b) và 1mm (cột c).
1.3.5. Phân bố quang lực ngang Fgrad,ρ trong mặt phẳng (ρ,t) 1 Fgrad, ρ phụ thuộc bán kính mặt thắt w
1.3.5.1. Fgrad,ρ phụ thuộc bán kính mặt thắt w0
Thành phần quang lực ngang được tính toán như phương trình (1.3.6)2. Trong mặt phẳng pha (ρ,t), ảnh hưởng của kích thước bán kính mặt thắt chùm tia w0 lên phân bố quang lực ngang được trình bày trên hình 1.3.9.
Ở đây mô tả phân bố quang lực trên vị trí z = 0 với khoảng cách hai mặt thắt chùm tia d = 10µm cho xung có độ rộng τ = 1ps. Qua kết quả thu được chúng ta thấy rằng thành phần quang lực ngang tập trung tại hai đỉnh đối xứng nhau qua vị trí ρ = 0 (hay vị trí gốc tọa độ x=0, y=0). Khi đó hình thành vùng bẫy ổn định là vùng diện tích giới hạn bởi hai đỉnh (hình chữ nhật nhỏ trong hình vẽ).
Hình 1.3.8. Quang lực tán xạ trong mặt phẳng pha (z,t) cho các giá trị của d: 1µm (cột a), 5µm (cột b), 10µm (cột c) và 15µm (cột d).
28
Hình 1.3.9. Phân bố quang lực ngang trong mặt phẳng pha (ρ,t) cho các giá trị của w0: 0.5mm (cột a), 1mm (cột b), 1.5mm (cột c) và 2mm (cột d).
Ta thấy, theo chiều tăng của kích thước bán kính mặt thắt thì vùng bẫy ổn định lớn dần. Khảo sát ảnh hưởng của bán kính mặt thắt lên giá trị quang lực cực đại, kết quả mô tả trên hình 1.3.10. Từ kết quả trên ta thấy giá trị của quang lực tăng dần và đạt cực đại khi w0 ≈1,05mm, sau đó giá trị của quang lực giảm dần theo chiều tăng của bán kính mặt thắt (hình 1.3.11). Điều này chứng tỏ, trong trường hợp này bẫy quang học chỉ đạt hiệu quả cao trong trường hợp sử dụng hai xung Gaussian lan truyền ngược chiều có bán kính mặt thắt xấp xỉ 1µm.
Fgrad,ρ(pN)
(mm)
Hình 1.3.10. Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt chùm tia lên giá trị quang lực ngang cho trường hợp t = 1τ, d = 10µm tại vị trí z = 5µm.