế và thi công xe lai chạy bằng năng lượng xăng và điện (Trang 39 - 41)