Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Đặc sắc tuỳ bút của nguyễn tuân sau cách mạng tháng tám (Trang 39 - 43)

5. Bố cục khóa luận

2.3. Nghệ thuật kể chuyện

Tùy bút Nguyễn Tuân còn thể hiện ở cái tài kể chuyện rất vui rất hóm và có duyên. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên nh ngời nói chuyện, ông trò chuyện với bạn đọc một cách thoải mái chân tình, có khi điềm đạm, thẳng thắn nghiêm trang, nhng nhiều khi vui nhộn, linh hoạt kiểu tán gẫu, nói trạng đa lại cho ngời đọc những trang viết không kém phần thú vị.

Đúng là đọc Nguyễn Tuân nhiều khi ngồi một mình mà bật cời. Vui vì viết văn mà cứ nh là trò chuyện thoải mái theo lối tán gẫu, nói trạng. Vui vì giọng văn luôn luôn chuyển đổi linh hoạt, đang trang nghiêm cổ kính bỗng chuyển sang bông đùa vui nhộn, đang nói giọng Bắc chuyển luôn sang giọng Trung, giọng Nam. Vui vì những tri thức nhiều khi linh tinh vụn vặt nhng thú vị mà giờng nh chỉ có sự thóc mách riêng của Nguyễn Tuân mới cung cấp cho ta đợc. Vui vì cái chất trẻ trung hồn nhiên của nhân vật “Tôi”: lúc nào cũng đi lại, hoạt động, háo hức với mọi cái mới lạ, hễ cứ no tai no mắt là thích.

Nguyễn Tuân nhiều khi nhìn cuộc sống với con mắt rất nhộn, rất nghịch và tởng tợng ra nhiều điều kỳ cục, nghộ nghĩnh.

Trong “Một chuyến đi”, ông tởng tợng ra một cách thử thách lòng trắc ẩn của một bọn nghiện bằng cách giam chúng lại một buồng kín rồi theo dõi thái độ chúng đối xử với nhau nh thế nào khi cạn bao thuốc.

Sau này đi theo bộ đội công đồn, có lúc ông không kìm đợc cái vui ồn ào của con trẻ:

Từ bé tới giờ mình vẫn là đứa trẻ đói thanh sắc nay đợc một chầu thỏa thuê cho tai cho mắt. Bắn nữa đi ! hàng rào cháy rồi anh em ơi ! Chúng tôi đang mơ chung một cơn hỏa mộng” (Tình chiến dịch).

Thăm phòng triển lãm của Trung đoàn Thủ đô giữa rừng, nhà văn nhắc nhỏm “Phở Hàng Trống”, “Chả Đồng Xuân”, “Bánh Đa Hàng Bè” (Đờng Vui).

Hòa bình lập lại trên miền Bắc mở ra một giai đoạn mới trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Rời chiến khu về xuôi, trong cái tết hòa bình đầu tiên sau bốn tháng chỉnh huấn, nhà văn lòng dặn lòng không quên những lời ân cần của Đảng: “ ánh sáng của lớp học do Đảng mở cửa đã giúp cho năm trăm anh chị em cả đảng viên và cha đảng viên thấy rõ đọan đời ngày trớc, quãng đời hiện tại và cái tơng lai của mình. Việc lớn việc nhỏ, nội tâm ngoại cảnh đều hiện lên có góc có cạnh chứ không lờ mờ nhân ảnh nh ngời đi đêm nh trớc nữa”.

“Sông Đà” là kết quả cụ thể của cả quá trình sáng tác và “Lột Xác” lâu dài, gian khổ của Nguyễn Tuân, là kết quả trực tiếp của những thu hoạch mới về t tởng và thực tiễn mới của ông sau những đợt liên tiếp đi Tây Bắc từ 1958 – 1960. Trong “ Sông Đà” Nguyễn Tuân ghi lại những cảnh, những ngời, những việc, những điều mắt thấy tai nghe, những ý nghĩ cảm tởng của mình trong những chuyến đi.

Cái vui mắt vui lòng ở “ Sông Đà” chính là nhãn quan mới, thế giới quan mới mà Đảng và cách mạng đã tạo điều kiện cho Nguyễn Tuân tự rèn luyện. “Cái cời của tôi hòa lẫn vào cái cời đầy lòng tin của một đồng chí, mà tôi muốn gọi là đồng chí Sếp ga đờng Điện Biên, nhng tôi thích cảm thấy rằng,

mặc dù lúc này tôi đang ở đây, ở giữa lòng thủ đô Hà Nội, tôi vẫn nhạy cảm đ- ợc cái đà chuyển và nhịp rung của Điện Biên” (Dọn nhà lên Điện Biên. Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996, trang.146).

Đến bút ký chống Mỹ, quả thực cuộc sống xã hội đi vào Nguyễn Tuân tấp nập hơn, sôi nổi hơn. Ông kể chuyện mẹ Suốt vui tính giản dị không nghĩ gì đến thành tích của mình mà lại khoe:

Ui cha cha, bữa đó hắn bay hàng bầy nh là chuồn chuồn” (Xuân lửa trên dòng Gianh, Văn nghệ, Số 98).

Tùy bút Nguyễn Tuân còn hấp dẫn ngời đọc bằng những mẩu chuyện, những giai thoại đợc kể một cách ngắn gọn và thông minh, nhất là khi câu chuyên có ý vị trào phúng. Lúc ấy nhà văn thờng “cời ruồi”. Chuyện về đoàn Liên hợp quân sự đi cắm biển vạch đờng giới tuyến năm 1954 (Cắm cột mốc giới tuyến). Chuyện ta và ngụy sơn cầu Hiền Lơng, bọn ngụy khiêng máy lên cầu: “Lêu nghêu, lởm chởm, lủng củng, vục vặc nh là ngụy quân khiêng xác ngụy quyền” (Cầu ma. Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, Nxb Văn Học, Hà Nội 1996, trang.101). Giai thoại về bọn ngụy tổ chức thi bơi sải nhân ngày “Quốc khánh cộng hòa Diệm”, bà già quận trởng cầm dùi trống gõ ba hồi “Kết quả cuộc đua có hai thuyền chìm” (Thi bơi, Trang.145). Giai thoại về bộ đội miền Bắc đấu lý với lính ngụy cùng gác cầu (Chỗ đầu cầu đó chỗ bờ sông đó).

Có khi câu chuyện có vẻ nghịch ngợm hơn, nh chuyện hai anh chị công nhân, là tự vệ bắn cao xạ lấy nhau, vào trong đám cới chú rể hội ý chớp nhoáng với cô dâu xong liền nói: “Sang năm 1973 chúng tôi bảo đảm X giây một phát” (Đám cới giữa trận địa pháo, Trang.324).

Độc giả khó tính có thể cho là phù phiếm khi Nguyễn Tuân thỉnh thoảng tiện dịp lại mách cho ta một vài chi tiết đại khái nh: “Hà Nội có 30.896 gốc cây tơi” (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi), hay “Nguồn gốc địa danh Hoàng Su Phì là Hoàng Thụ Bì” (Mở đờng Hoàng Su Phì).

Ngời đọc không thể quên đợc giọng văn “Cù không cời” nh khi ông dẫn lời tên giặc lái Mỹ:

Làm thầy thuốc thì bất cứ ai cũng phải cần mình (…) về chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ, tôi chỉ là một quân nhân, tôi không có ý kiến gì….

Ông lại khéo dùng lối tơng phản để làm nổi bật cái lố bịch thảm hại của bọn giặc lái Mỹ, nh bên cạnh cảnh chợ hoa ông đa vào ba tên phi công Mỹ đi bộ “Trông ba cái kiểu ngời có thể mất vui đợc ấy, có ngời đã nói nhỏ rằng là nên tống cổ mẹ nó ra khỏi chợ hoa”.

Tiếng cời nh có chất axít làm hủy hoại bộ mặt đối tợng đả kích của ông: “Giônxơn là một ngời không muốn ai phê bình mình ông ta là ngời chỉ thích dùng máy tính E-lếch-tơ-rô-nich đặt câu hỏi cho máy tính điện tử rồi chờ câu đáp số trả lời của máy tính…

Có ngời chê văn ông hơi lạnh, nhng chúng tôi thiết nghĩ không phải nh thế. Những khi ông tạm hạn chế cái “Tôi tác giả”, lùi bớc nhờng lời cho ngời khác, hay nhắc đến ngời khác… văn ông hân hoan hẳn lên và ấm cúng một cách lạ lùng.

Một phần của tài liệu Đặc sắc tuỳ bút của nguyễn tuân sau cách mạng tháng tám (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w