Khai thác và sử dụng tài nguyên n−ớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu các vấn đề môi tr-ờng nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc tr-ng, dự báo xu thế diễn biến (Trang 26 - 37)

3.2.1. Tình hình sử dụng n−ớc trên toàn quốc

1. Sử dụng n−ớc cho nông nghiệp

Trong trồng trọt, nhu cầu dùng n−ớc đ−ợc xác định cho từng đối t−ợng nh− lúa, màu, cây công nghiệp, theo các vụ khác nhau. Theo thống kê, đến nay đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa, lớn và nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ gồm 743 hồ chứa vừa và lớn (dung tích trên 1 triệu m3 chiều cao đập trên 10m); 1.017 đập dâng và hàng ngàn hồ chứa nhỏ, trên 2.000 trạm bơm điện lớn các loại với công suất lắp máy cho n−ớc t−ới trên 250 MW và cho tiêu gồm 5.000 cống t−ới tiêu lớn, khoảng trên 8.000 km bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long với hàng vạn km kênh m−ơng và các công trình trên kênh. Tổng tài sản cố định phần nhà n−ớc đầu t− khoảng trên 60.000 tỷ đồng (giá năm 1998) không kể tài sản cố định cho đê điều, các công trình thuỷ điện và công sức tiền của đang góp của nhân dân. Vốn cơ sở vật chất kỹ thuật trên đã tạo năng lực t−ới cho 3 triệu ha đất canh tác, năng lực tiêu ở vụ mùa các tỉnh Bắc Bộ là 1,4 triệu ha, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.

L−ợng n−ớc cung cấp hàng năm cho nông nghiệp rất lớn và ngày càng tăng lên. Năm 1985 đã sử dụng 40,65 tỷ m3 chiếm 89,8 tổng l−ợng n−ớc tiêu thụ, năm 1990 đã sử dụng 51 tỷ m3 chiếm 91%.

Điều này đã góp phần đ−a sản l−ợng l−ơng thực có hạt (chỉ gồm lúa và ngô) năm 2000 đạt 34,27 triệu tấn và tăng lên 36,38 triệu tấn 2002.

2. Sử dụng n−ớc cho công nghiệp

L−ợng n−ớc dùng trong công nghiệp đ−ợc tính bằng l−ợng n−ớc để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc có thể xác định theo giá trị sản phẩm đơn vị 1.000 đô la Thống kê l−ợng n−ớc dùng trong công nghiệp mấy năm gần đây cho thấy, l−ợng n−ớc sử dụng ngày càng tăng cao, điều này cũng phù hợp với sự phát triển về công nghiệp ngày càng mạnh của n−ớc ta, đặc biệt ở kiểu vùng sinh thái đồng bằng, ven đô và ven biển.

Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sử dụng n−ớc khá lớn, chẳng hạn ngành nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, công suất 400 MW một ngày cần trên 1.800.000 m3 n−ớc), hoặc sản xuất 1 tấn sợi nhân tạo cần 1.300 m3 n−ớc, 1 tấn cenlulo cần 600 - 1.200 m3, 1 tấn giấy cần 200 - 300 m3 n−ớc, 1 tấn đ−ờng cần 70 - 80 m3 n−ớc. N−ớc sử dụng để sản xuất bia không những cần nhiều về khối l−ợng mà còn yêu cầu cao về chất l−ợng.

Bảng 3.3 . Thống kê l−ợng n−ớc dùng trong công nghiệp Năm L−ợng n−ớc sử dụng trong năm

(tỷ m3) Tỷ lệ % l−ợng n−ớc sử dụng

1980 1,50 4,0

1985 1,86 6,3

1990 5,33 9,8

Nguồn : Niên giám thống kê 2002 3. Sử dụng cho sinh hoạt

a) Cấp n−ớc đô thị

N−ớc ta có 63 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung −ơng, 81 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Nhu cầu n−ớc đối với đối t−ợng này ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, hiện nay đối với các thành phố lớn nh− Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng cũng chỉ giải quyết đ−ợc 60% dân đ−ợc cấp n−ớc, các đô thị trung bình phạm vi phục vụ còn d−ới 50%, các thị xã nhỏ, n−ớc cấp chỉ đạt d−ới 30%, so với tiêu chuẩn cấp n−ớc trung bình mới chỉ 50 - 60 lít/ng−ời/ngày. Nh− vậy, hiện nay có khoảng hơn 8 triệu dân, tức gần 1/2 dân số đô thị đ−ợc cấp n−ớc. Tổng l−ợng n−ớc cấp cho các đô thị đạt công suất 2,6 triệu m3/ngày trong đó 2/3 từ nguồn n−ớc mặt và từ 1/3 từ n−ớc ngầm.

Với sự tăng tr−ởng kinh tế - xã hội của cả n−ớc, quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ, dân số các đô thị vào năm 2010 sẽ tăng thêm 20 - 30%, do đó nhu cầu về n−ớc sinh hoạt và công nghiệp cũng sẽ tăng lên không ngừng.

b) Cấp n−ớc nông thôn

Hiện nay có khoảng 80% dân đang sinh sống ở nông thôn. Nhu cầu dùng n−ớc sinh hoạt (n−ớc sạch) rất lớn. Mặc dù có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc và các tổ chức quốc tế, nh−ng vấn đề giải quyết n−ớc sinh hoạt cho các vùng nông thôn vẫn còn

nhiều khó khăn. Cho đến nay, mới chỉ đảm bảo cấp n−ớc cho khoảng 32% dân số (tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven đô và ven biển), trong đó sử dụng n−ớc ngầm (thông qua các giếng khoan, giếng đào), n−ớc từ sông ngòi (đã đ−ợc xử lý) khoảng 28%, n−ớc m−a 10% còn lại là các nguồn khác.

ở miền núi, trung du việc khai thác n−ớc ngầm cho sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do mực n−ớc ngầm nằm ở sâu. ở vùng đá vôi Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và nhiều nơi khác n−ớc ngầm rất khan hiếm, ng−ời dân phải tích trữ n−ớc m−a để dùng lâu dài. Sử dụng n−ớc sinh hoạt cho nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ có nhiều thuận lợi do trữ l−ợng n−ớc ngầm phong phú. Ng−ời dân đồng bằng sử dụng chủ yếu n−ớc giếng đào (độ sâu 5 đến 10 mét) và giếng khoan (UNICEP).

Tuy ở vùng đồng bằng có khối l−ợng n−ớc ngầm dồi dào đủ cung cấp cho sinh hoạt nh−ng chất l−ợng n−ớc ch−a thật đảm bảo. ở các vùng đồng bằng đông dân, không gian sinh sống chật hẹp, nguy cơ n−ớc bị nhiễm Coliorm, Fecal coliorm khá lớn.

ở vùng duyên hải, khai thác n−ớc ngầm cho mục đích sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn do n−ớc bị nhiễm mặn. Có nhiều địa ph−ơng ở duyên hải miền Trung, ng−ời dân nông thôn phải sử dụng n−ớc mặt ô nhiễm cho sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình ở kiểu vùng sinh thái ven đô ch−a có n−ớc máy để dùng cho sinh hoạt. Nguồn n−ớc cấp ở đây chủ yếu là n−ớc ngầm, n−ớc m−a và cả n−ớc mặt. N−ớc ngầm cũng có nguy cơ bị ô nhiễm bởi Coliorm, Fecal coliorm và các hợp chất của nitơ (NO3).

4. Sử dụng vào mục đích thuỷ điện

Với điều kiện l−ợng n−ớc m−a hàng năm phong phú và 3/4 lãnh thổ là đồi núi nên n−ớc ta là một trong số 14 n−ớc trên thế giới có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Căn cứ vào các kết quả khảo sát, nghiên cứu đối với các hệ thống sông chính có thể khẳng định :

• Trữ l−ợng nguồn thuỷ điện lý thuyết của Việt Nam đạt khoảng 270 - 300 tỷ KWh - t−ơng đ−ơng 120 triệu tấn than.

• Trữ l−ợng kinh tế kỹ thuật có thể khai thác từ 80 - 100 tỷ KWh - t−ơng đ−ơng 40 - 50 triệu tấn than.

• Tính trữ năng trung bình lý thuyết của cả n−ớc đạt 94 KW/km2 (thế giới 28 KW/km2).

Năm 1995 các nhà máy thuỷ điện đã sản xuất 10,5 tỷ KWh chiếm 72% sản l−ợng điện cả n−ớc. Những năm gần đây Nhà n−ớc đã xây dựng một số nhà máy điện khí đốt ở phía Nam, nên tỷ lệ trên có giảm, nh−ng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.

Thuỷ điện là ngành khai thác tiềm năng n−ớc có hiệu quả nhất. Phần lớn các nhà máy thuỷ điện lớn đều có hồ chứa lớn để điều tiết dòng chảy, phục vụ cho chống lũ và cấp n−ớc hạ du, khai thác đa mục tiêu.

5. Sử dụng n−ớc vào giao thông

Cùng với giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng hàng không, giao thông thuỷ không chỉ đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải mà còn đảm nhận vai trò trung tâm của hạ tầng cơ sở, thực hiện giao l−u văn hoá - kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phân bố lại lực l−ợng sản xuất và nâng cao dân trí. Việt Nam có tổng chiều dài các sông và kênh tới 40.000 km, trong đó có khoảng 15.000 km đã đ−a vào khai thác cho hoạt động giao thông với 7.000 km đã đ−ợc quản lý .

Tất cả các sông lớn và phần lớn các sông nhỏ trong cả n−ớc đều đ−ợc khai thác và sử dụng cho hoạt động giao thông thuỷ. Các hệ thống lớn nh− sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông H−ơng, sông Trà, sông Cửu Long ... đang là hệ thống giao thông thuỷ quan trọng của miền Bắc, Trung, Nam, nối miền đồng bằng với trung du và miền núi.

ở đồng bằng sông Cửu Long với mật độ kênh rạch rất lớn đã và đang đ−ợc sử dụng triệt để vào mục đích vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng thuyền cỡ trung bình và nhỏ giữa các địa ph−ơng trong vùng.

6. Sử dụng n−ớc cho du lịch

N−ớc đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành du lịch. Những sông, suối tự nhiên, thác n−ớc, những vùng đất ngập n−ớc, nơi quần tụ các loài động vật hoang dã, các hồ tự nhiên, nhân tạo, các vùng cửa sông, đã và đang đ−ợc sử dụng làm điểm tham quan, du lịch sinh thái hấp dẫn. Một số nơi đã đ−ợc khai thác sử dụng nh−: thác Bản Dốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), du lịch trên sông Hồng, sông H−ơng, sông n−ớc ở động Phong Nha (Quảng Bình), cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa sông Hội An (Đà Nẵng), hồ Trị An và một số sông hồ khác ở Đông Nam Bộ.

N−ớc dùng cho du lịch nói chung không nhiều (hiện ch−a có đánh giá chính xác) nh−ng đòi hỏi chất l−ợng cao, với khối l−ợng n−ớc cấp cho đầu ng−ời cao hơn tiêu chuẩn bình th−ờng. Mặt khác, các trung tâm du lịch cũng là nơi thải ra nhiều loại các chất thải rắn, n−ớc thải rất dễ gây ô nhiễm môi tr−ờng.

7. Sử dụng nguồn n−ớc khoáng, n−ớc nóng

Tài nguyên n−ớc khoáng, n−ớc nóng Việt Nam phong phú về số l−ợng, đa dạng về kiểu loại và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê ch−a đầy đủ, Việt Nam có khoảng 400 nguồn n−ớc khoáng, n−ớc nóng, trong đó có 278 nguồn đã đ−ợc điều tra, phân tích t−ơng đối đầy đủ gồm các loại nh−: n−ớc khoáng cacbonic (phân bố chủ yếu trên một vùng rộng lớn từ Bình Thuận đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Lắk), n−ớc khoáng sắt (phổ biến ở Bắc bộ, Nam bộ), n−ớc khoáng Bor (Thái Bình, Nam Định, Lai Châu), n−ớc nóng (Tây nam bộ, Nam trung bộ).

Về mặt y học, n−ớc khoáng, n−ớc nóng Việt Nam có tác dụng chữa trị đ−ợc nhiều chứng bệnh: thần kinh, hô hấp, tiêu hoá, tim mạch ... có thể sử dụng chúng với nhiều liệu pháp khác nhau: tắm, ngâm, uống, xông, súc, rửa ...

Phần lớn nguồn n−ớc khoáng Việt Nam có độ khoáng hoá vừa phải, vị ngon nhất là loại n−ớc khoáng cacbonic rất thích hợp cho công nghệ đóng chai làm hàng giải

khát, uống chống nóng, chống mất muối. Theo thống kê ch−a đầy đủ, đến năm 1997 có khoảng 50 cơ sở đóng chai n−ớc khoáng với tổng công suất 339 triệu lít/năm, nh−ng mới huy động vào khoảng 26%. Sản l−ợng n−ớc đóng chai thống kê đ−ợc qua các năm 1992 : 32 triệu lít, 1994 : 50 triệu lít, 1996 : 100 triệu lít.

Nguồn n−ớc nóng ở nhiệt độ cao còn đ−ợc sử dụng vào mục đích sản xuất điện. Hiện nay, đ−ợc phép của Chính phủ Việt Nam, Công ty ORMAT (Hoa Kỳ) đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng một số nhà máy điện địa nhiệt trên sơ sở các mỏ n−ớc nóng Bang, Nghĩa Thắng, Thạch Trụ, Hội Vân, Tu Bông, Đảnh Thạnh với công suất dự kiến 50 MW

Việc sử dụng n−ớc khoáng, n−ớc nóng vào các mục đích khác cũng đ−ợc thực hiện ở một số điểm có điều kiện thuận lợi nh− khai thác “cát lồi”, nuôi tảo Spirulina platensis bằng nguồn n−ớc khoáng Vĩnh Hảo, tách CO2 ở nguồn Đak Mol, phục vụ du lịch ở các nguồn Bình Châu, Tr−ờng Xuân, Tân Mỹ, Tiên Lãng. Đặc biệt khu du lịch Bình Châu đ−ợc xây dựng trên cơ sở nguồn n−ớc nóng tại một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đang có sức hấp dẫn lớn, có thể xem là một mô hình về việc sử dụng các nguồn n−ớc khoáng, n−ớc nóng vào mục đích du lịch - nghỉ ngơi giải trí một cách có hiệu quả.

8. Sử dụng n−ớc cho thuỷ sản

Theo thống kê, cả n−ớc ta hiện nay có khoảng1 triệu ha diện tích mặt n−ớc ngọt, 400.000 ha mặt n−ớc lợ và 1.470.000 ha mặt n−ớc sông ngòi. Trong đó tổng diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản là 819.800 ha. Khu vực có diện tích n−ớc mặt sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 571.700 ha chiếm 69,77% tổng diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản cả n−ớc. Ngoài ra còn hơn 1 triệu ha mặt n−ớc nội thuỷ lãnh hải. Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ sử dụng 12,5 % diện tích mặt n−ớc lợ, n−ớc mặt và 31% diện tích mặt n−ớc ngọt, tính chung mới chỉ sử dụng 28,5% diện tích mặt n−ớc hiện có để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

3.2.2. Tình hình sử dụng n−ớc ở các kiểu vùng sinh thái.

a) Kiểu vùng sinh thái núi cao

• Sử dụng n−ớc cho sản xuất nông nghiệp - N−ớc t−ới cho cây trồng:

ở vùng núi, nguồn n−ớc t−ới chủ yếu là n−ớc m−a. Nguồn n−ớc mặt sông, suối, hồ dùng để t−ới cho đồng ruộng thấp cũng đang đ−ợc quan tâm thích đáng trong 10- 15 năm gần đây thông qua việc phát triển hệ thống thuỷ lợi (m−ơng dẫn, n−ớc, trạm bơm)

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê cần t−ới là 264.000 ha năm 2000 và hiện nay vào khoảng 286.000 ha (Nguyễn Xuân Độ, Hoàng Thị Kim Dung, 2003). N−ớc t−ới cho cà phê đ−ợc xác định là n−ớc ngầm. Theo chi cục Thuỷ lợi tỉnh Đắk Lắk, chỉ tính khoảng 30% diện tích cà phê đ−ợc t−ới bằng n−ớc ngầm thì trong

mùa khô mỗi ngày −ớc tính đã khai thác khoảng 1.000.000 m3 /ngày. Với mức này ở thời cao điểm đã khai thác quá mức so với tiềm năng của n−ớc d−ới đất bazan.

ở Đắk Lắk mùa khô là mùa thiếu n−ớc trầm trọng, để giải quyết vấn đề này trong những năm qua Đắk Lắk đã xây dựng trên 500 công trình thuỷ lợi, trong đó có 369 hồ chứa với 16 hồ dung tích khoảng 3 triệu m3, 17 hồ có dung tích 1 – 3 triệu m3, 336 hồ có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3. Tổng dung tích của các hồ chứa đạt tới 210 triệu m3

- Sử dụng n−ớc cho chăn nuôi.

Sử dụng n−ớc cho chăn nuôi bao gồm sử dụng n−ớc cho gia súc uống, sử dụng n−ớc để gia súc tắm, sử dụng n−ớc để rửa chồng trại.

−ớc tính khối l−ợng n−ớc sử dụng cho các hoạt động trên ở tỉnh Đắk Lắk khoảng 6.780 ngàn m3/năm. Nguồn n−ớc cấp cho chăn nuôi chủ yếu là n−ớc ngầm, n−ớc sông suối và ao hồ.

• Sử dụng n−ớc cho sinh hoạt

Theo −ớc tính của Đoàn địa chất thuỷ văn 704, hiện tại ở tỉnh Đắk Lắk n−ớc ngầm đang đ−ợc khai thác, sử dụng cho sinh hoạt trung bình 50.000 m3/ngày. −ớc tính khối l−ợng n−ớc sử dụng cho sinh hoạt năm 2002 tại Đắk lắk khoảng 38 triệu – 54 triệu m3

Theo Báo cáo qui hoạch cấp n−ớc và vệ sinh môi tr−ờng. Tỉnh Đắk Lắk trong năm 2000, số l−ợng giếng khoan cấp n−ớc sinh hoạt trên toàn tỉnh là 559 giếng. Số dân sử dụng giếng khoan này khoảng 4.165 ng−ời, chiếm 0,3% tổng số dân. Hiện nay ở vùng nông thôn Đắk Lắk, n−ớc sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi 226.831 giếng, chiếm 99,7% tổng công trình khai thác n−ớc phục vụ sinh hoạt ở nông thôn. Số dân sử dụng n−ớc giếng khoảng 1.173.320 ng−ời chiếm 73,8% tổng số dân sử dụng các loại hình cấp n−ớc. Tỷ lệ số dân sử dụng n−ớc cao nhất loại hình này là huyện KrôngPach (95,4%), Đắc Mil (90,9%), Eakar (88,5%), Đăk Nông (87,8%).

Ngoài ra tại Đắk Lắk còn có loại hình dự trữ n−ớc m−a bằng bể để cấp cho sinh hoạt, toàn tỉnh có 2878 bể với dung tích 2-10m3/bể phổ biến là 5 m3/bể. Hiện tại có khoảng 27 công trình cấp n−ớc tập trung cấp cho khoảng 19.900 ng−ời, chiếm 1,3%. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 88 công trình cấp n−ớc độc lập cấp cho 3.235 hộ và chỉ có 22 công trình trong số đó đạt tiêu chuẩn cấp n−ớc sinh hoạt.

Loại hình khai thác n−ớc chảy từ các khe núi bằng lu, ống b−ơng, bầu cũng đang đ−ợc ng−ời dân tộc sử dụng. Khoảng 24,6% dân số tỉnh Đắk Lắk còn sử dụng trực tiếp n−ớc sông, suối, hồ cho mục đích sinh hoạt.

• Sử dụng n−ớc cho sản xuất công nghiệp.

ở tỉnh Đắk Lắk có 15 cơ sở chế biến cà phê −ớt và 3 nhà máy cao su và 1 cơ sở chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu các vấn đề môi tr-ờng nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc tr-ng, dự báo xu thế diễn biến (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)