Đặc điểm cấu trúc

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh ở thành phố thanh hoá (Trang 35 - 73)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Đặc điểm cấu trúc

2.1.1.Khái niệm cấu trúc:

Cùng với khái niệm hệ thống, khái niệm cấu trúc đợc sử dụng rất phổ biến trong ngành ngôn ngữ học. Có thể hiểu cấu trúc là toàn bộ “ những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể"[38, tr.128].

Hệ thống địa danh vùng miền nào bao giờ cũng liên quan mật thiết với dân c, văn hoá, tâm lý của vùng miền đó và chúng mang một khuôn mẫu – mô hình chung nhất định. Vì vậy, để phân biệt mô hình địa danh giữa các địa bàn khác nhau, thuật ngữ cấu trúc đợc chúng tôi dùng là để mô hình hoá các địa danh.

Địa danh là một đơn vị định danh, gọi tên đối tợng tự nhiên- không tự nhiên và bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với đối tợng và chủ thể đăt tên. Do vậy mỗi vùng có cấu trúc địa danh khác nhau.

2.1.2 Mô hình cấu trúc địa danh ở thành phố Thanh Hoá. 2.1.2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh.

Từ trớc đến nay, khi xem xét, lý giải mô hình cấu trúc của một địa danh, tuy diễn đạt có khác nhau, nhng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau ở việc xác định các thành phần cấu tạo nên. Theo đó, mỗi địa danh

gồm hai thành tố: thành tố A và thành tố B. Thành tố A là danh từ chung( thành tố chung), thành tố B là tên riêng( địa danh). Ví dụ: chợ Vờn Hoa( L. S), cầu Hàm Rồng( H. R), làng Yên Biên( Đ. V)…Trong đó, chợ, cầu, làng…là thành tố chung; Vờn Hoa, Hàm Rồng, Yên Biên là tên riêng.

Xung quanh mô hình cấu trúc của một địa danh, có một vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là quan hệ giữa thành tố A và B nh thế nào? Nói khác đi, “

tôn ti giữa hai thành tố trong phức thể địa danh sẽ đợc lý giải ra sao; cả hai thành tố A và B là một địa danh hay chỉ thành tố B mới là địa danh; khi xây dựng từ điển địa danh thì các mục từ đợc sắp xếp ra sao cho hợp lý, chuẩn mực và nguyên tắc chính tả sẽ nh thế nào trớc những địa danh…[15, tr. 66].

Trên thực tế, có những địa danh, để hiểu đợc thành tố B nhất thiết phải dựa vào thành tố A. Chẳng hạn: sông Lai Thành- cầu Lai Thành- làng Lai Thành( Đ. Hơng). Hoặc qui tắc viết hoa, nếu chỉ viết hoa âm tiết đầu thì trong những trờng hợp nh: núi Hàm Rồng( H. R), chùa Đại Bi( Đ. V) … sẽ viết hoa âm tiết nào. Có lẽ giải pháp tốt nhất là vấn đề quan niệm phức thể địa danh. Về vấn đề này, Nguyễn Kiên Trờng cho rằng: “ Địa danh mang trong mình hai thông tin:a/đối tợng đợc gọi tên thuộc loại hình địa lý nào(đồi, sông, phố, làng..) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; b/ Có nghĩa nào đó( phản ánh điều gí đó) thể hiện qua tên riêng.[43, tr. 53]. Còn Phạm Tất Thắng: Sự khác nhau giữa các từ

chung với tên riêng là nhóm từ thứ nhất mang tính khái quát cao nhất, còn nhóm từ thứ hai mang tính định danh cao nhất”[15, tr. 66]

Nh vậy thành tố A và B có vai trò, chức năng riêng.Thành tố A mang tính khái quát, chỉ ra loại hình đối tợng, còn thành tố B mang tính cụ thể, giúp chúng ta phân biệt các đối tợng. Theo đó, địa danh chỉ đợc hiểu là phần tên riêng, còn tên chung đặt trớc tên đó có tính chất đi kèm, chỉ loại đối tợng.

Việc nhận diện ý nghĩa, tìm hiểu thông tin của yếu tố thứ nhất – thành tố A khá đơn giản, đa số chúng khá quen thuộc, gần gũi với nhiều ngời và có thể tìm hiểu qua những cuốn từ điển thông thờng. Tuy vậy, nếu đi vào chi tiết, tìm hiểu cho cạn kiệt ý nghĩa của thành tố A quả là không đơn giản tý nào, vì rằng thành tố chung – thành tố A lại gắn chặt với từng địa phơng, từng phơng ngữ cụ

thể với đặc trng văn hoá, lịch sử, tâm lý riêng. Gặp những hoàn cảnh này, nếu không phải là ngời bản ngữ am tờng thì cũng khó có thể giải mã các thông tin cần giải mã từ thành tố A.

Còn việc nhận diện, tìm hiểu thành tố thứ hai- tên riêng( địa danh) đơng nhiên phức tạp và khó khăn hơn nhiều, nó đòi hỏi công sức và thì giờ, đôi khi không chỉ cần đợc lý giải qua cảm thức của ngời bản ngữ thông thờng mà cần có sự gia công, trợ giúp của các chuyên gia. Tuy nhiên, nếu khai thác hết các thông tin ở yếu tố thứ hai này thì sự đóng góp vào việc nghiên cứu địa danh là có giá trị lớn, đành rằng sẽ khó khăn và rất phức tạp.

Ví dụ về sông Mã, nếu nh con sông Hồng có đến 50 tên gọi khác nhau nh- : Hồng Hà, Nhị Hà, Hồng Thuỷ, Diệp Du, Tây Nhĩ, Lê Xá, Tây Đạo, Văn Lang… thì con sông Mã cũng chẳng hề kém cạnh tý nào. Nó có các tên gọi nh: Định Minh, sông Ngu, sông Ngung, Nguyệt Thờng, Hội Thơng, Thanh Giang, Hồng Cừ… nhng tên phổ biến nhất là sông Mã. Tuy nhiên giải thích cho rõ nghĩa của địa danh này là gì thì lại có hai cách giải thích.

Thứ nhất: theo sử sách, truyền thuyết ghi nhận và chiết tự theo từ Hán – Việt thì sông Mã có nghĩa là sông Ngựa.

Thứ hai: nghĩa là mẹ đợc biến âm từ mạ trong tiếng Thái nên gọi là sông Mẹ.( vì thực tế con sông này là con sông lớn nhất tỉnh, đợc chia làm nhiều nhánh trớc khi đổ ra biển)

Về cách viết hoa, theo qui định hiện hành của tiếng Việt, thành tố chung viết thờng, chỉ viết hoa tên riêng nếu là từ đơn tiết hoặc từ Hán – Việt; nếu tên riêng là từ thuần Việt đa tiết thì cũng viết hoa cả hai âm tiết.

2.1.2.2 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh thành phố Thanh Hoá

Qua thực tế điều tra, khảo sát, chúng tôi khái quát mô hình cấu trúc phức thể địa danh trên địa bàn thành phố Thanh Hoá nh sau:

Thành tố chung(A) Tên riêng( thành tố B) Số lợng âm tiết Số lợng âm tiết

1 2 3 1 2 3 4 5 Mô hình trên khác về độ dài tối đa so với mô hình mà tác giả Nguyễn Kiên Trờng đã khảo sát qua địa danh Hải Phòng và cũng khác mô hình cấu trúc địa danh Quảng Trị và Nghệ An. Theo đó, thành tố A có số lợng âm tiết dài nhất là 3 ( trong khi ở Nghệ An là 12 âm tiết, Quảng trị là 3 âm tiết); thành tố B có số lợng âm tiết dài nhất là 5 âm tiết( ở Nghệ An là 7 âm tiết, Hải Phòng là 4 âm tiết và Quảng trị là 4 âm tiết). Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng mô hình cấu trúc địa danh của các địa phơng trên có sự khác nhau còn tuỳ thuộc vào quan niệm và chủ ý của ngời nghiên cứu.

Mô hình cấu trúc địa danh này đợc chúng tôi lập ra dựa trên kết quả khảo sát các địa danh qua t liệu hiện có. Tất nhiên, không phải tất cả các địa danh đợc phân bố đầy đủ, trọn vẹn và lấp đầy các vị trí trên.

Trong khi đó, mỗi bộ phận của phức thể địa danh có vai trò, chức năng riêng biệt. Quan hệ giữa thành tố A và thành tố B là quan hệ giữa cái hạn định và cái đợc hạn định; A biểu thị một loạt đối tợng cùng thuộc tính, còn B dùng để chỉ những đối tợng cụ thể, đợc xác định trong lớp đối tợng mà A đã chỉ ra. Nói theo kiểu logic học, thành tố B có tác dụng thu hẹp nội hàm của khái niệm(phức thể địa danh). Tức là nội hàm và ngoại diên bao giờ cũng tỷ lệ nghịch với nhau: nội hàm tăng thì ngoại diên giảm và ngợc lại. Với một phức thể địa danh, có thể hiểu đơn giản nh một tiên đề rằng kích thớc của thành tố B càng lớn, tức là ngoại diên càng rộng thì cái nội hàm do khái niệm phức thể địa danh đó biểu thị càng bị thu hẹp, do đó ngoại diên của nó sẽ đợc mở rộng. Nói khác đi, thành tố B trong một phức thể địa danh càng lớn, thì các đối tợng địa lý và nhân văn mà chúng gọi tên càng giảm . Còn nói theo kiểu ngôn ngữ học thì yếu tố thứ hai – thành tố B đóng vai trò là định ngữ trong một danh ngữ. Nh vậy, số lợng định ngữ có mặt trong địa danh càng nhiều bao nhiêu, thì khả năng biểu hiện, gọi tên các đối tợng tự nhiên và nhân văn càng ít bấy nhiêu. Minh chứng cụ thể hơn cho vấn đề này, chúng tôi lần lợt tìm hiểu từng thành tố.

2.1.3. Thành tố A ( thành tố chung ) 2.1.3.1 Khái niệm thành tố chung:

a. Về tên gọi thành tố chung:

Về tên gọi này, các nhà nghiên cứu tuy đã có những cách hiểu giống nhau và cho rằng: đó là danh từ chung chỉ loại hình đối tợng nhng lại cha có sự thống nhất cao trong việc sử dụng thuật ngữ. Những thuật ngữ nh: từ chung, yếu tố chung, danh từ chung, yếu tố tổng loại và thành tố chung chính là biểu đạt sự cha thống nhất đó.

Theo chúng tôi, địa danh thông thờng là một danh từ hoặc một cụm danh đợc bao bọc bởi hai bộ phận: chỉ loại- phân loại. Sự kết hợp giữa chúng cho ta một phức thể địa danh và trong đó danh từ chung chỉ loại luôn đi trớc tên riêng, nó là một bộ phận, một thành tố trong phức thể địa danh. Do vậy, hiện nay, dùng thuật ngữ thành tố chung đề gọi đơn vị thứ nhất trong phức thể địa danh là đợc nhiều ngời chấp nhận hơn cả.

b. Khái niệm thành tố chung:

Khái niệm thành tố chung đã đợc nhiều nhà địa danh học quan tâm và cơ bản đã có sự thống nhất chung về đối tợng. Xin đơn cử vài quan niệm.

Trong luận án Tiến sĩ của mình, Nguyễn Kiên Trờng đã dẫn ra hai ý kiến: một là, ý kiến của Popovcho rằng: “ Bất cứ hiện tợng hàng loạt nào ( lặp lại, t- ơng tự ) trong toàn bộ địa danh, luôn cần đợc nghiên cứu cẩn thận vì các yếu tố lặp lại đó thờng biểu hiện thể và giống của địa danh và cũng là đặc trng của một ngôn ngữ” [43, tr. 57]; hai là, ý kiến của A.V.Superanskaja: “Tên chung là những tên gọi chung liên kết các đối tợng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng đợc diễn đạt bằng các danh từ chung vốn đợc dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tợng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định” [43, tr. 66].

Qua những quan niệm trên, có thể hiểu một cách chung nhất về thành tố chung nh sau: Thành tố chung là những thuật ngữ địa lý thuộc về danh từ chung, đợc dùng để chỉ một lớp đối tợng ( địa lý ) cùng loại hình, cùng thuộc tính bản chất, và về vị trí nó đứng trớc địa danh để chỉ ra loại hình đối tợng.

Nh vậy, thành tố chung vừa có ý nghĩa về mặt hình thức : tạo nên chỉnh thể cho phức thể địa danh, tạo nên một khái niệm, cho phép hiểu đúng địa danh; vừa mang ý nghĩa về mặt nội dung : xác định loại hình đối tợng đợc gọi tên.

Ví dụ: núi Kim Đồng ( Đ. V), núi Ngọc Nữ( Đ. V), làng Ngọc Mai( Q. Thành), làng Đông Sơn( H. R), chùa Thanh Hà ( T. T), chùa Đại Bi( Đ. V), đồng Trối( Đ. V), đồng Hố Bom( Đ. Hải)…

2.1.3.2 Thành tố chung trong địa danh thành phố Thanh Hoá.

a. Về số lợng:

Với tổng số 754 địa danh đợc thu thập trên địa bàn thành phố, có 47 loại hình đối tợng địa lý, tơng đơng với 47 thành tố chung và đợc phân bổ theo từng nhóm địa danh.

* Địa danh tự nhiên:

- Sơn danh: 5 thành tố. Ví dụ: núi Mật ( Đ. V ), đồi Quyết Thắng ( H . R ), cồn Vờn Dới( Q. Hng), cồn Con Cá( Đ. Hải), động Tiên( H. R), hang Bò(H. R) …

- Thuỷ danh: 4 thành tố. Ví dụ: hồ Làng Quảng ( Đ. V ), sông Cầu Sâng ( N . N ), kênh Bến Ngự(T. T), bến Ngự( T. T)…

- Vùng đất nhỏ phi dân c: 2 thành tố. Ví dụ: đồng Hè ( Q. Thành), bãi Ông Giác ( Q. Thành), đồng Cha Cao( Q. Hng), đồng Cồn Che( Q. Thắng)…

* Địa danh không tự nhiên:

- Địa danh c trú do chính quyền đặt: 4 thành tố. Ví dụ: phố Cửa Tiền ( B. Đ ), phờng Lam Sơn ( L . S ), xã Quảng Hng( Q. Hng), khu phố Tây Ga( P. S)...

- Địa danh c trú vốn có từ thời phong kiến: 6 thành tố. Ví dụ: xóm Đoài ( Đ. T), thôn Hạc Oa ( Đ . C ), làng Ngọc Mai ( Q. Thành )...

- Địa danh chỉ các công trình giao thông: 9 thành tố. Ví dụ: cầu Bố ( Đ. V ), đờng Đào Tấn ( B . Đ), quốc lộ 1A...

- Địa danh chỉ các công trình xây dựng: 17 thành tố. Ví dụ:đền thờ Đức thánh cả Lê Uy ( H . R ), chùa Mật Đa ( N. N ), đình làng Nam Ngạn( N. N)...

Qua t liệu hiện có, số lợng đơn vị ( âm tiết ) trong thành tố chung trong địa danh trên địa bàn thành phố Thanh Hoá có thể từ 1 đến 3.

Bảng 3: Số lợng âm tiết trong thành tố chung của phức thể địa danh thành phố Thanh Hoá. TT Số lợng âm tiết Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Ví dụ 1 2 3 Một âm tiết Hai âm tiết Ba âm tiết 669 52 33 88,72% 6,90% 4,38%

Cầu Quán Nam ( Đ. V ), làng Đông Sơn ( H. R )

Đền thờ Trần Hng Đạo ( L. S )

Nhà Văn hoá Thiếu nhi thành phố (Đ.B)

Tổng 754 100%

Rõ ràng, số lợng thành tố chung càng ít thì số lần xuất hiện càng nhiều, và ngợc lại, số lợng âm tiết của thành tố chung càng cao thì tần số xuất hiện càng thấp.

* Ghi chú: Hầu hết các địa danh đều có cấu trúc 3 phần: danh từ chung + danh từ đi kèm + tên riêng. Ví dụ: Nghĩa trang + Liệt sĩ + Hàm Rồng ( N. N )... Vấn đề đặt ra là: Liệt sĩ xếp vào thành tố chung A hay địa danh ( tên riêng). Nếu xếp vào địa danh là không hợp lý vì chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện trong nhiều địa danh cùng loại. Ngợc lại, nếu xem là bộ phận của thành tố chung thì số lợng của chúng là quá lớn và không phù hợp với mô hình cấu trúc phức thể địa danh mà chúng tôi đa ra. Thực tế, những từ ngữ trên có vai trò làm định ngữ cho thành tố chung, hơn nữa nhiều trờng hợp ngời ta cũng có thể rút gọn. Ví dụ: Nghĩa trang Hàm Rồng. Do vậy chúng tôi chấp nhận sự vắng mặt của các yếu tố có vai trò làm định ngữ cho thành tố chung

* Chức năng phân biệt loại hình đối tợng.

Để đặt tên , gọi tên cho một đối tợng nào đó, trớc hết con ngời – chủ thể đặt tên phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của chúng ở sự lặp lại mang tính khái quát và không lặp lại mang tính chuyên biệt. Từ sự tri nhận đó mà trong một phức thể địa danh, bao giờ cũng có một thành tố chỉ ra loại hình đối tợng và một thành tố khu biệt, cá thể hoá đối tợng. Và thành tố A – thành tố tố thứ nhất trong phức thể địa danh là thành tố có nhiệm vụ, chức năng lớn nhất của mình là chỉ ra cho đợc loại hình của đối tợng. Ví dụ sông Bố(Đ. V), sông Lai Thành( Đ. Hải), sông Mã( H. R)… chỉ chung một đối tợng có đặc tính chung là dòng chảy; làng Nam Ngạn( N. N), làng Thọ Hạc( Đ. T), …có đặc tính chung là đơn vị hành chính có từ thời phong kiến. Không những vậy , thành tố chung A còn có chức năng phân biệt loại hình và các địa danh cụ thể trong các phức thể địa danh . Ví dụ sông Bố, cầu Bố. Cũng nh vậy, các thành tố chung nh thành, thành phố, ga

có chức năng phân biệt loaị hình và tên riêng cụ thể trong phức thể địa danh: thành Thanh Hoá, thành phố Thanh Hoá, ga Thanh Hoá. Nh vậy có thể xem chức năng phân biệt loại hình cho địa danh là chức năng thờng trực, thờng xuyên rất quan trọng của thành tố chung.

* Chức năng chuyển hoá.

Thành tố chung luôn đứng trớc tên riêng, đi kèm và phân biệt loại hình địa danh và điều này là bất biến. Tuy nhiên, thành tố chung trong khi làm tròn và đảm nhịêm tốt vai trò đó thì nhiều khi nó đã vợt khỏi quyền hạn của mình để nhập vào, chuyển sang một hoặc một vài vị trí của tên riêng. Hiện tợng này là biểu hiện sự phong phú, đa dạng về mối tơng liên giữa các bộ phận trong cấu trúc địa danh.

Trong địa danh thành phố Thanh Hoá, số lợng địa danh đợc chuyển hoá từ A sang B là 35/754 trờng hợp, chiếm 4,64% . Trong đó nhóm danh từ chung chỉ công trình xây dựng – giao thông chuyển hoá mạnh nhất chiếm 73,44%. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh ở thành phố thanh hoá (Trang 35 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w