III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ)
Du lịch đóng góp gián tiếp 738.600 tỷ đồng vào GDP năm
vào GDP năm 2020
10/12/2010
Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) vừa đưa ra những con số đánh giá về du lịch Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ 12/181 quốc gia tăng trưởng du lịch dài hạn
Theo đó, đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ đồng (tương đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP; lao động trực tiếp tham gia vào lĩnh vực du lịch là 1.397.000 người, khoảng 3% tổng số lao động toàn quốc. Tuy nhiên, các con số gián tiếp (khá chính xác vì tính theo tài khoản vệ tinh) cao hơn rất nhiều. Ngành du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương 12,5 tỷ USD), khoảng 12,4% GDP; có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc. Năm 2020, dự kiến đóng góp gián tiếp của ngành Du lịch sẽ là 738.600 tỷ đồng (tương đương 32,658 tỷ USD), khoảng 13,1% GDP; có 5.651.000 công ăn việc làm gián tiếp trong du lịch, chiếm 10,4% tổng số việc làm.
Giá trị tăng trưởng của du lịch là 3,4% năm 2010 và sẽ tăng lên 7,3%/năm trong 10 năm tới. Thu nhập du lịch nhờ xuất khẩu tại chỗ từ khách quốc tế và hàng hóa du lịch dự kiến tạo ra 84.700 tỷ đồng (tương đương 4,58 tỷ USD), chiếm 6,7% tổng xuất khẩu cả nước trong năm 2010. Năm 2020 sẽ đạt 285.300 tỷ đồng (tương đương 12,6 tỷ USD), chiếm 7,3% tổng xuất khẩu cả nước.
Đầu tư du lịch trong năm nay ước tính 62.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,2% tổng mức đầu tư cả nước. Đến năm 2020 vốn đầu tư cho du lịch sẽ đạt 195.600 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng mức đầu tư.
Theo những con số trên thì mục tiêu dự kiến năm 2020 đạt 15,900 tỷ USD doanh thu từ du lịch, đóng góp 6% vào tổng GDP, thu hút 752.300 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch mà Tổng cục Du lịch đưa ra là quá khiêm tốn.
Trong tổng số 181 quốc gia, vùng lãnh thổ được WTTC nghiên cứu, ước tính thì du lịch Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới về phát triển tổng thể, đứng thứ 54 vì những đóng góp cho nền kinh tế quốc gia và đứng thứ 12 trong sự tăng trưởng dài hạn (trong vòng 10 năm tới).
• hận hình thức thanh toán tiền mặt hoặc
Kinh doanh khách sạn là một dịch vụ phát triển ở Đà Nẵng trong những năm gần đây và đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò trong sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng. Trong đó hoạt động kinh doanh lưu trú đóng vai trò chủ đạo và mang lại doanh thu chính cho khách sạn. Chính vì vậy, kinh doanh lưu trú đang
là nghề ăn nên làm ra, kéo theo đó phục vụ buồng cũng trở thành nghề đang nóng. Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người phục vụ buồng là nghề lau chùi, dọn dẹp, vì vậy họ chỉ chọn những ngành như Lễ tân, Nấu ăn… mà bỏ qua ngành phục vụ Buồng. Thế nhưng để góp phần vào sự phát triển của du lịch Đà Nẵng hiện nay thì chúng ta không thể xem nhẹ nghề phục vụ buồng, vì lưu trú là vấn đề không thể tách rời trong hành trình du lịch của du khách. Bởi sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho đời sống của con người ngày càng cao. Họ sẵn sàng bỏ qua những sản phẩm dịch vụ với giá rẻ, chất lượng kém để lựa chọn những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao dù giá cao. Quan tâm đến chất lượng phục vụ và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ là một vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn du lịch Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đang hội nhập vào du lịch thế giới và khu vực. Công việc phục vụ buồng là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Bộ phận phục vụ buồng chịu trách nhiệm làm vệ sinh hàng ngày hoặc theo định kỳ buồng của khách lưu trú. Do vậy, bộ phận này chịu trách nhiệm làm sạch các loại đồ vải (ga trải giường, gối, chăn, nệm, rèm cửa), lau chùi đồ đạc trong phòng, làm vệ sinh thảm, trang trí phòng theo mô hình của khách sạn hoặc theo yêu cầu của khách, chuẩn bị giường ngủ, chăn màn và cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách. Ngoài ra, bộ phận buồng còn làm vệ sinh tại các khu vực công cộng như: hành lang, tiền sảnh…. Trong mọi công việc của mình, mục đích của bộ phận buồng là luôn duy trì các tiêu chuẩn phù hợp cùng với phương thức phục vụ buồng hoàn hảo - điều này phản ánh qua sự hài lòng của khách. Vai trò của bộ phận buồng vì vậy rất quan trọng có thể sánh ngang với bộ phận nhà bếp và nhà hàng. Xét về số lượng nhân viên, bộ phận phục vụ buồng là một trong những phòng ban lớn nhất của khách sạn. Để trở thành một nhân viên buồng chuyên nghiệp thì đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Ngoài ra, nhân viên buồng phải hội tụ đủ các đức tính: thật thà, siêng năng, chịu khó, sạch sẽ, kiên nhẫn, có trách nhiệm, biết lắng nghe và có khả năng quan sát, phán đoán
tình hình để xử lý tình huống.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau năm 2010. Đồng thời, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, núi cao cấp; du lịch văn hóa - lịch sử, danh thắng và du lịch MICE. Theo đó đã có nhiều dự án đầu tư vào Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch kéo theo nhu cầu về khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp về mặt dài hạn vẫn còn rất lớn. Dự báo số lượng buồng phòng năm 2009 là 5.426 phòng, năm 2010 là 7.000 phòng, năm 2015 tăng lên 11.718 phòng, trong đó số lượng phòng từ 3 - 5 sao tăng bình quân hàng năm trên 40%. Thế nhưng, nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ trong lĩnh vực này còn thiếu trầm trọng, số lượng được đào tạo rất ít ỏi chưa
thấm vào đâu.
Hiện nay tại Đà Nẵng mới chỉ có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực buồng – phòng khách sạn cho ngành du lịch trong đó có Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng; trường Cao đẳng Thương Mại; trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng; Trung cấp nghề Việt – Úc, trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Thăng Long… Hằng năm các trường, trung tâm dạy nghề chỉ mới đào tạo được khoảng 600 học viên, số lượng học viên ra trường
không đủ đáp ứng được nhu cầu của xã hội tạo ra một bài toán khó về nguồn nhân lực. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng ước tính, nhu cầu lao động buồng, phòng đến năm 2010 Đà Nẵng sẽ cần 8.400 lao động, năm 2015 là 16.450 lao động. Đồng thời nhu cầu bổ sung nguồn lao động hàng năm của ngành buồng sẽ từ 1.800 đến 2.000 người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các trường đều không đáp ứng đủ, vì đây là một con số rất lớn điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp phải “giành giật” nhau để tồn tại, nhà đầu tư muốn đầu tư vào cũng khó khăn. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển chung của ngành. Giải quyết khó khăn này, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên giải pháp lâu dài nhất vẫn là thành lập được nhiều trường chuyên ngành mới đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Đứng trước nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trong thời gian tới, dự án trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển du lịch Đà Nẵng. Đầu tư vào con người là sự đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất, do vậy ngay từ bây giờ, không chỉ là sự cố gắng của các trường, các cơ sở đào tạo nghề mà ngay chính nội tại các khách sạn, nơi trực tiếp sử dụng nguồn lao động này cũng cần phải đi trước một bước trong công tác đào tạo để đáp ứng được sự tăng lên ngày càng nhanh của nhu cầu công việc./. Du lịch là một ngành kinh tế phát triển trong thời đại đất nước mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nó là một ngành công nghiệp không khó luôn đem đến cho Việt Nam nguồn doanh thu đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhắc đến du lịch, nhắc đến Việt Nam du khách không thể bỏ qua Quảng Nam, một vùng đất có đến hai di sản văn hoá thế giới. Một phố cổ Hội An lung linh với bao sắc đèn lồng, với biển Cửa Đại quanh năm ao ào cuộn sóng – nơi đô thị sầm uất của một thời xa xưa. Còn một di sản nửa mà ai đã một lần đặt chân đến đây cũng phải một lần ghé thăm đó chính là khu tháp Chăm – Mỹ Sơn nơi thế giới thần linh đang ngự trị. Có lẽ vì vậy mà Quảng Nam trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách về đây chiêm ngưỡng.