Modul quản lý sự kiện (EV )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực hiện bộ điều khiển số trên nền tảng DSP TMS320F2812 (Trang 50 - 53)

a)Giới thiệu

Modul quản lý sự kiện (Event manager EV) là modul phần cứng mạnh mẽ nhất của C281X mỗi thành phần của modul EV thực hiện các công việc khác nhau theo thời gian .Hoạt động của modul này căn cứ trên sự hoạt động của 4 bộ định

thời timer1 đến timer 4 .các bộ định thời này hoàn toàn độc lập với bộ định thời hệ thống timer 0 timer 1 và timer 2 .

Bộ định thời của modul quản lý sự kiện EV là bộ định thời 16 bít trong khi timer hệ thống là 32 bít .Sự khác biệt quan trọng nhất giữa timer của bộ quản lý sự kiện và timer hệ thống là đầu vào và đầu ra.Một EV có thể tạo ra các tín hiệu từ một sự kiện thời gian nội bộ .Nó được sử dụng để tạo ra các tín hiệu xung theo thời gian .Với sự giúp đỡ của các mạch logic bên trong modul EV người lập trình có thể thay đổi tấn số và độ rộng xung của tín hiệu đầu ra .Khi thêm vào một chương trình điều khiển có thể thay đổi độ rộng xung theo thời gian thì được gọi là điều biến độ rộng xung .PWM được sử dụng cho 2 mục đích điều khiển số động cơ điều chỉnh điện áp.

Modul quản lý sự kiện của C281x còn rất mạnh mẽ trong việc thực hiện các phép đo thời gian dựa trên tín hiệu phần cứng .Với 6 chân CAP đầu vào chuyên dụng để đếm xung encoder ,hỗ trợ đếm cả cạnh lên và cạnh xuống của xung encoder.

b)Sơ đồ khối modul EV

Mỗi bộ phận trong modul quản lý sự kiện được điều khiển bằng một khối logic riêng .Các khối logic này có thể yêu cầu một dịch vụ ngắt riêng từ C28xPIE để hỗ trợ cho các chế độ hoạt động của nó .Hai tín hiệu đầu vào bên ngoài là “TCLKINA” và “TDIRA” là tín hiệu điều khiển tùy chọn và được sử dụng trong một số chế độ hoạt động cụ thể .Một tính năng độc đáo nữa của bộ quản lý sự kiện nữa là khả năng kích hoạt chuyển đổi tương tự số ADC từ một sự kiện nội bộ .Đa số các bộ vi xử lý khác thường phải yêu cầu một ngắt để thực hiện công việc này ,C28x thực hiện điều này một cách tự động.

Hình 2.36 Sơ đồ khối modul quản lý sự kiện

Các GPtimer 1 và 2 là hai bộ định thời 16 bit cùng với các chân tín hiệu đầu ra là T1PWM,T1CMP và T2PWM,T2CMP .Người lập trình có thể sử dụng bộ định thời này cho các mục đích nội bộ .

Bộ so sánh ( compare ) từ 1đến 3 sử dụng để tạo ra 6 tín hiệu PWM sử dụng thời gian cơ sở của GPtimer 1 .Một số lượng lớn các ứng dụng đòi hỏi 6 tín hiệu điều khiển chính xác ví dụ điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha ,hoặc các hệ thống chuyển đổi tín hiệu 3 pha .

Ba bộ bắt giữ sự kiện (Capture ) CAP1,2 và 3 được sử dụng để đo tốc độ và thời gian giữa các sự kiện .Mạch logic QEP được thiết kế chuyên dụng cho việc đếm xung encoder với 3 đường tín hiệu A B và Z .Trong đó A,B được nối với QEP1 và QEP2 còn Z được nối với QEPI1 của C28x.Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định tốc độ và vị trí thông qua việc đọc tín hiệu xung encoder một cách chính xác .

c)Bộ định thời mục đích chung

Trung tâm của bộ định thời mục đích chung là khối so sánh .Khối này liên tục so sánh giá trị của một thanh ghi 16 bít (TXCNT) với các thanh ghi khác : Compare (TXCMPR) và period (TXPR) .Nếu có “mach” ( bằng nhau ) giữa bộ đếm và bộ so sánh thì xuất hiện một tín hiệu logic đầu ra để điều khiển một chức năng phía ngoài là (TxPWM ) .

Hình 2.37 Sơ đồ khối bộ định thời mục đích chung

Nguồn xung clock của bộ đếm có thể lựa chọn từ phía ngoài (TCLK IN) hay xung từ các chân QEP.Bít 5 và 4 của thanh ghi TXCON sẽ điều khiển bộ dồn kênh trong trường hợp lựa chọn xung clock bên trong bắt nguồn từ bộ high- speed clock prescaler (HSPCLK) .Khi tính toán thời gian cần phải tính đến thiết lập của thanh ghi HISPCP để điều chỉnh chu kỳ thời gian của một timer mục đích chung .Có thể sử dụng bộ prescaler bổ xung (TPS,TXCON2-0) độ rộng từ 0 đến 128 ,chiều đếm phụ thuộc vào chế độ hoạt động lựa chọn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực hiện bộ điều khiển số trên nền tảng DSP TMS320F2812 (Trang 50 - 53)