Tiềm năng sử dụng

Một phần của tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh (Trang 39 - 41)

III. Đánh giá tài nguyên vũng-vịnh 1 Định dạng tài nguyên

3. Tiềm năng sử dụng

3.1. Phát triển kinh tế - x hội

Tài nguyên đ−ợc đánh giá khả năng sử dụng cho các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội :

- Phát triển giao thông - cảng.

- Phát triển du lịch và dịch vụ.

- Phát triển nghề cá: đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần, chế biến.

- Phát triển công nghiệp và đô thị hóa.

- Phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.

3.2. Bảo tồn tự nhiên

Lợi ích và tầm quan trọng của các khu bảo tồn rất to lớn, bao gồm cả lợi ích kinh tế trực tiếp, lợi ích gián tiếp và lợi ích lan toả, nh−ng việc khai thác tài nguyên để vừa đảm bảo chức năng và yêu cầu của khu bảo tồn tự nhiên mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế là một vấn đề khó khăn, chỉ có thể giải quyết thông qua quy hoạch lựa chọn các khu có thể bảo tồn và quy hoạch hợp lý, hài hoà giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên.

Nhiều n−ớc có biển trên thế giới đã rất quan tâm đến quy hoạch và xây dựng các khu bảo tồn biển (MPA). Theo định nghĩa của IUCN, đó “là một khu vực biển chuyên biệt để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và các tài nguyên

thiên nhiên, tài nguyên văn hoá đi kèm, đ−ợc quản lý bằng luật pháp hoặc bằng các ph−ơng thức hữu hiệu khác”. Tổ chức IUCN đã phân chia 6 kiểu khu bảo tồn biển: Khu bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt (Strict natural reserve); Khu hoang dã (Wilderness area); V−ờn Quốc gia (National park); Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (Habitat/ spicies management area); Khu bảo tồn cảnh quan (Protected landscape/seascape); Khu bảo vệ nguồn lợi (Managed resources protected area). Ngoài 6 khu bảo tồn biển tự nhiên trên, còn co một kiểu khu bảo vệ công trình văn hoá (Natural monument).

Đến nay thế giới đã có trên 1 300 khu bảo tồn biển và ở Đông Nam á, Philippines có 180 khu, Malaysia 40, Indonesia 29 và Thái Lan 23. ở các n−ớc này, các khu bảo tồn biển, ngoài các giá trị về môi tr−ờng, đa dạng sinh học và khoa học, đã mang lại những lợi ích kinh tế to lớn, đặc biệt là du lịch và thuỷ sản.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã rất quan tâm đến việc xây dựng các khu bảo tồn biển, coi đó là một giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi tr−ờng biển và là một nội dung quan trọng trong chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng quốc gia. Một danh sách 15 các khu bảo tồn biển đang trình chính phủ phê duyệt. Vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam có tiềm năng bảo tồn rất lớn, không chỉ với loại hình khu bảo tồn biển và còn với một số loại hình khác. Nhiều vũng - vịnh có liên quan (nằm trong hoặc chứa đựng) đến các khu bảo tồn tự nhiên khác nhau nh− di sản thế giới (vịnh Hạ Long), khu dự trữ sinh quyển (Cát Bà), v−ờn quốc gia (Côn Đảo), công viên biển (Hòn Mun), khu bảo tồn biển, Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), v.v.

3.3. An ninh quốc phòng

Vũng - vịnh có lợi thế về phòng thủ và đảm bảo an ninh quốc phòng, là các vị trí chiến l−ợc, th−ờng đ−ợc sử dụng làm quân cảng, nh−ng cũng là nơi dễ bị xâm nhập, đổ bộ trong chiến tranh. Với lợi ích và giá trị về mặt phòng thủ, vũng - vịnh thực sự là một dạng tài nguyên quan trọng đ−ợc sử dụng có hiệu quả. Nh−ng, khó có thể định giá giá trị cho dạng tài nguyên này.

Tiềm năng quốc phòng của vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam là một dạng tài nguyên quân sự, đ−ợc khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Về mặt địa lý học quân sự, tài nguyên quân sự bao gồm cả các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, thổ nh−ỡng, khí t−ợng, thủy văn, thực vật, v.v) và các yếu tố nhân văn (con ng−ời, sức khỏe và tổ chức cộng đồng, sự ổn định chế độ chính trị - pháp luật, trình độ kinh tế, v.v). Việc bố trí các công trình phòng thủ cũng nh− lập các ph−ơng án tác chiến tr−ớc hết phải dựa vào đặc điểm các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố địa hình, trong đó có hệ thống vũng - vịnh và khí t−ợng - hải văn vùng bờ biển.

- Vũng - vịnh ven bờ Việt Nam là nơi có thể phát huy tốt quan hệ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Sự lớn mạnh của quốc gia biển tất yếu đòi hỏi phát triển kinh tế biển gắn liền với an ninh, quốc phòng, trong đó có phòng thủ bờ biển, kiểm soát mọi hoạt động trên biển trong quyền hạn pháp lý của mình để giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Phát triển kinh tế -

xã hội gắn liền với an ninh, quốc phòng và phòng thủ bờ biển thông qua quan hệ sử dụng không gian bờ, khai thác tài nguyên bờ, tổ chức cộng đồng về hành chính và thể chế chính trị - xã hội theo chủ tr−ơng xây dựng nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh.

Một phần của tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)