Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55)

2.3.1. Mặt mạnh

- Đa số HS có nhận thức tốt về vai trò của tự học.

- Đội ngũ GV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có nhận thức tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tương đối đảm bảo.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện khuyến khích HS tự học và có sự PT KN tự học.

2.3.2. Mặt yếu

2.3.2.1. Mặt khách quan a) Về phía GV

- Hiện nay, ở cấp TH, GV lên lớp chủ yếu là truyền đạt cho HS những KT quy định trong chương trình mà ít có điều kiện đầu tư vào việc HD HS tự hoạt động

để chiếm lĩnh tri thức của bài học và dạy cách tự học. Nếu có kĩ năng tự học thì chưa duy trì mà chỉ làm đứt quãng, không liên tục.

- Còn thiếu những biện pháp hữu hiệu về PT KN tự học cho HS lớp 4, 5.

- Còn có nhiều ý kiến khác nhau về PP dạy – tự học, đặc biệt là vấn đề vận dụng PP này vào quá trình học tập cá nhân của HS.

- Trình độ GV không đồng đều. Năng lực sư phạm của một số GV còn hạn chế nên thường lúng túng khi tiếp cận với PP DH mới. Từ đó chưa có PP để hướng dẫn HS tự học và phát triển KN này.

b) Về phía HS

- PP DH của nhiều GV dạy lớp 4, 5 chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khơi ngợi được tính tích cực, tự giác, độc lập trong học tập của HS.

- Việc trang bị những KT, KN cần thiết cho việc tự học và HD trình tự thực hiện các bước trong quá trình tự học cho HS lớp 4, 5 chưa được GV quan tâm đúng mức.

- GV HD, tổ chức các hình thức tự học chưa phong phú nên chưa đem đến nhiều niềm vui, hứng thú trong tự học cho HS.

- Việc kiểm tra kết quả tự học của HS lớp 4, 5 đa phần do GV độc quyền và không thường thường xuyên nên ít tạo được động lực để HS cố gắng, tích cực tự học và duy trì nó.

c) Về phía cha mẹ HS

- Đa số cha mẹ HS quan tâm đến việc học tập của con em mình nhưng hầu hết

đều chưa có điều kiện để đầu tư vào PP giúp con tự học.

- GVCN chưa có những tư vấn cụ thể cho cha mẹ HS về PP DH con tự học tại nhà.

- Hiện nay chưa có sự đào tạo bài bản, cụ thể về vận dụng thế mạnh “Vui mà học”, “ Chơi mà học, học mà chơi” cho các tổng phụ trách ở các trường tiểu học. - Những đợt tập huấn để cho các tổng phụ trách học tập thường xoay quanh những chủ đề, chủ điểm về vui chơi, lao động, hoạt động xã hội chứ chưa có PP, hình thức hỗ trợ, động viên, kích thích đội viên học tập.

2.3.2.2. Mặt chủ quan a) Về phía GV

- Hầu hết GV dạy lớp 4, 5 thấm nhuần tinh thần đổi mới PP DH trong quá trình giảng dạy nhưng từ việc nhận thức đến việc làm là cả một vấn đề nên vẫn còn khá nhiều GV chưa hiểu hoặc chưa thật sự nắm được quy trình dạy – tự học. Dẫn đến tình trạng chưa thực hiện được trong quá trình dạy học.

- Ở một số GV chưa đổi mới PP DH còn mang hình thức, thiếu năng động, sáng tạo.

- Một số GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, lên lớp chỉ cốt dạy sao cho hết bài, thiên về truyền thụ một chiều, dạy đọc – chép mà thiếu quan tâm đến tính tích cực của HS, chưa hướng tới việc giúp HS tự học, tự tìm KT, vận dụng, mở rộng KT. Bên cạnh đó, một số GV có tâm huyết đã cố gắng đầu tư công sức, thời gian cho bài dạy, vận dụng đổi mới PP, HD HS cách tự học nhưng thực tế thì trình tự các bước DH còn lộn xộn, HS chưa thật sự tích cực trong tự học nên hiệu quả chưa cao.

- Ý thức tự học, bồi dưỡng của một bộ phận GV chưa cao; việc cập nhật các vấn đề đổi mới, PP hướng dẫn tự học cho HS còn hạn chế.

- KN HD, tổ chức hoạt động tự học ở một bộ phận GV còn hạn chế.

b) Về phía HS

- Vẫn còn một bộ phận HS cho rằng tự học chỉ dành cho những bạn tài giỏi, thông minh.

- Nhiều HS chưa xây dựng được động cơ đúng đắn nên tính tích cực, tự giác, độc lập trong học tập chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đa số HS chưa biết lựa chọn PP, hình thức, tài liệu, phương tiện tự học phù hợp.

- Có HS còn lúng túng với một số KN tự học cần thiết nên sử dụng cách học không hiệu quả.

- Nhiều HS chưa biết phân chia hợp lí quỹ thời gian để có thời gian tự học. - Tinh thần khắc phục khó khăn trong tự học của một số HS chưa cao.

c) Về phía cha mẹ HS

- Có một bộ phận cha mẹ HS phó thác hoàn toàn việc học của con em mình cho nhà trường hoặc không tin tưởng vào PP giảng dạy của nhà trường nên không muốn cộng tác.

- Cha mẹ không có thời gian cùng học với con.

- Nhiều cha mẹ HS lúng túng trong việc HD con tự học nhưng chưa có ý thức hoặc không tin vào khả năng tự học, tự bồi dưỡng của mình để mạnh dạn tự đào tạo mình trở thành người hướng dẫn con tự học tại nhà.

d) Về phía Tổng phụ trách

- Tổng phụ trách còn ít đầu tư lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động thi đua việc tự học của đội viên và HS trong nội dung hoạt động Đội.

- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tâm huyết với các hoạt động Đội của một số tổng phụ trách chưa cao.

Kết luận chương 2

Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng phát triển kĩ năng tự học của học sinh lớp 4, 5 ở các trường tiểu học trong quận 4 qua GV, HS, cha mẹ HS, tổng phụ trách thì thấy còn có những hạn chế rất nhiều. Qua việc phân tích thực tiễn dẫn đến

hạn chế của thực trạng, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính thuộc về nhận thức, trách nhiệm, việc làm của GV. Trong đó, GV chưa có được những biện pháp thích hợp để phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5 mang tính chất then chốt.

Từ quá trình tìm hiểu tình hình GD ở các trường TH trong quận 4, thực trạng cùng với những hạn chế của thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5 , chúng tôi thấy rằng việc cần phải có những biện pháp thiết thực, phù hợp, khoa học để phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại hiện nay là một nhu cầu cấp thiết.

Nhận thức đổi mới định hướng DH cùng với hệ thống hóa lí luận liên quan đến tự học, PT KN tự học, các yếu tố ảnh hưởng đến PT KN tự học đã được nêu ở chương 1 và qua phân tích kết quả điều tra, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của thực trạng sử dụng biện pháp PT KN tự học cho HS lớp 4, 5, chúng tôi đã có cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng “ Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5” phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện thực tế. Những biện pháp này góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập cho học sinh tiểu học nói chung, cho học sinh lớp 4, 5 nói riêng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG QUẬN 4, THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4,5 các trường tiểu học trong quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh được dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này yêu cầu việc xây dựng các biện pháp cần phải: - Xác định đúng mục tiêu DH cho HS lớp 4, 5.

- Hướng tới việc nâng cao chất lượng DH cho HS lớp 4, 5 ở các trường TH. - Gắn liền với định hướng đổi mới PP DH theo chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những PP DH đang được đổi mới theo những quan điểm sau:

+ HS là chủ thể kiến tạo tri thức, được khẳng định từ quá trình học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình. GV chỉ là người hiến kế, HD, dẫn dắt quá trình học tập của HS.

+ Phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của HS qua hoạt động học tập độc lập hoặc giao lưu.

+ Khơi dậy niềm lạc quan, tự tin và hứng thú học tập của HS thông qua thành quả lao động của chính bản thân.

Xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, đòi hỏi những biện pháp đề xuất phải mang tính hiệu quả trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể hiện nay, phải nâng cao được khả năng và hiệu quả tự học của học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Việc xây dựng các biện pháp PT KN tự học cho HS lớp 4, 5 vừa phải phù hợp với những đặc điểm, điều kiện và những yêu cầu của thực tiễn, vừa phải có tác dụng nâng cao hiệu quả của quá trình tự học ở HS. Cụ thể:

- Phù hợp với đặc điểm, nội dung, chương trình sách giáo khoa, PP DH lớp 4,5. - Nhất quán với định hướng đổi mới PP DH chương trình TH trong giai đoạn hiện nay.

- Phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn và nhu cầu của đa phần GV dạy lớp 4, 5 để từ đó GV có thể thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phù hợp với điều kiện vật chất, trang thiết bị của trường TH nói chung, bản thân HS nói riêng.

- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 4, 5.

- Có khả năng ứng dụng rộng rãi, thuận lợi và đem lại hiệu quả cao trong DH cho HS lớp 4, 5 của các trường TH nước ta.

Ngoài ra, các biện pháp này còn phải có sự đồng tình của cha mẹ HS, tổng phụ trách, nhà trường và xã hội để cùng hướng, tạo điều kiện giúp đỡ và động viên HS.

3.2.Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5

3.2.1. Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh lớp 4, 5

Thông qua các hoạt động được nhà trường tổ chức, HS được nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, động cơ tích cực trong tự học, đồng thời nhờ được hoạt động thực tiễn, tạo điều kiện giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức nhiều hoạt động phong phú, dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện để HS được tham gia đầy đủ, thông qua đó bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học.

- Tổ chức các hoạt động giúp HS tự thể hiện như: tổ chức các phong trào thi đua học tập tốt, thuyết trình bày văn hay hoặc vấn đề thời sự gần gũi với các em; học thế nào để đảm bảo giữa chơi và học mà đạt kết quả tốt.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể,thảo luận, làm việc trong nhóm, tổ thông qua các buổi học trên lớp.

- Tổ chức các buổi giao lưu với học sinh giỏi, nói chuyện về kĩ năng tự học và quá trình tự học.

3.2.1.3. Cách thực hiện

- Thiết kế cùng với kế hoạch của nhà trường: Ngay từ đầu năm học, nhà trường phối hợp với các đoàn thể thiết kế kế hoạch hoạt động cả năm, tháng, tuần với mục tiêu, nội dung, cách tổ chức cụ thể và thống nhất thực hiện, tạo sân chơi cho HS hoạt động.

- Kế hoạch tại lớp: Nhà trường khuyến khích và có biện pháp giao lớp tự thiết kế các hoạt động sinh hoạt cho HS gắn với hoạt động của trường phù hợp với điều kiện, trình độ của từng lớp.

Trong các hoạt động, tạo điều kiện, yêu cầu mọi HS đều phải tham gia đầy đủ. Nhất là những HS yếu kém, lười học thì GV càng phải quan tâm và khuyến khích các em tham gia. Có thể kết hợp với việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS.

3.2.2. Xây dựng mục tiêu cho hoạt động tự học của học sinh lớp 4, 5

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp HS có được các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo trong học tập và từ đó PT KN tự học của HS lớp 4,5.

3.2.2.2. Xác định mục tiêu và hình thành

- KN tự học là cơ sở ban đầu giúp HS thực hiện các công việc cụ thể trong tự học. Nó cũng là điều kiện vật chất bên trong giúp HS biến động cơ thành kết quả. Do vậy, để hoạt động tự học được tiến hành, HS phải có KN thực hiện các hoạt động tự học.

- KN được hình thành trên cơ sở HS nhận biết, hiểu biết các vấn đề cũng như cách thức thực hiện các hoạt động tự học. Thực tế nghiên cứu cho thấy HS chưa nắm được các kĩ năng tự học một cách rõ ràng , bên cạnh đó việc rèn luyện các kĩ năng tự học cũng chưa được HS và GV quan tâm đúng mức. Trong khiu, để hoạt động tự học của HS đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong học tập, HS cần phải nắm vững nội dung và biết cách sử dụng các kĩ năng tự học đảm bảo thực hiện mục tiêu hoạt động tự học.

3.2.2.3. Cách thực hiện

Cung cấp, hướng dẫn và tiến hành thực hiện hoạt động tự học cho HS những tri thức cần thiết về KN tự học.

- KN xây dựng kế hoạch tự học.

- KN nghe giảng, thông hiểu và ghi chép. - KN đọc sách và tài liệu trong quá rình tự học. - KN hệ thống hóa, khái quát hóa

- KN ghi chép tài liệu trong quá trình tự học. - KN tự kiểm tra, đánh giá.

3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên nhằm tác động tích cực đến việc tự học của học sinh lớp 4, 5

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, tự học, hình thành cho người học nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học, tự nghiên cứu để có thể tự học suốt đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Dạy học theo mô hình dạy – tự học là : GV dạy – HS tự học: GV dạy nhằm mục tiêu giúp HS tự học, biết tự học, có năng lực tự học sáng tạo.

- GV dạy vì HS, GV dạy cho HS tự học. Nghĩa là GV dạy thế nào cho HS biết cách tự học và phát triển năng lực tự học.

- GV dạy thành HS tự học: biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.

- Trong mô hình này, mối quan hệ giữa dạy và tự học là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực.

Theo Nguyễn cảnh Toàn [29], đã chỉ ra:

- GV dạy – ngoại lực: Tác động của GV là ngoại lực đối với sự phát triển bản thân của người học. Trong hoạt động dạy – học, tác động và PP của GV cho dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện cho HS tự học, tự phát triển, trưởng thành.

- HS tự học – nội lực: năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học. Nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. Ở đấy HS là chủ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55)