b) và 1mm (cột c).
1.3.6. Phân bố quang lực dọc Fgrad,z trong mặt phẳng pha (z,t) 1 Fgrad, z phụ thuộc bán kính mặt thắt w
1.3.6.1 Fgrad, z phụ thuộc bán kính mặt thắt w0
Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt lên phân bố của thành phần gradient quang lực dọc trong mặt phẳng pha (z,t) đã được khảo sát và trình bày trên hình 1.3.13, với khoảng cách hai mặt thắt chùm tia d = 10µm cho xung có độ rộng τ = 1ps tại x = y = 0 (ρ =0).
Từ hình 1.3.13 ta thấy: khác với phân bố lực tán xạ và thành phần quang lực ngang, ở đây xuất hiện hai vùng bẫy ổn định dọc theo phương truyền (các hình chữ nhật đánh dấu trên hình vẽ). Hai vùng bẫy ổn định đối xứng nhau qua gốc tọa độ (z = 0). Với bán kính mặt thắt chùm tia nhỏ, hai vùng bẫy nằm ở hai vị trí cách xa nhau (cột a). Tuy nhiên, khi bán kính mặt thắt tăng dần thì hai
31
Hình 1.3.13. Phân bố quang lực dọc trong mặt phẳng pha (z,t) với các giá trị khác nhau của bán kính mặt thắt w0: 0.5mm (cột a), 1mm (cột b), 1.5mm (cột c) và 2mm (cột d).
vùng bẫy có xu hướng chồng lấn nhau, tạo ra vùng bẫy lớn hơn. Khi hạt điện môi nằm trong vùng bẫy, lúc đó hạt sẽ bị giam giữ dưới tác dụng của các thành phần quang lực. Nếu hạt nằm trong vùng ranh giới hai vùng bẫy, hạt sẽ dao động tự do (chuyển động nhiệt), nghĩa là các thành phần quang lực không có vai trò bẫy hạt điện môi. Theo chiều tăng của bán kính mặt thắt chùm tia, độ lớn các vùng bẫy tăng dần, nhưng giá trị của quang lực lại giảm. Trong kết quả trình bày trên hình vẽ, khi bán kính mặt thắt w0 = 0,5mm thì Fgrad,z≈ 40.103pN
(cột a), nếu w0 = 1mm thì giá trị quang lực dọc giảm xuống Fgrad,z≈ 4,5.103pN
(cột b) và nó còn giảm cho những trường hợp tiếp theo (cột c, d).