- Tuyển dụng những người có thái độ tốt phù hợp với văn hoá của công ty hơn là những người có thái độ xấu (kể cả người đó có kinh nghiệm, bằng cấp cao và có chuyên môn hơn hẳn). Nhằm đảm bảo xây dựng và duy trì văn hoá của mình, công ty chỉ nên tuyển chọn những người biết chia sẻ, có thái độ thân thiện, nhiệt thành, và có khiếu hài hước.
- Để cho mọi người được là chính mình trong công việc, thể hiện chân thực tính cách của mình mà không phải đeo mặt nạ công sở hay phải lo lắng về những điều lặt vặt liên quan đến nghi thức, thủ tục trong công ty.
- Phác hoạ rõ ràng về những gì mà công ty dự định sẽ làm và lý do đưa mọi người tham gia vào công việc đó, chứ đừng để họ chỉ là những người đứng ngoài, hãy cao thượng hoá mục đích mà công ty hướng tới.
- Luôn chào đón ngay lập tức những thành quả mà nhân viên của công ty đạt được, tổ chức kỷ niệm những cột mốc quan trọng trong đời sống riêng của mỗi nhân viên (đính hôn, đám cưới, sinh nhật, sinh con và nhiều dịp lễ khác…), quan tâm chia sẻ khi họ đau ốm hay khi mất đi người thân, gặp biến cố hay những tai hoạ khác trong đời. Hãy trân trọng nhân viên của mình theo khía cạnh là những con người bình thường chứ không phải chỉ là cấp dưới của mình, như những người làm thuê.
- Giải quyết từng vấn đề của nhân viên một cách riêng rẽ, kịp thời và cụ thể, thậm chí một vấn đề tinh thần cũng cần quan tâm đối với những người có liên quan.
- Thông qua các hình thức nêu gương, các buổi lễ chúc mừng và những hình thức giao tiếp để thể hiện sự coi trọng những trường hợp xuất sắc cả về tinh thần lẫn hành động, tạo dựng niềm tự hào về thành tựu đạt được cùng với tấm lòng luôn luôn nghĩ tới người khác.
- Coi trọng chất lượng quản lý, hiệu quả công vịêc, bất kỳ ai đang đảm nhận cương vị hay chức danh nào cũng có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo qua hành động của mình.
- Coi trọng giao tiếp bằng tình cảm thông qua các cuộc trò truyện thân mật nhằm truyền đạt các mục đích ý nghĩa, cảm xúc, cảm hứng và tình cảm cho nhân viên không kém những buổi nói chuyện nghiêm trang,những con số dữ liệu, sự kiện…
- Bản thân người lãnh đạo cần nhiệt thành với những công việc của mình, với đồng sự, có như vậy mới thắp sáng được tâm trí họ, sưởi ấm trái tim họ và thúc giục họ cống hiến vì một lý tưởng chung.
- Ban lãnh đạo công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà công ty đã có. Nhân viên bao giờ cũng để ý cách cư xử của lãnh đạo để đánh giá và học tập. Một hành động giúp đỡ nhỏ, một câu nói động viên thể hiện sự quan tâm của sếp tới nhân viên dễ làm nhân viên xúc động. Người lãnh đạo phải là tấm gương cho nhân viên trong mọi hoạt động. Các chính sách đề ra người lãnh đạo phải gương mẫu thực hiện.
- Áp dụng biện pháp nhiệm kỳ để giải quyết vấn đề năng lực và chức danh. Nhiệm kỳ công tác có nhiều mặt tích cực: bản thân mỗi cá nhân nếu muốn giữ vị trí của mình hoặc muốn thăng tiến cao hơn, sẽ phải phấn đấu để tiếp tục được bổ nhiệm, quy chế này cũng giúp những cán bộ trẻ có năng lực có thêm cơ hội. Dựa trên kết quả đánh giá công tác của nhiệm kỳ cũ, người quản lý sẽ có cách cư xử đơn giản và công bằng hơn.
- Cần xây dựng những hệ thống rõ ràng, từ hệ thống vị trí và trách nhiệm tương ứng với hệ thống đãi ngộ, lương thưởng cho từng vị trí cống hiến.
- Một biện pháp thích hợp để kiểm tra trình độ, năng lực và vị trí là luân chuyển liên tục giữa các bộ phận để mỗi cá nhân có cơ hội thử sức và tìm được vị trí phù hợp với mình. - Ban lãnh đạo công ty cũng cần xem xét vấn đề chuyển giao quyền lực. Việc chuyển
giao bắt đầu bằng việc bổ sung những thành viên trẻ hơn vào ban giám đốc. Sau một thời gian ban giám đốc cũ sẽ chủ động rút lên hội đồng quản trị và những người có năng lực sẽ điều hành công ty.
Tuy nhiên công ty không nên chỉ xây dựng nền VHDN thuần tuý mà điều quan trọng là phải biến những giá trị văn hoá đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.