III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ)
Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập này là sản phẩm của chính tôi Nội dung báo cáo bao gồm:
Nội dung báo cáo bao gồm:
Tây Ban Nha là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới. Quá trình lịch sử đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ cũng như không ít bước thăng trầm trong nền kinh tế đầy biến động này. Nền kinh tế Tây Ban Nha bắt đầu có nhiều chuyển biến rõ rệt kể từ những năm 1950. Tuy nhiên phải đến năm 1962, ngành công nghiệp nước này mới thực sự bùng nổ và được nhắc đến với cái tên "Phép màu Tây Ban Nha". Vào những năm 90, Tây Ban Nha vấp phải cuộc khủng hoàng kinh tế, nhưng đến năm 1997, sau khi gia nhập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (EMU), nền kinh tế nước này có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới. Tây Ban Nha đã khắc phục cuộc suy thoái kinh tế vào những năm đầu của thế kỷ 20 nhanh hơn hầu hết các quốc gia châu Âu khác.
Tuy nhiên, sau hơn ba thập kỷ bùng nổ, kinh tế Tây Ban Nha hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chững lại. Nếu như tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 là 3,8%, các nhà phân tích lo ngại tốc độ tăng trưởng năm 2008 có thể chỉ đạt 2,5%, thậm chí dưới 2% vào năm 2009. Người dân Tây Ban Nha cũng tỏ ra bi quan về tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao. Giờ đây, kinh tế Tây Ban Nha cần dựa vào sự phát triển các ngành mang lại giá trị cao, theo định hướng xuất khẩu và công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, kinh tế nước này cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn. Thứ nhất là nạn nhập cư bất hợp pháp. Nó đã gây nên những tác động đến thị trường lao động trong sản xuất nông nghiệp ở miền nam Tây Ban Nha. Vấn đề thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp cao so với các nước khác ở châu Âu. Trong suốt thời kỳ giữa thập kỷ 90, tỷ lệ thất nghiệp chính thức là trên 20%. Chính phủ đã đưa ra những cải cách nhằm làm thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn, tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động tay nghề thấp. Nhờ đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 8,3% năm 2007. Tuy nhiên, con số này vẫn khá cao so với mức phát triển của các nước châu Âu. Thứ ba là nạn khủng bố. Vấn đề này đang tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị và kinh tế của đất nước này. Nổi tiếng nhất là tổ chức khủng bố ETA. Tổ chức này đứng lên với danh nghĩa tìm kiếm nền độc lập cho Basque, khu vực nằm giữa biên giới Tây Nam Pháp và Đông Bắc Tây Ban Nha. ETA đã thừa nhận trách nhiệm trước hàng trăm cái chết trong hai thập kỷ qua ở nước này. Tổ chức này cũng đang cản trở những kế hoạch đầu tư vào Basque của nhiều doanh nghiệp, gây nên những mối lo sợ trong nhân dân.
Nhìn chung, sau hơn 20 năm là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế Tây Ban Nha đã được thừa nhận là nền kinh tế phát triển với ngành dịch vụ chiếm ưu thế. Việc hội nhập kinh tế toàn cầu cũng ngày càng phát triển. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài của nước này, đặc biệt là vào khu vực Mỹ La tinh. Với vị trí địa lý chiến lược và giá nhân công rẻ so với các nước khác ở châu Âu, Tây Ban Nha đã và đang là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, với những khó khăn trước mắt, người dân và chính phủ Tây Ban Nha cần nỗ lực hết sức để xây dựng và phát triển kinh tế.
Các ngành kinh tế trọng điểm
Kể từ những năm 1960, Tây Ban Nha luôn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Nam Âu. Đất nước này đã có bước chuyển rất mạnh mẽ và nhanh chóng từ ngành nông nghiệp sang dịch vụ. Một số những ngành kinh tế trọng điểm như du lịch, dịch vụ, thương mại, khai mỏ, sản xuất các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu.
Dịch vụ
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, khu vực dịch vụ chiếm vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Tây Ban Nha với 66,6% tỷ lệ cơ cấu GDP của đất nước. Từ năm 1980 đến năm 2000, ngành dịch vụ của nước này luôn có mức độ tăng trưởng trên 80%. Các ngành dịch vụ cũng cung cấp
hơn 64,6% việc làm cho lực lượng lao động. Những lĩnh vực quan trọng trong khu vực dịch vụ nước này là ngành thương mại bán buôn và bán lẻ, quản lý công (thuộc về chính phủ) và du lịch. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ kinh doanh như dịch vụ ngân hàng và tài chính cũng phát triển rất mạnh mẽ.
Dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ: là hoạt động lớn nhất trong tất cả các ngành nghề dịch vụ. Ngành này hiện đang có những đổi thay trông thấy. Số lượng những cửa hàng nhỏ đang giảm dần, thay vào đó là những trung tâm mua sắm lớn và những cửa hàng tự phục vụ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và du khách.
Du lịch: trong suốt nửa thế kỷ qua, du lịch luôn là động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của ngành dịch vụ. Tây Ban Nha là điểm du lịch hấp dẫn thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Pháp) với hàng triệu khách du lịch đem đến cho đất nước này hơn 50 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Thời tiết, bãi biển và các di tích lịch sử là những điểm nổi bật thu hút du lịch và đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống cũng đem lại nhiều việc làm cho lao động địa phương. Hầu hết những du khách đến từ những nước trong Liên minh châu Âu như Vương Quốc Anh, Đức, Pháp... Những điểm đến yêu thích của du khách là các bãi biển ở Địa Trung Hải như Costa del Sol ở phía Nam, Costa Blanca ở phía Đông Nam, Costa Brava ở phía
Ngày 9 tháng 7 năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, mở đầu cho sự hình thành và phát triển của một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Qua 50 năm xây dựng ngành Du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho qua từng giai đoạn lịch sử.
Quá trình hình thành và phát triển
Thời gian đầu từ năm 1960 đến 1975, Du lịch Việt Nam hoạt động chủ yếu là đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước. Tháng 6/1978 Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập và trực thuộc Hội đồng Chính phủ, mở ra một trang mới cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển về thế và lực. Với chức năng và nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế đến từ các nước Xã hội chủ nghĩa anh em và các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và tuyên truyền quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ đối ngoại.
Tháng 11 năm 1992, Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ, với hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương gồm 15 sở Du lịch, 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch. Hàng trăm doanh nghiệp du lịch quốc tế và nội địa ở các địa phương trên cả nước ra đời và đi vào hoạt động. Hoạt động du lịch bắt đầu có bước chuyển mới. Nếu năm 1990 chỉ đón hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế thì năm 2007 đã đón được hơn 4 triệu lượt, phục vụ hơn 20 triệu lượt khách du lịch nội địa, vươn lên vị trí top 5 các nước có kinh tế du lịch phát triển trong khu vực Asean. Du lịch phát triển đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo về tài nguyên môi trường, được Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Tại Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nuớc” và tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác.
Từ 2000 đến 2010 những thành tựu đáng tự hào
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua cán bộ, công chức, viên chức ngành Du lịch Việt Nam rất tự hào về những thành tựu đã đạt được, trong đó có một phần đóng góp của mỗi cá nhân tập thể trong toàn ngành, đó là: Đã huy động công sức và trí tuệ nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn phát triển du lịch trong nước và quốc tế, hình thành, đề xuất và hoàn chỉnh dần hệ thống các văn bản chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Nhiều tỉnh, thành phố, đã đề ra chủ trương về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế để đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện trong phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2007, Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào Bộ Văn hóa Thông tin để hình thành Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 6 vụ: Vụ Lữ hành, Vụ Khách sạn, Vụ Thị trường du lịch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo Du lịch. Các cơ quan tham mưu cho UBND quản lý nhà nuớc về Du lịch ở các tỉnh, thành phố cũng được sát nhập để tạo nên những thuận lợi mới, quy tụ được sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao góp phần đưa hoạt động du lịch phát triển trong thời kỳ mới.
50 năm qua các cơ chế chính sách về du lịch liên tục được bổ sung, tạo môi trường cho du lịch phát triển. Từ pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999, năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch, khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, năm 1999, năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch, khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, chính sách và thể chế. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng, tạo bước phát triển mới của ngành Du lịch. Hàng trăm dự án đầu tư phát triển du lịch đã
được triển khai thực hiện… Năm 2009, ngành Du lịch đã tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và triển khai xây dựng Chiến lược Phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành đang tiến hành xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục nhập, xuất cảnh, cư trú, đi lại, hải quan liên tục được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư.
Về xây dựng cơ sở vật chất và đa dạng sản phẩm du lịch, toàn ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du
lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ các thành phần kinh tế để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm tại các địa phương. Các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Đến năm 2009, cả nước có 789 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 68 doanh nghiệp nhà nước, 250 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 455 công ty TNHH và 4 doanh nghiệp tư nhân và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thì đến hết năm 2009, cả nước đã có 10.900 cơ sơ lưu trú du lịch với trên 215.000 buồng, trong đó: 3 sao: 184 cơ sở với 13.168 buồng; 4 sao: 95 cơ sở với 11.628 buồng; 5 sao: 35 cơ sở với 8.810 buồng. Ngoài ra còn có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương cả nước.
Về quảng bá xúc tiến du lịch, Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Hàng không Việt Nam, Đại sứ
quán Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện để xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài. Các đơn vị, các địa phương đã tích cực chủ động tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế để quảng bá thu hút khách du lịch và vốn đầu tư. Hàng chục triệu ấn phẩm, sách hướng dẫn, băng video và đĩa CD-ROM được phát hành để giới thiệu về đất nước, con người và Du lịch Việt Nam. Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch và các trang Web của Ngành đã liên tục cập nhật thông tin, bám sát tình hình hoạt động, thời sự của Ngành, đáp ứng nhu cầu về thông tin của các đối tượng trong lĩnh vực du lịch và những lĩnh vực liên quan. Và tăng cường thông tin đối ngoại, thông tin du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong ngoài nước. Từ năm 2000 đến nay đã đầu tư 233.615 triệu đồng cho hoạt động thông tin quảng bá. Cùng với kênh thông tin đó các doanh nghiệp du lịch, hàng không Việt Nam, cơ quan ngoại giao, thông tấn báo chí và các cơ quan tuyên truyền đối ngoại đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho tuyên truyền, quảng bá đất nước, con người và sản phẩm Du lịch Việt Nam. Các tổ chức quốc tế, các hãng du lịch, hàng không nước ngoài đưa khách vào Việt Nam cũng đầu tư hàng chục triệu USD cho tuyên truyền, quảng bá Du lịch Việt Nam .
Về đào tạo, toàn ngành đã có hệ thống đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (với khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp (trên