CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ HỌC VIÊN CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC HẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu QĐ 13- CT BT Tiểu học (Trang 161 - 165)

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG LỚP

CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ HỌC VIÊN CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC HẾT CHƯƠNG

ĐỘ HỌC VIÊN CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC HẾT CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ Giai đoạn 1: X Ó A MÙ CHỮ I. TIẾNG VIỆT 1. Kiến thức a) Âm và chữ viết

- Có kiến thức về chữ, âm, vần, thanh điệu.

- Hiểu biết về cách viết chữ thường, chữ hoa, dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy, hai chấm), về cách viết câu không quá phức tạp, viết đoạn văn, văn bản ngắn.

b) Từ vựng

- Có thêm một số từ ngữ thường gặp trong đời sống và từ ngữ về hành chính, phổ biến khoa học, báo chí.

- Có thêm được vốn từ ngữ thông qua việc học thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

- Bước đầu làm quen với từ ngữ có hình ảnh trong văn chương qua các đoạn, bài văn ngắn.

- Bước đầu hiểu về nghĩa của từ ngữ.

c) Ngữ pháp

- Hiểu biết về từ chỉ vật, chỉ hoạt động, chỉ tính chất.

- Hiểu biết về cấu tạo cơ bản của câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (mô hình phổ biến của câu tường thuật).

d) Phong cách ngôn ngữ và tu từ

- Có hiểu biết ban đầu về ngôn ngữ hành chính, phổ biến khoa học, báo chí.

- Nhận biết phép so sánh, phép nhân hóa trong bài đọc.

2. Kỹ năng

a) Đọc

- Đọc trơn các văn bản ngắn thuộc phong cách hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70 – 80 chữ/phút.

- Đọc rõ ý của câu (biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và chỗ cần tách ý của câu).

- Đọc hiểu nghĩa của từ ngữ quen thuộc, hiểu nội dung của câu, của đoạn văn, bài ngắn có nội dung thường gặp.

b) Viết

- Biết viết chữ thường, chữ hoa, chữ số.

- Biết viết tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài.

- Viết chính tả bài dài khoảng 60 – 70 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.

- Viết được câu, đoạn văn, bài ngắn.

- Nghe hiểu được nội dung của đoạn văn, bài ngắn.

- Nghe viết được các bài chính tả có trong chương trình.

d) Nói

- Kể lại được nội dung chính của sự việc đã được nghe.

- Biết giới thiệu các thành viên trong một tổ chức.

- Biết phát biểu ý kiến trong cuộc họp.

- Biết sử dụng các nghi thức lời nói thích hợp (chú ý thực hiện phép lịch sự) trong giao tiếp.

3. Thái độ

a) Nhận biết lợi ích của việc học chữ trước mắt và lâu dài.

b) Xây dựng thái độ học tập đúng đắn môn tiếng Việt, vì nó là phương tiện cần thiết để học tốt các môn học khác.

c) Xây dựng thói quen nói tốt, viết đúng tiếng Việt; chú ý sử dụng tiếng Việt có văn hóa.

II. TOÁN

1. Kiến thức

a) Số học

- Có một số hiểu biết về hàng và lớp của số tự nhiên, biết cách so sánh các số tự nhiên. Biết một số chữ La Mã thường dùng.

- Biết ý nghĩa thực tế, tên gọi thành phần, kết quả của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và cách tìm thành phần chưa biết của mỗi phép tính trên. Biết các bảng cộng, trừ và nhân, chia. Biết cách cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. Biết một số tính chất của phép cộng và phép nhân.

- Biết biểu thức số, biểu thức chữ và quy tắc tính giá trị của biểu thức. Biết dãy số liệu, bảng thống kê số liệu và biểu đồ hình cột.

b) Đại lượng

gian; gam, ki-lô-gam là các đơn vị đo khối lượng; lít là đơn vị đo dung tích; héc-ta, mẫu, sào, công, thước là các đơn vị đo diện tích ruộng đất. Biết ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo (đã học) của mỗi đại lượng trên.

- Biết cách nhận biết các loại đồng tiền Việt Nam qua số hoặc từ ghi trên đồng tiền.

c) Yếu tố hình học

- Biết điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, góc vuông, góc không vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. Biết điểm ở trong, ở ngoài một hình. Biết điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

- Biết quy tắc tính chu vi, diện tích chữ nhật và hình vuông.

d) Giải bài toán có lời văn

- Biết bài giải của bài toán có lời văn gồm: lời giải, phép tính và đáp số.

2. Kỹ năng

a) Số học

- Đọc, viết được các số tự nhiên trong phạm vi lớp triệu. So sánh được các số tự nhiên có đến sáu chữ số. Đọc, viết được ; ,…, .

- Đọc, viết được các số bé hơn hai mươi ba viết bằng chữ số La Mã.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. Thực hiện được phép nhân các số tự nhiên có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số). Thực hiện được phép chia một số tự nhiên có nhiều chữ số cho một số có không quá hai chữ số (thương có không quá ba chữ số). Thực hiện được cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm nghìn, tròn triệu (trong phạm vi lớp triệu). Thực hiện được nhân (chia) nhẩm một số tự nhiên với (cho) 10; 100; 1000. Bước đầu sử dụng được các tính chất (đã học) của phép cộng, phép nhân trong thực hành tính.

- Tính được giá trị của một biểu thức số, biểu thức chữ (chứa một, hai hoặc ba chữ) có đến hai dấu phép tính (có ngoặc hoặc không có ngoặc) trong các trường hợp đơn giản.

- Bước đầu sắp xếp được các số liệu trong dãy số liệu, nêu được nhận xét từ các số liệu trong một bảng thống kê số liệu, một biểu đồ hình cột.

b) Đại lượng

- Đọc và viết được số đo của một đại lượng có một hoặc hai tên đơn vị đo (đã học). Sử dụng được các đơn vị đo của các đại lượng (đã học) trong tính toán và đo lường.

- Chuyển đổi và tính toán được khi thu, chi bằng tiền Việt Nam.

c) Yếu tố hình học

- Nhận được dạng và gọi đúng tên các hình đã học.

- Xác định được: góc vuông, góc không vuông (bằng ê ke); điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; điểm ở giữa, trung điểm của một đoạn thẳng.

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước hoặc có hai đầu mút cho trước; hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật bằng cách nối các điểm hoặc kẻ thêm một đoạn thẳng thích hợp; hình tròn bằng compa.

- Tính được độ dài đường gấp khúc; chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông và diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

d) Giải bài toán có lời văn

- Giải và trình bày được lời giải các bài toán có nội dung thực tế có tới hai bước tính.

3. Tư duy, tình cảm, thái độ

a) Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic và diễn đạt cách giải quyết một vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống.

b) Có hứng thú học tập toán, có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng toán vào thực tiễn.

c) Bước đầu làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động và linh hoạt.

Một phần của tài liệu QĐ 13- CT BT Tiểu học (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w