Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 45)

6. Bố cục khóa luận

2.1.3.Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

2.1.3.1. Kinh tế

Kinh tế của Lý Sơn chủ yếu là kinh tế nông – ngƣ nghiệp. Tuy ở đảo nhỏ hẹp, khó khăn về nguồn nƣớc, nhƣng dân cƣ sống bằng nghề nông vẫn chiếm nhiều nhất. Ngoài ra trong những năm gần đây Lý Sơn còn phát triển về thƣơng mại và dịch vụ.

Trong nông nghiệp, Lý Sơn không trồng đƣợc lúa, chỉ trồng trọt các loại cây lƣơng thực, thực phẩm khác. Lúa gạo chủ yếu mua từ đất liền chở ra đảo. Ngƣời dân Lý Sơn từ xƣa chủ yếu trồng cây ngô, đậu, rau, khoai lang, khoai mì. Từ khoảng năm 1960, cây hành, cây tỏi đƣợc trồng phổ biến và trở thành cây trồng đặc chủng của Lý Sơn vì nó tỏ ra rất thích hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, thời tiết ở đảo. Bên cạnh trồng trọt, ngƣời dân Lý Sơn còn chăn nuôi, chủ yếu là bò heo, dê, gà vịt trên. Chăn nuôi chỉ đáng kể nhất ở hai xã An Vĩnh, An Hải trên đảo Lớn.

Lao động ngƣ nghiệp ít hơn lao động nông nghiệp, nhƣng về giá trị sản xuất, thủy sản ở Lý Sơn lại cao gấp gần 5 lần so với nông nghiệp của huyện đảo. Cho nên xét về giá trị sản xuất thì thủy sản lại đứng hàng đầu trong kinh tế của huyện đảo, chứ không phải nông nghiệp.

Ngày nay, nhà nƣớc đã đầu tƣ xây dựng cảng cá Lý Sơn và hỗ trợ ngƣ dân mua sắm ngƣ lƣới cụ phát triển nghề và ngành đánh bắt hải sản ngày càng tỏ ra quan trọng, nhất là đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, năng lực đánh bắt và sản lƣợng đánh bắt hải sản của Lý Sơn vẫn còn thấp so với các huyện ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.

SV: Bùi Thị Lê Page 43

Ngoài đánh cá, ngƣời dân Lý Sơn còn sống nhờ vào nghề buôn bán và dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ nghề cá.

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, với di sản văn hóa cổ truyền khá phong phú, Lý Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của kinh tế Quảng Ngãi chƣa phát triển cao và chƣa có một dự án thực sự bài bản, chƣa có cơ sở hạ tầng tốt, nên nghề kinh doanh du lịch ở đây cũng chƣa thực sự phát triển.

2.3.1.2. Văn hóa

Lý Sơn có những di sản văn hóa quý báu. Các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã tìm ra các mộ nồi, các công cụ… cho thấy đảo Lý Sơn từng có cƣ dân cách nay ít nhất 2.500 – 3.000 năm là chủ nhân Văn hóa Sa Huỳnh hệ biển đảo, kế đó là Văn hóa Chămpa, trong môi trƣờng biển - đảo. Lớp văn hóa Việt kế tiếp cũng tạo đƣợc nhiều di sản quý báu. Ở Lý Sơn xƣa có nhiều ca dao, ngạn ngữ đặc thù, nói về chính mảnh đất này, tâm tình hƣớng về đất liền, về cội nguồn. Ở Lý Sơn có các lễ hội đặc sắc nhƣ: lễ hội đua thuyền, hội dồi bòng, lễ hội tế đình làng An Hải, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Ở phía đông đảo thuộc xã An Hải có chùa Hang, phía tây có đình làng Lý Hải, có đền thờ cá Ông ở thôn Đông xã An Hải, Âm Linh tự ở thôn Tây xã An Vĩnh. Các di tích lịch sử - văn hóa, di tích về Hoàng Sa - Trƣờng Sa trên đảo Lý Sơn đƣợc phục dựng, tôn tạo, các di vật cổ, các kiến trúc nhà cổ, liễn đối là những di vật rất quý ở đảo Lý Sơn còn giữ đƣợc khá nguyên vẹn. Một tƣợng đài Hoàng Sa, Trƣờng Sa trên đảo Lý Sơn tại nhà trƣng bày lƣu niệm Hoàng Sa. Trong văn hóa ẩm thực, ở Lý Sơn có nhiều món ăn nhƣ bánh ít lá gai, đồn đột, nhiều hải sản và rƣợu dầm hải sản.

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các thiết chế hoạt động văn hóa mới đã đƣợc hình thành và phát triển ngày càng mạnh ở huyện đảo Lý Sơn. Lý Sơn ngày nay có đài truyền thanh huyện và trạm thu phát lại truyền hình, có thƣ viện huyện, có nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng khá tốt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cũng có sự phát triển. Hầu hết các gia đình ở Lý Sơn đều có máy thu thanh, máy thu hình và một số phƣơng tiện nghe nhìn khác.

2.3.1.3. Xã hội

Về xã hội, vấn đề đặt ra cho Lý Sơn cũng nhƣ nhiều huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề thừa nhân lực thiếu việc làm, đặc biệt trong các hộ

SV: Bùi Thị Lê Page 44

gia đình sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân số quá dày cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trƣờng sống, về dịch bệnh phát sinh. Trong một thời gian, việc đánh bắt hải sản bằng mìn, kiểu huỷ diệt môi trƣờng đã diễn ra. Vấn đề vệ sinh cũng là vấn đề cấp bách và rất quan trọng của đảo. Trong điều kiện đất đai ở huyện đảo rất hẹp, thì việc giải quyết các vấn đề này chỉ có hai cách là dịch chuyển mạnh từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hoặc di chuyển dân cƣ, đồng thời cần chú trọng cải tạo môi trƣờng, tái phủ màu xanh cho đồi núi.

a) Dân cư

Về dân cƣ, các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy, cách nay 2.500 - 3.000 năm ở đảo Lý Sơn đã có cƣ dân chủ nhân của Văn hóa Sa Huỳnh sinh sống, không nhƣ nhiều ngƣời nhận định xƣa là một hoang đảo. Cƣ dân sống dọc các suối cổ, bắt ốc và cá, có thể có cả canh tác nông nghiệp để sinh sống. Cũng từ những phát hiện khảo cổ cho thấy kế tiếp đó là lớp dân cƣ Chămpa cũng sống bằng khai thác hải sản và trồng rau củ, hoa màu. Từ cuối thế kỷ XVI, những cƣ dân Việt ở hai bên cửa Sa Kỳ là An Vĩnh và An Hải ra khai thác và sinh sống ở đảo, lập ra An Vĩnh phƣờng và An Hải phƣờng, 15 ngƣời thuộc 15 dòng họ gọi là "thất tộc, bát hiền", trở thành 15 vị tiền hiền của đảo. Nhƣ vậy, khác với đất liền, nguồn gốc cƣ dân Việt ở đảo Lý Sơn không trực tiếp từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ di cƣ vào, mà từ vùng đất liền tỉnh Quảng Ngãi di chuyển ra sinh sống.

Do đặc thù cách biệt với đất liền, lại không chịu sự tàn phá của chiến tranh, mà văn hóa do ngƣời Việt tạo lập tại Lý Sơn mang rất đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền và các di sản đƣợc lƣu giữ khá tốt, ít bị mất mát, hƣ hại, tuy việc học ở đảo phát triển chậm hơn nhiều so với đất liền.

Tình hình diện tích, phân bố dân cƣ tƣơng đối cân phân giữa 2 xã trên đảo Lớn, riêng xã An Bình biệt lập ở đảo Bé do điều kiện khó khăn, cƣ dân thƣa hơn.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số trên đảo Lý Sơn

Xã Diện tích (km2

) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2)

An Vĩnh 4,25 11.380 2.678

An Hải 5,09 8.214 1.614

An Bình 0,63 439 697

SV: Bùi Thị Lê Page 45

Cƣ dân huyện đảo Lý Sơn có một truyền thống yêu nƣớc đáng chú ý. Trải các thời phong kiến, Lý Sơn là nơi tập trung dân binh góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa ngoài khơi biển Đông.

b) Về giáo dục

Về giáo dục, xƣa kia trong thời Nho học, Tân học, do cách biệt với đất liền và do cuộc sống nhiều khó khăn, nên giáo dục ở Lý Sơn ít phát triển. Thời Nho học chỉ có một vài ngƣời đỗ Tú tài. Thời Pháp thuộc, Lý Sơn có trƣờng Tiểu học (theo chƣơng trình Tân học). Thời chính quyền Sài Gòn quản lý, Lý Sơn đã có trƣờng Trung học Đệ nhất cấp (phổ thông cơ sở). Hệ thống giáo dục chỉ thực sự phát triển từ sau 1975 và đƣợc đẩy mạnh hơn nữa từ sau khi huyện Lý Sơn đƣợc thành lập (năm 1993).

Đến 2005, Lý Sơn đã có 1 trƣờng Trung học phổ thông (thành lập từ năm 1984), 2 trƣờng Trung học cơ sở, 3 trƣờng Tiểu học và 2 trƣờng Mầm non bán công. Trƣờng Trung học phổ thông Lý Sơn nằm ở xã An Vĩnh, Xã An Vĩnh có 1 trƣờng Trung học cơ sở. Xã An Hải có 1 trƣờng Trung học cơ sở. Về Tiểu học, xã An Vĩnh có 2 trƣờng, xã An Hải có 1 trƣờng. Hệ Mẫu giáo, các xã An Vĩnh, An Hải mỗi xã 1 trƣờng. Xã An Bình vẫn còn nhiều thiếu thốn về giáo dục.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 45)