Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) bằng nguồn nước tái sử dụng trong ao nuôi lót bạt tại hải lăng quảng trị luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 31)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường

3.1.1. Diễn biến yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ có sự biến động theo ngày đêm. Thông thường, trong một ngày đêm nhiệt độ ở các ao nuôi thấp nhất vào buổi sáng lúc 2 - 5h và cao nhất vào buổi chiều 14 - 16h. Vào lúc 10h sáng, nhiệt độ của nước trong ao gần đạt tới nhiệt độ trung bình của ngày và đêm. Biên độ dao động của nhiệt độ nước trong ngày rộng hay hẹp là phụ thuộc nhiều vào tính chất của ao. Ở đây cả 4 ao nuôi đều được đặt gần nhau trong cùng một khu nuôi và có thiết kế hoàn toàn như nhau nên chịu tác động của bên ngoài là như nhau.

Hình 3.2. Sự biến động của nhiệt độ nước vào buổi chiều

Nhiệt độ phù hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển là 24 - 32oC [5]. Kết quả ở hình 3.1 và 3.2 cho thấy nhiệt độ trong ao nuôi chủ yếu biến thiên trong khoảng 24 - 34oC.

Thời gian đầu do còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của mùa Đông nên nhiệt độ còn thấp nhưng sau đó thì nhiệt độ tăng và biến thiên trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển. Ở nghiệm thức 1 nhiệt độ cao nhất vào buổi sáng là 30oC thấp nhất là 23oC và ở nghiệm thức 2 cũng tương tự như vậy. Vào buổi chiều ở nghiệm thức 1 nhiệt độ thấp nhất là 25oC và cao nhất là 34oC, ở nghiệm thức 2 là 26oC và 34oC.

3.1.2. Diễn biến yếu tố pH

Trong ao nuôi, pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước, chỉ số pH và sự biến động của nó liên quan đến tính chất của chất đáy, quá trình bón vôi, chế độ cấp nước và thay nước. PH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Bảng 3.1. Diễn biến pH tại các ao nuôi trong quá trình thí nghiệm Tuần nuôi CT1 CT2 Sáng Chiều Sáng Chiều 1 7,9 ~ 8,6 8,2 ~ 8,7 8,1 ~ 8,5 8,1 ~ 8,7 2 7,9 ~ 8,4 8,2 ~ 8,5 8,0 ~ 8,5 8,1 ~ 8,6 3 7,3 ~ 8,5 7,6 ~ 8,4 8,0 ~ 8,2 8,0 ~ 8,8 4 7,6 ~ 8,2 8,2 ~ 8,6 7,6 ~ 8,2 8,0 ~ 8,8 5 7,5 ~ 8,5 7,4 ~ 8,1 7,5 ~ 8,4 7,6 ~ 8,8 6 7,1 ~ 7,4 7,4 ~ 8,8 7,1 ~ 7,6 7,7 ~ 8,7 7 7,4 ~ 7,9 7,6 ~ 8,8 7,4 ~ 7,7 7,8 ~ 8,8 8 7,4 ~ 8,0 7,5 ~ 8,2 7,5 ~ 7,8 7,6 ~ 8,0 9 7,3 ~ 7,6 7,7 ~ 8,2 7,3 ~ 7,5 7,5 ~ 8,0 10 7,3 ~ 7,5 7,5 ~ 8,3 7,4 ~ 7,7 7,6 ~ 8,2

Theo các nghiên cứu và khảo sát của Brock&Main (1994), Chanratchakool và cộng sự (1998), Wickins&Lee (2002) thì ngưỡng tối ưu của pH cho nuôi tôm chân trắng là 7,0 - 9,0. Qua bảng 3.1 cho ta thấy sự biến động pH trong ao nuôi như vậy là tương đối thích hợp cho sự phát triển của tôm.

PH thấp nhất vào buổi sáng ở cả 2 công thức là 7,1; cao nhất vào buổi sáng ở CT1 là 8,6 còn ở CT2 là 8,5. PH thấp nhất vào buổi chiều ở CT1 là 7,4 còn ở CT2 là 7,5; cao nhất vào buổi chiều ở CT1 là 8,7 còn ở CT2 là 8,8.

3.1.3. Diễn biến yếu tố oxy hoà tan (DO)

Các nghiên cứu gần đây cho thấy 75 - 84% lượng ôxy hoà tan trong ao nuôi tôm thâm canh được tiêu thụ chính là các vật chất hữu cơ của nền đáy ao nuôi. Trái lại, tôm nuôi tiêu thụ một lượng ôxy hoà tan trong nước rất thấp khoảng 2 - 4 %, còn lại khoảng 10 - 22 % lượng ôxy được tiêu thụ bởi các vật chất và sinh vật khác trong nước [Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, Nguyễn Thức Tuấn]. Ở đây các ao nuôi được lót nền đáy bằng bạt nên sự tác của nền đáy đến oxy là rất ít. Nguồn cung cấp oxy cho ao là bằng máy quạt nước.

Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng oxy buổi sáng

Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng oxy buổi chiều

Theo các nghiên cứu và khảo sát của Brock&Main (1994), Chanratchakool và cộng sự (1998), Wickins&Lee (2002) thì ngưỡng tối ưu của Oxy hòa tan (D.O) cho nuôi tôm chân trắng là lớn hơn 3mg/L. Kết quả trên hình cho thấy sự biến động oxy trong ao nuôi giảm dần theo thời gian nuôi, càng về sau thì

hàm lượng oxy trong ao nuôi càng thấp và oxy buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều. Tuy nhiên thì vẫn nằm trong ngưỡng tối ưu để tôm phát triển.

So sánh 2 nghiệm thức nuôi ta thấy ở 4 tuần đầu hàm lượng oxy ở nghiệm thức 1 (5,85) có thấp hơn so với ở thức 2 (6,15). Trong cả quá trình nuôi thì oxy trong cả 2 nghiệm thức vào buổi sáng lớn hơn 3mg/l, còn buổi chiều luôn lớn hơn 4mg/l.

3.2. Theo dõi tỷ lệ sống

Do trong quá trình nuôi, việc xác định tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các giai đoạn là rất khó khăn và không chính xác, cho nên tôi chỉ lấy kết quả lúc thu hoạch.

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của tôm

Theo kết quả nghiên cứu của công ty CP thì tỷ lệ sống của ao nuôi tôm đến giai đoạn thu hoạch đạt 70 - 90% với mật độ 80 - 150 con/m2 là đạt yêu cầu [5].

Sau 72 ngày nuôi với mật độ 145 com/m2 và thu hoạch đạt tỷ lệ sống như vậy là đạt yêu cầu. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 1 là 79,36% cao hơn so

với nghiệm thức 2 là 78,98%. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.3. Theo dõi tốc độ tăng trưởng

3.3.1. Tăng trưởng của tôm về khối lượng

Bảng 3.2. Tăng trưởng về khối lượng trung bình của tôm

Ngày nuôi Khối lượng (g) 30 3,030a ± 0,000 3,055a ± 0,007 37 4,645a ± 0,007 4,690a ± 0,014 44 6,260a ± 0,014 6,310a ± 0,014 51 8,565a ± 0,021 8,620a ± 0,014 58 10,855a ± 0,021 10,925a ± 0,021 65 13,455a ± 0,021 13,525a ± 0,021 72 14,920a ± 0,014 14,975a ± 0,035

Trong cùng một hàng, các chữ cái khác nhau thì có sự sai khác và có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Hình 3.6. Tăng trưởng về khối lượng trung bình của tôm

Kết quả về khối lượng trung bình (qua bảng 3.2, hình 3.6) cho thấy sự tăng trưởng về khối lượng ở các ao nuôi là hoàn toàn bình thường và phù hợp với quy luật tăng trưởng của tôm: tăng dần theo thời gian nuôi và tăng chậm lại khi đạt cỡ thu hoạch.

Ở nghiệm thức 1 khối lượng trung bình (14.920a ± 0.014) nhỏ hơn so với ở nghiệm thức 2 (14.975a ± 0.035). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Điều này cho thấy với nguồn nước tái sử dụng hay nguồn nước mới thì không làm ảnh hưởng tới tăng trưởng khối lượng trung bình của tôm.

Bảng 3.3. Tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày và tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng

Ngày nuôi Chỉ tiêu Khối lượng (g)

CT1 CT2 30-37 ADGw(g/con/ngày) 0,2 a ± 0,014 0,23a ± 0,014 SGRw(%/ngày) 6,06a ± 0,028 6,12a ± 0,028 37-44 ADGw(g/con/ngày) 0,23 a ± 0,028 0,24a ± 0,014 SGRw(%/ngày) 4,2a ± 0,014 4,24a ± 0,056 44-51 ADGw(g/con/ngày) 0,28 a ± 0,014 0,3a ± 0,014 SGRw(%/ngày) 4,4a ± 0,014 4,46a ± 0,014 51-58 ADGw(g/con/ngày) 0,3 a ± 0,070 0,33a ± 0,014 SGRw(%/ngày) 3,32a ± 0,014 3,39a ± 0,014 58-65 ADGw(g/con/ngày) 0,29 a ± 0,042 0,35a ± 0,021 SGRw(%/ngày) 2,95a ± 0,028 3,05a ± 0,014 65-72 ADGw(g/con/ngày) 0,2 a ± 0,014 0,21a ± 0,014 SGRw(%/ngày) 1,4a ± 0,070 1,45a ± 0,042

Trong cùng một hàng, các chữ cái khác nhau có sự sai khác và có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Hình 3.7. Tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (ADGw) của tôm theo khối lượng

Hình 3.8. Tăng trưởng đặc trưng (SGRw) của tôm thẻ chân trắng theo khối lượng

Từ kết quả trên cho thấy:

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (ADGw) về khối lượng của tôm tăng dần theo thời gian nuôi. Cao nhất ở giai đoạn ngày 58 và thấp nhất ở ngày 72. Dựa vào hình 3.7, ta thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày về khối lượng ở công thức 2 là lớn hơn so với công thức 1. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRw) về khối lượng của tôm giảm dần theo thời gian nuôi. SGRw tăng nhiều nhất ở ngày nuôi 37: ở công thức 1 là 6,06% và ở công thức 2 là 6,12%; tăng ít nhất vào ngày nuôi 72: ở công thức 1 là 1,4% còn ở công thức 2 là 1,45%. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Điều này chứng tỏ TDTT tuyệt đối bình quân ngày (ADGw) và TDTT đặc trưng (SGRw) về khối lượng không chịu sự tác động của nguồn nước nuôi.

3.3.2. Tăng trưởng của tôm về chiều dài

Bảng 3.4. Tăng trưởng về chiều dài trung bình của tôm

Ngày nuôi Chiều dài(cm) 30 7,130a ± 0,000 7,155a ± 0,007 37 7,745a ± 0,007 7,790a ± 0,014 44 9,250a ± 0,014 9,300a ± 0,014 51 10,535a ± 0,021 10,590a ± 0,014 58 11,325a ± 0,021 11,935a ± 0,021 65 11,755a ± 0,021 11,825a ± 0,021 72 11,960a ± 0,014 12,015a ± 0,035

Trong cùng một hàng, các chữ cái khác nhau có sự sai khác và có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Qua bảng 3.4 và hình 3.9 cho ta thấy sự tăng trưởng của tôm ở các ao nuôi là hoàn toàn bình thường. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ở các ao tăng dần theo thời gian nuôi.

TDTT về chiều dài trung bình ở 2 nghiệm thức tăng chậm ở lần đo thứ nhất và thứ 2. Những lần đo sau đó tôm tăng nhanh về chiều dài. Ở giai đoạn cuối thì sự tăng trưởng về chiều dài bị chậm lại.

Ở nghiệm thức 1 (11,960a ± 0,014) chiều dài trung bình ngắn hơn so với ở nghiệm thức 2 (12,015a ± 0,035). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.5. Tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày và tăng trưởng đặc trưng về chiều dài

Ngày nuôi Chỉ tiêu Chiều dài(cm)

CT1 CT2 30-37 SDRL(cm/con/ngày) 0,08 a ± 0,014 0,09a ± 0,014 SGRL (%/ngày) 1,17a ± 0,042 1,21a ± 0,028 37-44 SDRL(cm/con/ngày) 0,20 a ± 0,028 0,22a ± 0,014 SGRL (%/ngày) 2,48a ± 0,098 2,53a ± 0,014 44-51 ADGL(cm/con/ngày) 0,18 a ± 0,014 0,18a ± 0,014 SGRL (%/ngày) 1,82a ± 0,028 1,86a ± 0,042 51-58 ADGL(cm/con/ngày) 0,11 a ± 0,028 0,12 a± 0,028 SGRL (%/ngày) 1,02a ± 0,028 1,05a ± 0,056 58-65 ADGL(cm/con/ngày) 0,04 a ± 0,014 0,06a ± 0,014 SGRL (%/ngày) 0,50a ± 0,042 0,53a ± 0,014 65-72 ADGL(cm/con/ngày) 0,03 a ± 0,014 0,03a ± 0,014 SGRL (%/ngày) 0,18a ± 0,014 0,23a ± 0,042

Trong cùng một hàng, các chữ cái khác nhau có sự sai khác và có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Hình 3.10. Tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (ADGL) về chiều dài

Hình 3.11. Tăng trưởng đặc trưng (SGRL) về chiều dài

Tăng trưởng của tôm nuôi giữa các công thức thực nghiệm cho thấy: TDTT tuyệt đối bình quân ngày về chiều dài của tôm ở 2 CT tăng cao ở ngày nuôi 37 và 44 (ở công thức 1 là 0,2a ± 0,028 cm/con còn ở công thức 2 là

0,22a ± 0,014 cm/con), còn những ngày đo sau đó thì chiều dài giảm theo thời gian nuôi. ADGL thấp nhất ở ngày đo 72 (ở công thức 1 là 0,03a ± 0,014 cm/con; ở công thức 2 là 0,03a ± 0,014 cm/con). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

TDTT đặc trưng về chiều dài của tôm ở 2 CT nuôi tăng nhiều nhất ở ngày nuôi 44 (ở nghiệm thức 1 là 2,48a ± 0,098 %/ngày còn ở nghiệm thức 2 là 2,53a ± 0,014 %/ ngày) và thấp nhất ở ngày nuôi 72 (ở nghiệm thức 1 là 0,18a ± 0,014 %/ngày; ở nghiệm thức 2 là 0,23a ± 0,042 %/ngày). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Như vậy, nguồn nước nuôi không làm ảnh hưởng đến ADGL và SGRL của tôm nuôi.

3.4. Theo dõi FCR

FCR là lượng thức ăn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm. FCR thường được xác định sau vụ nuôi và được dùng để đánh giá hiệu quả cho ăn trong toàn vụ. FCR quá cao thường do việc quản lý cho ăn, điều chỉnh lượng thức ăn không tốt, đa phần do không xác định chính xác khối lượng tôm có trong ao, chưa có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh lượng thức ăn hoặc do tôm bị bệnh và chết nhiều khi gần thu hoạch [Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, Nguyễn Thức Tuấn].

Bảng 3.6. Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn các ao nuôi

Công thức Ao Lượng tôm thu hoạch Tổng lượng thức ăn sử dụng (kg) Chỉ số FCR CT1 F1 8858 11072 1,25 F2 8903 11395 1,28 CT2 F3 8792 10814 1,23 F4 8949 11812 1,32

Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện hệ số chuyển đổi thức ăn toàn vụ ở 2CT nuôi

Theo Vũ Thế Trụ, Nguyễn Văn Hảo thì chỉ số FCR trong nuôi tôm < 1,6 là đạt hiệu quả sử dụng thức ăn. Với FCR ở các ao nuôi như vậy thì đã đạt hiệu quả sử dụng thức ăn. FCR ở nghiệm thức 1 (1,265) thấp hơn so với ở nghiệm thức 2 (1,275). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

3.5. Hoạch toán kinh tế

Một mô hình nuôi thương phẩm dù xây dựng hoàn hảo đến đâu nhưng không có tính khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế thì sẽ không được người nuôi chấp nhận.

Bảng 3.7. Hạch toán kinh tế nuôi tôm sau thu hoạch

Nội dung chi phí Đơn vị tính(triệu đồng)

CT1 CT2

Ao F1 Ao F2 Ao F3 Ao F4

CP tôm giống 63 63 63 63

CP thức ăn 243,584 250,690 237,908 259,864

CP hoá chất 55 53 52 50

CP lương công nhân 15 15 15 15

CP vật tư phân xưởng SX 9 9 9 9

CP sản xuất chung 21 21 21 21 CP nguồn nước cấp 1 1 10 10 CP khác 80 80 80 80 Tổng chi 487,584 492,690 487,908 507,864 Tổng thu 885,800 890,300 879,200 894,900 Lợi nhuận 398,216 397,610 391,292 387,036

Tỷ suất lợi nhuận(%) 81.67 80.70 80.20 76.21

Kết quả về hạch toán kinh tế cho thấy tỷ suất lợi nhuận ở các ao nuôi giữa 2 công thức có sự khác nhau. Ở ao nuôi tái sử dụng nước (ao F1 là 81,67% và F2 là 80,70%) có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với ao nuôi sử dụng nước mới (ao F3 là 80,20% và ao F4 là 76%). Sự khác nhau này là do sự chênh lệch về chi phí giành cho thức ăn giữa các ao nuôi. Mặt khác, chi phí nguồn nước cho ao nuôi cũng làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận giữa các ao. Ở các ao tái sử dụng nước thì chi phí cho nguồn nước cấp là 1 triệu, trong khi ở các ao không tái sử dụng nước là 10 triệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1) Nguồn nước ban đầu không có ảnh hưởng đến diễn biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Sự biến động các yếu tố môi trường ở các ao nuôi sử dụng nước cũ và nước mới đều nằm trong khoảng phát triển của tôm thẻ chân trắng.

2) Sau 72 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở cả ao nuôi tái sử dụng nước và ao không tái sử dụng nước đều cao. Tăng trưởng của tôm về khối lượng và chiều dài ở cả ao tái sử dụng nước và ao không tái sử dụng nước đều phù hợp với quy luật tăng trưởng của tôm. Như vậy, nuôi tái sử dụng nước không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm.

3) Kết quả về hạch toán kinh tế cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi lót bạt tái sử dụng nước có hiệu quả kinh tế cao hơn ao nuôi không tái sử dụng nước.

Kiến nghị

1/ Nên nuôi theo mô hình tái sử dụng nước để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, nuôi tái sử dụng nước sẽ làm giảm thiểu được sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, đồng thời bảo vệ được môi trường.

2/ Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá đúng hơn về mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) bằng nguồn nước tái sử dụng trong ao nuôi lót bạt tại hải lăng quảng trị luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w