Giá trị sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh (Trang 36 - 39)

III. Đánh giá tài nguyên vũng-vịnh 1 Định dạng tài nguyên

2. Giá trị sử dụng tài nguyên

Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value) của tài nguyên thiên nhiên là tổng l−ợng tài nguyên tính bằng các đơn vị tiền tệ phổ biến mà xã hội bị thiệt hại nếu tài nguyên bị mất. Tổng giá trị tài nguyên bao gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.

Giá trị tài nguyên của một vũng - vịnh đ−ợc hiểu là số l−ợng tài nguyên tính bằng tiền mà xã hội phải chịu thiệt nếu tài nguyên thiên nhiên và lợi ích môi tr−ờng bị mất. Tổng giá trị (kinh tế) tài nguyên vũng - vịnh cũng bao hàm những giá trị sử dụng và không sử dụng.

Việc định loại giá trị tài nguyên thủy vực hết sức quan trọng nhằm xác định tiềm năng và định h−ớng sử dụng chúng. Tiếc rằng đến nay, việc kiểm kê tài nguyên, chủ yếu quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, ch−a chú ý đến các giá trị gián tiếp và l−u tồn, đôi khi lớn hơn nhiều các giá trị sử dụng trực tiếp.

2.1. Giá trị sử dụng (use value)

Giá trị sử dụng lại bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị để giành (option value), hay còn gọi là giá trị tiềm năng (Ebarvia M., 1998; White, A.T. and A. Cruz - Trinidad. 1998.).

Giá trị sử dụng trực tiếp (direct value)

Là lợi ích thực, có từ các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiêu dùng, sử dụng trực tiếp.

- Giá trị của các đối t−ợng tài nguyên lấy ra đ−ợc: khoáng sản, thực phẩm, d−ợc liệu, vật liệu mĩ nghệ, v.v. từ tài nguyên phi sinh vật và sinh vật.

- Giá trị của các đối t−ợng tài nguyên, sản phẩm không lấy ra đ−ợc: các tài nguyên phục vụ phát triển giao thông - cảng, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghiên cứu và thẩm mỹ.

Giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value)

Là các lợi ích riêng biệt có đ−ợc một cách gián tiếp, ví dụ:

- Hỗ trợ sinh học cho cá biển, chim biển, rùa biển và các hệ sinh thái khác nhờ chức năng quý giá về môi tr−ờng và sinh thái.

- Giá trị có đ−ợc nhờ vai trò và chức năng bảo vệ tự nhiên, làm sạch môi tr−ờng (rạn san hô, rừng ngập mặn, đất ngập n−ớc), ổn định luồng bến, hạn chế tai biến, hỗ trợ nguồn tài nguyên hoặc hệ sinh thái khác.

- Hỗ trợ cho sự sống toàn cầu, ví dụ l−u trữ cacbon.

- Giá trị có đ−ợc do h−ởng dụng gián tiếp: đa dạng sinh học, nguồn gen quí hiếm, bãi giống, bãi đẻ.

Giá trị để giành (Option value)

Là các giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong t−ơng lai nh− giá trị các loài, các habitat và đa dạng sinh học, có đ−ợc từ ý thức l−u tồn tài nguyên vì thế hệ mai sau, vì thực tiễn của nhu cầu và trình độ công nghệ khai thác và căn cứ vào đặc tính của tài nguyên.

- Để giành vì lý do hiệu quả và công nghệ khai thác hiện tại ch−a cao, giá trị tài nguyên có thể tăng nhiều trong t−ơng lai.

- Để giành vì đối t−ợng tài nguyên có thể mất vĩnh viễn, không có khả năng tái tạo (các loài quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng).

2.2. Giá trị không sử dụng (non - use value)

Giá trị để giành (Quasi-option Value)

Có nhờ tránh đ−ợc khả năng biến mất của các loài, các habitat và đa dạng sinh học. Giá trị để giành có khi căn cứ vào khả năng biến mất của đối t−ợng tài nguyên, nhất là đối với các sinh vật quí hiếm, có nguy cơ diệt chủng.

Giá trị để lại (Bequest value)

Là những giá trị sử dụng và không sử dụng để lại phục vụ cho thế hệ mai sau, ví dụ các loài, các habitat.

Có đ−ợc từ ý thức l−u tồn tài nguyên dựa trên đức tin: các habitat bị đe doạ, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài hấp dẫn, các sinh cảnh đẹp, các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần (truyền thống, tôn giáo, đức tin, tâm linh), nh− hình thể đảo, cá voi, đền, miếu, v.v.

2.3. Phơng pháp định giá tài nguyên

Bảng 15. Định giá tài nguyên cho các lợi ích và chi phí việc bảo vệ rạn san hô và rừng ngập mặn ở Philippines (White, A.T. and A. Cruz - Trinidad. 1998)

Kiểu lợi ích - chi phí Kỹ thuật định giá đề nghị

I. Lợi ích trực tiếp A. Lấy ra

1. Thuỷ sản th−ơng mại

Giá thị tr−ờng của thuỷ sản ch−a chế biến

2. Tiêu dùng địa ph−ơng

Giá lao động đầu vào thu gom hay giá hàng hoá thay thế B. Du lịch sinh thái

1. Tổng thu nhập du lịch

Giá dịch vụ do du khách trả

2. Nghỉ d−ỡng Tiền khách phải trả tính theo định giá liên kết hay giá du lịch trọn gói.

C. Khoa học hoặc giáo dục

Chi phí dự án hoặc giá sản phẩm nghiên cứu

D. Cải thiện đa dạng sinh học

1. Nguồn gen Giá trị phát minh của loài di truyền

2. Bảo vệ loài Giá trị sản phẩm của loài liên quan

E. Hỗ trợ sinh thái hoặc hệ sinh thái

Giá thị tr−ờng của các khoản lời

F. Lợi ích phi tiêu thụ

1. L−u tồn Đánh giá mức trả thay thế 2. Giá trị để giành Đánh giá mức trả thay thế

II. Lợi ích gián tiếp A. Bảo vệ bờ biển

1. Phòng chống xói lở chi phí thay thế, phòng ngừa 2. Giảm lũ địa ph−ơng chi phí thay thế, phòng ngừa 3. Tăng c−ờng bãi Giá trị sử hữu, giá thay thế B. Tăng phục hồi cá Giá thị tr−ờng cá ở các vùng

khác III. Chi phí (trực tiếp

và gián tiếp) A. Quản lý vùng

hoặc nguồn

Chi phí dự án, chi phí chuẩn bị

B. Thiệt hại do huỷ hoại hệ thống

Thay đổi sản phẩm (giá thị tr−ờng), mất kế sinh nhai; chi phí đền bù

Một phần của tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)