Lịch sử tên gọi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 42)

6. Bố cục khóa luận

2.1.2.Lịch sử tên gọi

Đảo Lý Sơn có tên gọi nguyên gốc là Cù Lao Ré. Chữ Cù Lao đƣợc Việt hóa từ chữ Pulau của ngôn ngữ Malayo – Polynésien do ngƣời Chàm gọi, có nghĩa là đảo. Do vậy các đảo ven bờ của duyên hải Việt Nam đều gọi là Cù Lao chẳng hạn nhƣ Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh, Cù Lao Thu. Ngƣời Pháp phiên âm chữ Pulau thành Poulo và gọi Cù Lao Ré là Poulo Canto.

Thƣ tịch Trung Hoa chép về đảo Lý Sơn với tên gọi là Ngoại La Sơn. Trong tài liệu Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan đời Minh chép về cuộc đi sứ của Trịnh Hòa xuống vùng đất Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tƣ. Trong đoạn viết về sự trở lại Bắc Kinh của đoàn quan này nhƣ sau: “Ngày 13/6/1433 lại đến

SV: Bùi Thị Lê Page 41

Chiêm Thành ( tên gọi của Quy Nhơn thời ấy) nghỉ ở đó cho tới ngày 17/6/1433 lại lên đƣờng đến ngày 19/6/1433 đã đến Wai Lo Shan ( Ngoại La Sơn) tức Cù Lao Ré. Đây là tƣ liệu thƣ tịch của Trung Hoa sớm nhất viết liên quan đến đảo Lý Sơn.

Sau cuộc bình Chiêm Thành năm 1471 của Vua Lê Thánh Tông, ranh giới Đại Việt đƣợc mở rộng đến núi Thạch Bi ( Phú Yên), những chi tiết thâu lƣợm đƣợc về đất Phƣơng Nam trong cuộc chinh chiến đã giúp cho những ngƣời sau soạn thành bản đồ. Đến nay, tài liệu bản đồ sớm nhất về vùng đất Phƣơng Nam đƣợc biết đến là bản đồ trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thƣ của một nho sinh là Đỗ Bá. Có thể tài liệu này đƣợc viết trong khoảng thời gian năm 1630 – 1653, gồm có 4 quyển. Trong quyển 1 có một bản đồ vẽ vùng phủ Quảng Nghĩa và phủ Thăng Hoa trong đó đã gọi Cù Lao Ré là Du Trƣờng Sơn. Đỗ Bá đã cẩn thận ghi chú cụ thể địa điểm đảo ở ngoài của Sa Kỳ (Quảng Nghĩa) nguyên văn: “ … Sa Kỳ hải môn ngoại hữu nhất sơn, sơn thƣợng đa sản mộc, danh Du Trƣờng, hữu tuần…” có nghĩa: Ở phía ngoài cửa biển Sa Kỳ có một núi, trên núi có nhiều sản mộc, tên là núi Du trƣờng, có đặt quan Tuần sát. Trên bản đồ Đỗ Bá vẽ vị trí của Du Trƣờng Sơn nằm phía ngoài cửa Đại và cửa Tiểu của sông Trà Khúc và sông Vệ - đó là đảo Lý Sơn hiện nay.

Trong tài liệu Etude sur un portulan Annamit du Xve Sieele H.Dumoutier vẽ lại bản đồ này gọi đảo Lý Sơn là Hải Du Trƣờng Sơn.

Thời các Chúa Nguyễn đảo Lý Sơn gọi Cù Lao Ré gồm 2 phƣờng An Hải và An Vĩnh. Đến thời Gia Long (1808) đặt Cù Lao Ré là Tổng Lý Sơn, gồm hai xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc phủ Bình Sơn.

Thời thuộc Pháp năm 1931 đổi Tổng Lý Sơn thành Đồn Lý Sơn trực thuộc Tuần Vũ Quảng Ngãi và phƣơng An Vĩnh đổi thành xã Vĩnh Long và Phƣơng An Hải đổi thành xã Hải Yến, đồng thời thiết lập đồn Bang Tá để cai trị. Đồn Bang Tá có 122 lính trang bị nhƣ lính Khố Xanh đƣợc quyền bắt ngƣời, bảo vệ bộ máy cai trị.

Sau khi Cách Mạng tháng 8 năm 1945, đảo Lý Sơn đƣợc gọi là Tổng Trần Thành, đổi tên xã Hải Yến thành xã Dƣơng Sạ, giữ nguyên xã Vĩnh Long. Năm 1946, Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ngãi đổi tên tổng Trần Thành thành xã Lý Sơn, đổi xã Dƣơng Sạ thành thôn Hải Yến, xã Vĩnh Long thành thôn Vĩnh Long. Năm 1951, thực dân Pháp chiếm đóng đảo Lý Sơn, sáp nhập đảo Lý Sơn vào địa

SV: Bùi Thị Lê Page 42

giới hành chính của thị xã Đà Nẵng. Từ năm 1954 – 1975 chính quyền Sài Gòn đặt đảo Lý Sơn làm 2 xã là Bình Vĩnh và Bình Yến ( An Vĩnh đổi thành Bình Vĩnh, An Hải đổi thành Bình Yến) thuộc quận Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Sau năm 1975, đảo Lý Sơn vẫn bao gồm hai xã là Bình Vĩnh và Bình Yến thuộc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 01/01/1973 huyện đảo Lý Sơn thành lập theo quyết định số 337 của Thủ Tƣớng chính phủ, gồm 2 xã Lý Vĩnh và Lý Hải (Bình Vĩnh gọi là Lý Vình, Bình Hải gọi là Lý Hải). Hiện nay xã Lý Vĩnh gồm 3 thôn là Thôn Đông, Thôn Tây và Thôn Bắc (tức hòn Bé), xã Lý Hải gồm có 5 thôn gọi là Thôn Đồng Hộ, Thôn Đông, Thôn Trung Hòa, Thôn Trung Yên, Thôn Tây.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 42)