Điển tích, điển cố, thi liệu Hán học đợc sử dụng nhuần nhuyễn,

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ cảm hoài trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix (Trang 49 - 51)

2 3.1 Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm

3.3.1Điển tích, điển cố, thi liệu Hán học đợc sử dụng nhuần nhuyễn,

Khảo sát thơ cảm hoài của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Khuyến chúng tôi nhận thấy:

Việc sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học trong thơ cảm hoài của Nguyễn Xuân Ôn dờng nh nhiều hơn cả. Những điển tích trong thơ cảm hoài của Nguyễn Xuân Ôn chủ yếu đợc lấy trong sử sách Trung Quốc. Nguyễn Xuân Ôn dùng nhiều điển tích nhng không có nghĩa là vận dụng điển tích một cách tràn lan để thoả mãn một thích thú cá nhân của ngời hay chữ, mà có chọn lọc và có chủ định, cốt để tô đậm thêm t tởng và tình cảm chủ đạo toàn bộ sáng tác của ông là lòng yêu nớc. Cho nên dới ngòi bút hừng hực chính khí của ông, các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử lâu đời của trung Quốc, từ Trơng Lơng giúp Hán diệt Tần để báo thù cho Hán đến Tổ Địch đời Tấn qua sông gõ mái chèo thề đánh tan quân địch mới về và trong lịch sử dân tộc nh Trần Khát Chân mu giết họ Hồ hay cha con Đặng Tất, Đặng Dung khởi binh đánh quân Minh...đều về họp mặt đông đủ.

Đặc biệt để phục vụ đắc lực mục đích đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc ông đã lôi từ trong kho tàng sử sách của Trung Quốc hàng loạt gian thần mại quốc, mỗi tên với một tội trạng cụ thể không tên nào lộn với tên nào! Từ Tần Cối đời Tống, Chúc Khâm Minh đời Đờng:

Nhất đức cách thiên Tần Tổ các Ngũ kinh tảo địa Chúc công phờng ( Thu nhiệt cảm tác ). ( Thấu trời một đức Tần chi khác

Quét đất năm kinh, Chúc một phờng)

Đến Uông Bá Ngạn và Hoàng Tiềm Thiện đời Nam Tống:

Khuynh bang khả nại hữu Uông, Hoàng ” ( Văn tứ chấn thất thủ cảm tác)

( Ngán thay bán nớc có Uông, Hoàng)

Tiếp theo đó là An Lộc Sơn, Trơng Bang Xơng, Lu Dự, Dơng Quốc Trung,... lũ l- ợt một bầy ô nhục đáng khinh.

Việc sử dụng điển tích trong một số bài thơ cảm hoài của Nguyễn Khuyến đặc biệt là trong bài Cuốc kêu cảm hứng đã đạt đến sự điêu luyện. Điển tích nằm ngay ở tiêu đề của bài thơ: “ Cuốc kêu”. Đây là một điển tích diễn tả cảm xúc nớc non, chữ “ quốc” ( vần q) nghĩa là nớc, đất nớc, non sông. Điển tích trên đã vận dụng kết hợp với tiếng đồng âm, nhà thơ đã bộc bạch đợc nỗi niềm tâm sự sâu kín của mình. Thực ra, việc mợn điển Thục Đế mất nớc hoá thành chim cuốc đêm đêm kêu gào ròng rã “ Thục quốc!”, “ Thục quốc!” để thổ lộ nỗi niềm nhớ nớc đã có nhiều tác giả vận dụng. Chẳng hạn: Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua đèo ngang, Chu Mạnh Trinh trong bài Cổ Loa hữu cảm:

Nhớ nớc đau lòng con quốc quốc Thơng nhà mỏi miệng cái gia gia

(Qua đèo ngang) Hay : Cung miếu triều xa đây vắng ngắt

Trăng mờ khắc khoải tiếng kêu thâu (Cổ Loa hữu cảm)

Vì diễn đạt một nội dung cảm hứng buồn với tiết tấu, âm luật, tính nhạc của thơ Đờng luật nên âm hởng thơ của các tác giả này có phần khác nhau. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy việc sử dụng điển tích kết hợp với từ đồng âm của Nguyễn Khuyến đã tiếp nối Bà Huyện Thanh Quan – bày tỏ thành công nỗi buồn của mình trớc vận mệnh của dân tộc; có điều là nếu nh nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn thoáng qua thì nỗi buồn của Yên Đổ là nỗi buồn da diết và đầy uất hận. Tiến sĩ Biện Minh Điền khi nhận xét về việc sử dụng điển tích của Bà Huyện Thanh Quan, Chu Mạnh Trinh và của Nguyễn Khuyến đã khẳng định: “ Ta dễ có cảm nhận họ đứng ngoài nghe tiếng cuốc mà cảm khái, tiếng cuốc chỉ đợc nhắc gợi ở các câu kết. Còn với Nguyễn Khuyến, khắc hẳn.Tiếng cuốc không còn là tiếng cuốc mà là tiếng lòng nhà thơ, giọng đa sầu bao trùm, chi phối toàn bài” [5,58].

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ cảm hoài trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix (Trang 49 - 51)