Cùng với sự phát triển chung, giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn đã từng bước được đổi mới góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quy mô mạng lưới trường lớp học của huyện đã hoàn chỉnh với 01 Trung tâm dạy nghề, 02 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX, 18 trường THCS, 26 trường Tiểu học, 24 trường Mầm non và 24 Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn 24 xã, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em và nhân dân trong huyện.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực: Điểm tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 – 2012 vượt 5 bậc so với năm học 2009 - 2010 (Từ thứ 17 lên 12); chất lượng mũi nhọn được quan tâm đầu tư mạnh, số lượng và chất lượng ngày càng tăng.
Chất lượng phổ cập giáo dục được nâng cao, tỷ lệ phổ cập ổn định và dần tiến tới bền vững. Đã có 23/24 xã đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 24/24 xã đạt phổ cập giáo dục THCS, hiện nay đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phấn đấu hoàn thành vào tháng 6 năm 2012.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường bằng chương trình mục tiêu quốc gia và kiên cố hóa trường lớp học nên đã giải quyết cơ bản phòng học mượn, phòng tạm; diện tích khuôn viên các nhà trường được bố trí hợp lý, đúng quy định, quang cảnh ngày càng xanh, sạch, đẹp đã tạo điều kiện để triển khai các hoạt động dạy học. Số phòng học cao tầng tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại các trường vùng khó khăn; hệ thống phòng chức năng, văn phòng, phòng thư viện, thiết bị - thực hành được xây mới, sửa chữa và nâng cấp; đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo du ̣c trong nhà trường được đầu tư mua sắm theo hướng hiện đại; sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí,... đầy đủ cơ bản đáp ứng cho nhu cầu dạy và học.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được xác định là mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục nên các cấp ủy, chính quyền và toàn ngành quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn. Hệ thống các trường chuẩn quốc gia đã phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tổng số trường chuẩn quốc gia toàn huyện là 26 trường, đạt tỷ lệ 37,1% (Mầm non: 08, Tiểu học: 17, THCS: 01).
Bảng 2.1. Số lượng học sinh MN, TH, THCS huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2008 -
2013.
Đơn vị tính: Người
Năm học Mầm non Tiểu học THCS Tổng cộng
2008 – 2009 5284 10048 10563 25895
2009 – 2010 5285 9620 9408 24313
2010 – 2011 5484 9604 8391 23479
2011 – 2012 5345 9551 7862 22758
2012 – 2013 5478 9359 7772 22609
(Nguồn do Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
Qua Bảng 2.1 ta thấy học sinh Nghĩa Đàn trong 5 năm trở lại đây có chiều hướng giảm dần, học sinh THCS năm học 2012 - 2013 so với năm học 2008 - 2009 giảm 12,7 %. Đối với bâ ̣c học mầm non huy động các cháu vào trường tăng dần.
Bảng 2.2. Số trường, lớp, học sinh, cán bộ GV trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm học 2011 - 2012
Bâ ̣c, cấp ho ̣c Số trường Số lớp Số HS
Cán bộ GV, nhân viên Tổng số Đạt chuẩn Trở lên Tỷ lệ (%) Mầm non 24 216 5345 366 362 98,9% Tiểu học 26 400 9551 578 573 99,2% THCS 18 258 7862 636 629 98,9%
(Nguồn do Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
Nhận xét:
Nhìn chung, mạng lưới trường lớp được sắp xếp hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng. Mỗi xã, thị trấn có một trường mầm non, có một đến hai trường tiểu học và một trường THCS (có 3 trường THCS liên xã). Giữ vững và ổn định quy mô phát triển ở cả ba bâ ̣c ho ̣c, cấp học, làm tốt công tác huy động và ổn đi ̣nh sĩ số học sinh trong từng năm học ở các bâ ̣c, cấp học.
- Bâ ̣c học mầm non: số trẻ được huy động ra lớp đạt tỷ lệ ngày càng cao: nhà trẻ 25% đến 30%; mẫu giáo trên 90%.
- Cấp tiểu học: tỷ lệ học sinh huy động ra lớp đúng độ tuổi hàng năm đạt 95%, làm tốt công tác duy trì sĩ số ở các khối lớp.
- Cấp THCS: số học sinh tốt nghiệp và hoàn thành chương trình TH, vào THCS hàng năm đạt tỷ lệ 99,9%. Học sinh THCS từ năm 2009 bắt đầu giảm dần.
Từ những năm 1990 đến đầu năm 2000 số lượng học sinh của huyện hàng năm đều tăng, đòi hỏi ngành GD&ĐT phải có quy hoạch mạng lưới trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân (là giai đoạn tách trường phổ thông cơ sở thành trường Tiểu học và trường THCS. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 mạng lưới trường THCS huyện Nghĩa Đàn sẽ có thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển Kinh tế - xã hội và số lượng học sinh (sẽ sát nhập một số trường THCS có quy mô nhỏ lại với nhau, cả huyện sẽ có khoảng 16 trường THCS).
* Mặt tồn tại: cơ sở vật chất và thiết bị trường còn thiếu nhiều, đặc biệt một số trường THCS số phòng học chỉ đủ học hai ca; thiếu các phòng bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các phòng học bộ môn, phòng máy vi tính; sân chơi bãi tập không đảm bảo quy cách, ...; diện tích khuôn viên chưa đạt; điều kiện sinh hoạt của GV còn thiếu thốn.
Đội ngũ cán bộ GV mặc dù đủ về số lượng, nhưng chất lượng không đồng đều, một bộ phận cán bộ GV yếu cả về năng lực và trách nhiệm. Đội ngũ GV không đồng bộ, thiếu GV dạy Địa lý, Hoá học, Sinh ho ̣c, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Phụ tá thí nghiệm.
Một bộ phận cán bộ quản lý yếu về công tác quản lý tài chính, tài sản, nhận thức về quản lý xã hội còn hạn hẹp. Một bộ phân GV chậm đổi mới phương pháp, nặng về thuyết trình, truyền thụ một chiều.
2.1.6. Về chất lượng đào tạo (xem bảng 2.3 trang 45; 2.4 trang 46)
- Chất lượng GD&ĐT ngày càng được nâng lên, công tác bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu được quan tâm đúng mức.
- Số học sinh xếp đạo đức yếu chỉ còn 0,37% (kết quả năm học 2011 -2012), không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong học sinh.
- Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thường xuyên, liên tục trong suốt năm học, có kế hoạch, chương trình và nội dung bồi
dưỡng thống nhất trong toàn huyện. Do đó kết quả HS giỏi đã có những bước chuyển biến nhất định: năm học 2011 - 2012 học sinh giỏi cấp huyện đạt 275 em, cấp tỉnh 32 em, có 01 học sinh giỏi quốc gia, đối với bô ̣ môn toán xếp thứ 5 trên toàn tỉnh.
Về tình hình học tập của học sinh: học sinh của các trường THCS huyện Nghĩa Đàn có hơn 90% là con em thuộc gia đình sản xuất nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, chỉ có số ít là con em cán bộ viên chức, tiểu thủ công, tư thương. Việc đầu tư học tập cho các em nhìn chung chưa được nhiều gia đình quan tâm tạo điều kiện học tập. Trong nhiều năm qua các trường THCS trên địa bàn huyện đã đào tạo được một số lượng lớn học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm của huyện tương đối cao (xem bảng 2.5 trang 47). Sau khi tốt nghiệp một bộ phận tiếp tục học THPT, THCN, học nghề. Còn một số khác về địa phương tiếp tục lao động sản xuất, là nguồn lao động có hiểu biết, có văn hoá, có thái độ đúng đắn với lao động sản xuất.
Số lượng học sinh khá giỏi tăng, song tỷ lệ học sinh đạt kết quả trung bình, yếu kém vẫn còn cao cho thấy khả năng vận dụng kiến thức, năng lực tư duy, năng lực hành động còn yếu và thiếu linh hoạt. Một bộ phận HS không chăm chỉ học tập, đi học không chuyên cần, kết quả học tập yếu.
Công tác giáo dục đạo đức nhìn chung tốt nhưng vẫn còn một số ít học sinh vi phạm an ninh trật tự công cộng, luật an toàn giao thông. Tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt trái của nó đã phần nào tác động xấu đến đạo đức, tư cách HS. Các tệ nạn xã hội len lỏi vào nhà trường lôi kéo HS làm cho một số HS suy giảm về đạo đức tư cách.
Học sinh còn thụ động trong các hoạt động tập thể, còn trông chờ vào sự hướng dẫn của các thầy cô, chưa có thời gian đề xuất ý kiến tổ chức hoặc tự tổ chức các buổi sinh hoạt chung. Học sinh còn vụng về trong giao tiếp, ứng xử, thói quen ứng xử có văn hoá, hành động như một tính cách để khẳng định nhân cách của các em chưa trở thành một nhu cầu thực sự.
Có sự phân hoá rõ rệt trong từng trường. Chất lượng của từng trường có sự khác nhau, các trường vùng gần trung tâm huyện có chất lượng khá hơn các trường
phía Tây - Nam của huyện. Sự phân hoá có nhiều nguyên nhân khách quan: các trường ở trung tâm thuận tiện và kinh tế xã hội phát triển hơn nên có điều kiện học tập nhiều hơn, các trường xa trung tâm đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chưa phát triển, nhận thức về việc học tập chưa cao. “Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, công tác quản lý còn nhiều yếu kém, trình độ, năng lực, trách nhiệm của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều bất cập, chương trình kiên cố hoá trường học, phổ cập THCS, xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm”.
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp hạnh kiểm (HK), học lực (HL) học sinh THCS huyện Nghĩa Đàn.
Đơn vị tính: %
Năm học
Ha ̣nh kiểm Ho ̣c lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2008-2009 57.20 34.4 8.00 0.38 1.2 19.60 56.70 20.3 2.2 2009-2010 55.40 36.94 7.33 0.33 1.17 22.47 62.43 13.71 0.22 2010-2011 61.07 31.64 6.86 0.43 1.89 23.26 57.25 17.29 0.30 2011-2012 62.57 30,10 6.95 0.37 2.69 24.84 54.59 17.68 0.20
(Nguồn do Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
Bảng 2.4. Thống kê số giải học sinh giỏi các môn văn hoá cấp THCS huyện Nghĩa Đàn
Đơn vị tính: Người
Năm học Tổng số học sinh Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia
2008-2009 10563 209 12 0
2009-2010 9408 245 17 0
2010-2011 8391 261 25 0
2011-2012 7862 275 32 01
(Nguồn do Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
2.1.7 Thành tựu cơ bản.
Nhiều năm qua GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn luôn hoàn thành nhiệm vụ do ngành và huyện giao. Ổn định quy hoạch mạng lưới trường lớp, chất lượng dạy học từng bước được nâng lên rõ rệt.
Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực trên một số mặt: quy mô các cấp học, ngành học ổn định, 100% xã có trường tiểu học và trường mầm non, 18/24 xã có trường THCS, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi đối tượng học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ em các độ tuổi đến lớp đạt bình quân 98% (năm 2008 là 94,6%); có 26 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia: mầm non có 08 trường, tiểu học có 17 trường và THCS có 1 trường.
Số học sinh được tuyển vào các trường cao đẳng, đại học cao hơn giai đoạn 2000 - 2005 (trước năm 2005 học sinh thi đỗ đại học dưới 200 em/năm, năm 2012 có trên 600 em thi đỗ đại học). Công tác GD đạo đức phẩm chất lối sống, giáo dục dân số, pháp luật và bảo vệ môi trường trong các trường học có nhiều chuyển biến tích cực.
Huyện Nghĩa Đàn đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, phổ cập THCS năm 2004, cơ bản đã xoá xong nạn mù chữ, đang phấn đấu củng cố và nâng cao chất lượng và tỷ lệ phổ cập.
Bảng 2.5. Kết quả tốt nghiệp THCS trong 4 năm của huyện Nghĩa Đàn. Năm học
Tiêu chí
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
Số dự thi (xét) 2876 2683 2223 1918
Số đậu TN 2721 2557 2152 1872
Tỷ lệ TN % 94,6 95,3 96,8 97,6
(Nguồn do Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
2.1.8 Quy mô phát triển.
Bảng 2.6. Số lượng trường, lớp, học sinh THCS huyện Nghĩa Đàn
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh
2008-2009 21 315 10563
2009-2010 20 290 9408
2010-2011 19 268 8391
2011-2012 18 258 7862
2012-2013 17 251 7772
(Nguồn do phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cung cấp)
Trong 5 năm qua quy mô trường lớp có thay đổi (số lượng học sinh có giảm từ năm 2009 - 2010 là do tỷ lệ phát triển dân số giảm), 3 năm tới số lớp trong các trường sẽ ổn định quy mô phát triển tới năm 2015 thì huyê ̣n Nghĩa Đàn có 16 trường THCS..
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Khi tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở 18 trường THCS trong huyện, gồm 02 nhóm đối tượng:
- Nhóm 1: 18 đồng chí hiệu trưởng.
- Nhóm 2: 189 đồng chí gồm: các đồng chí phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn và các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán.
2.2.1Thực trạng công tác quản lý thực hiện nội dung, chương trình môn Toán
Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả tổng hợp ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng công tác quản lý thực hiện nội dung, chương trình môn Toán.
TT Nội dung khảo sát
Hiệu trưởng tự đánh giá (%) Ý kiến của P.HT, TT, TP, giáo viên (%) Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt 1
Quán triệt giáo viên nắm vững chương trình dạy học môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không được tuỳ tiện thay đổi, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình
100 0 0 93 7 0
2 Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu 80 20 0 60 40 0
học tập, nắm vững chương trình toàn cấp, đặc biệt khối lớp mình dạy, chú ý điểm bổ sung thay đổi
3
Hướng dẫn giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học và duyệt kế hoạch của giáo viên
65 35 0 50 50 0
4
Có biện pháp tổ chức quản lý sổ báo giảng, sổ đầu bài đối khớp với vở ghi của học sinh
78 22 0 95 5 0
5 Chỉ đạo tổ trưởng theo dõi tiến độ
thực hiện chương trình 100 0 90 10 0
6
Tổng hợp đánh giá thực hiện chương trình giảng dạy từng tháng, uốn nắn điều chỉnh kịp thời
65 35 0 70 30 0
(Nguồn điều tra từ 18 trường THCS huyện Nghĩa Đàn)
Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy:
- Nội dung 1: biện pháp quán triệt cho giáo viên nắm vững nội dung chương trình giảng dạy của môn học do Bộ GD&ĐT ban hành là văn bản pháp quy của Nhà nước mang tính pháp lệnh phải thực hiện nghiêm túc không được tùy tiện thay đổi, cắt xén, thêm bớt, đảo lộn chương trình hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Ý kiến đánh giá của hiệu trưởng tương đối trùng ý kiến của giáo viên. Các đồng chí đã quán triệt đến từng giáo viên hiểu rõ yêu cầu này.
- Nội dung 2 và 3: ý kiến tự đánh giá của hiệu trưởng, của giáo viên có những nội dung tương đồng với nhau. Sự chỉ đạo của hiệu trưởng mới dừng lại ở mức độ đạt yêu cầu, chỉ có hơn nửa số đồng chí hiệu trưởng làm tương đối tốt vì việc tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nắm vững chương trình giảng dạy của bộ môn toàn cấp cũng như hướng dẫn của giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy phụ thuộc vào tay nghề của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, tổ phó.
- Nội dung 4: các hiệu trưởng có biện pháp tổ chức quản lý sổ báo giảng, sổ đầu bài và thường xuyên hàng tuần, hàng tháng đối khớp với vở ghi bài trên lớp của học sinh.
- Nội dung 5 và 6: biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy bộ môn có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng đôn đốc giáo viên