3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.3: Nội dung hoàn thiện
Công tác quản lý và hạch toán NVL bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt hạn chế cần khắc phục dần dần. Do đó để hoàn thiện những mặt hạn chế đó, em xin đưa ra một số ý kiến về công tác được tốt hơn, phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty nhưng vẫn phải bảo đảm chế độ kế toán hiện hành.
Biện pháp 1: Lập sổ danh điểm nguyên vật liệu:
Hiện tại Công ty đã chia nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ…bằng việc hạch toán theo các tài khoản cấp 2. Tuy nhiên với đặc điểm ngành nghề, nguyên vật liệu của Công ty vô cùng đa dạng và phong phú về chủng loại, phẩm chất, kích cỡ nên việc phân loại như vậy còn đơn giản chưa khoa học, chưa thể hiện rõ được đặc điểm, công dụng của từng loại nguyên vật liệu, do vậy việc theo dõi cho từng nguyên vật liệu là rất khó khăn và vất vả. Chính vì thế mà Công ty nên lập sổ điểm danh với quy định từng mã vật liệu để việc theo dõi vật tư được dễ dàng, chặt chẽ hơn.
Sổ điểm danh nguyên vật liệu là sổ danh mục tập hợp toàn bộ các loại nguyên vật liệu đã và đang sử dụng, được theo dõi cho từng loại, từng nhóm, quy cách vật liệu một cách chặt chẽ, logic. Hệ thống các danh điểm vật tư có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lặp. Mỗi loại, mỗi nhóm vật liệu được quy định một mã riêng sắp xếp một cách trật tự, thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần thiết.
Xây dựng sổ điểm danh nguyên vật liệu, giúp cho việc quản lý từng loại vật liệu sẽ tránh được nhầm lẫn, thiếu xót và cũng giúp cho việc thống
nhất giữa thủ kho và kế toán trong việc lập bảng kê, báo cáo nhập xuất tồn kho. Khi có sổ danh điểm việc cập nhật số liệu vào máy tính và việc ghi chép của thủ kho sẽ giảm nhẹ, thuận tiện hơn và tránh được nhầm lẫn. Việc quản lý nguyên vật liệu trong Công ty nói chung sẽ được chặt chẽ, thống nhất, khoa học hơn.
Để lập sổ danh điểm nguyên vật liệu, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được bộ mã nguyên vật liệu chính xác, đầy đủ không trùng lặp, có dự trữ để bổ sung những mã chưa có. Công ty có thể xây dựng bộ mã dựa trên các đặc điểm sau đây:
+ Dựa vào vật liệu;
+ Dựa vào số nhóm vật liệu trong mỗi loại; + Dựa vào số thứ vật liệu trong mỗi nhóm; + Dựa vào số quy cách vật liệu trong mỗi thứ; Mẫu sổ điểm danh vật tư Công ty có thể áp dụng:
Biểu số 3.1
SỔ ĐIỂM DANH VẬT TƢ
Ký hiệu Mã số điểm
danh
Danh điểm nguyên vật liệu Đơn vị tính Ghi chú Loại Nhóm 1521 Nguyên vật liệu chính 1521.01 Thép thanh vằn Kg 1521.01.01 Thép thanh vằn φ6 Kg 1521.01.02 Thép thanh vằn φ8 Kg 1521.01.03 Thép thanh vằn φ10 Kg 1521.01.04 Thép thanh vằn φ12 Kg 1521.02 Thép cuộn Kg 1521.02.01 Thép cuộn φ4 Kg 1521.02.02 Thép cuộn φ6 Kg 1521.02.03 Thép cuộn φ8 Kg 1521.03 Tôn CT03 Tấm 1521.03.01 Tôn CT03-2mm Tấm 1521.03.02 Tôn CT03-4mm Tấm 1521.03.03 TônCT03-6mm … … … … 1522 Nguyên vật liệu phụ 1522.01 Sơn chống rỉ Lít 1522.01.01 Sơn chống rỉ AD Lít 1522.01.02 Sơn chống rỉ AM Lít 1522.01.03 Sơn chống rỉ HQ Lít 1522.02 Sơn màu Lít
1522.02.01 Sơn màu ghi Lít
1522.02.02 Sơn màu nâu Lít
1522.02.03 Sơn màu lục Lít
Biện pháp 2: Lập sổ giao nhận chứng từ:
Công ty có hệ thống nguyên vật liệu đa dạng, đồng thời việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban diễn ra liên tục, thường xuyên mà không có sổ giao nhận chứng từ dễ dẫn đến mất mát chứng từ. Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ khi luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận. Mỗi khi luân chuyển thì các bên giao và nhận chứng từ đều phải ký vào phiếu giao nhận. Nếu xảy ra mất mát chứng từ cũng dễ quy trách nhiệm cho đúng người, đúng bộ phận để có biện pháp xử lý.
Việc làm này giúp chứng từ quản lý chặt chẽ hơn và theo dõi được số lượng chứng từ trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trong việc quản lý chứng từ nói riêng và công việc nói chung. Mẫu sổ giao nhận chứng từ:
Biểu số 3.2: SỔ GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Từ ngày 01 tháng 06 năm 2012 đến ngày 30 tháng 06 năm 2012 Ngày tháng giao nhận Số hiệu chứng từ Ngày tháng trên chứng từ Diễn Giải Ký tên Bên giao Bên nhận 1/6/2012 HĐGTGT 0081091 1/6/2012
Mua sơn của Công ty Sơn Hải Phòng KNVT 215 1/6/2012 PN 01/06 1/6/2012 1/6/2012 HĐGTGT 0054749 1/6/2012 Xuất bán dầu nhờn PA4- D9000_20W50 PX 01/06 1/6/2012 2/6/2012 HĐGTGT 0054750
2/6/2012 Xuất bán dầu PA2- D9002_20W50 PX 02/06 2/6/2012
Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống tài khoản (TK 159_Dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
Nguyên vật liệu của Công ty nhiều đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách, phẩm chất… nhưng giá cả trên thị trường thường biến động thường xuyên và không ổn định. Vì vậy Công ty nên tiến hành trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để giảm bớt rủi ro và có nguồn để bù đắp nguyên vật liệu bị giảm giá, mặt khác xác định giá thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo tài chính.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giảm giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá ( Bao gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu, ứ đọng, chậm luân chuyển…).
Mức dự phòng giảm giá HTK = Số lượng HTK tại thời điểm lập BCTC (Giá gốc HTK theo sổ kế toán – Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK) Công ty chỉ được lập dự phòng cho những nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của mình, có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Kết cấu tài khoản 159: Bên nợ:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập và tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Dư có cuối kì:
Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng giảm giá lần đầu tiên ghi: Nợ 632: Giá vốn hàng bán
Có 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán tiếp theo:
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:
Nợ 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
Biện pháp 4: Thay đổi hình thức kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, là một trong những hình thức kế toán phải theo dõi nhiều loại sổ sách, bảng biểu cồng kềnh. Hơn nữa, Kế toán viên mới chỉ làm việc trên phần mềm Excel mà chưa có bất kỳ phần mền hỗ trợ nào khác. Điều đó làm cho Kế toán gặp khó khăn trong việc theo dõi sổ sách, đồng thời phải có nhiều nhân viên kế toán để xử lý số liệu kế toán phát sinh trong kì. Chính vì vậy Công ty nên áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng hình thức sổ sách theo hình thức nhật ký chung. Điều đó sẽ làm cho bộ máy kế toán Công ty gọn nhẹ hơn nữa, việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản hơn, giảm tải cho kế toán tổng hợp khối lượng khổng lồ những bút toán cuối kỳ, phân bổ, kết chuyển…Ngăn chặn sự sai sót, chênh lệch thông tin các phần hành. Kế toán viên thuận tiện trong việc theo dõi công tác của mình.
Biện pháp 5: Hoàn thiện biểu mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa:
Công tác kiểm kê nguyên vật liệu là để xác định lại số lượng, giá trị và chất lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thực tế nhằm bảo vệ tài sản, chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty.
Hiện nay, Công ty đã tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu 4 lần trong năm tại thời điểm cuối mỗi quý. Thời gian tổ chức kiểm kê như vậy đánh giá được kịp thời, chính xác số lượng, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hư hỏng, mất mát, quy trách nhiệm cho đúng đối tượng, hạn chế gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, do mẫu biên bản kiểm kê của Công ty hiện tại không thể hiện được chi tiết phần kiểm tra về phẩm chất nguyên vật liệu, một phần quan trọng trong mục đích của công tác kiểm kê là nắm được chất lượng vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Vì vậy, Công ty nên sử dụng mẫu phiếu kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa số VT-05 theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2006 do Bộ tài chính phát hành.
Biểu số 3.3:
Đơn vị: Bộ phận:
Mẫu số: 05-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƢ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
-Thời điểm kiểm kê: 15 giờ ngày 30 tháng 06 năm 2012. -Ban kiểm kê gồm:
Ông: Nguyễn Thành Trung Chức vụ: Nhân viên Phòng kế hoạch - đầu tư Trưởng ban
Ông: Phạm Đăng Nghị Chức vụ: Thủ kho Ủy viên
Bà: Nguyễn Thị Hải Chức vụ: Kế toán hàng tồn kho Ủy viên
-Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:
S TT Tên nhãn hiệu, quy cách Mã số ĐVT Đơn giá
Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất
SL Thành tiền SL Thành tiền Thừa Thiếu Còn tốt 100% Kém phẩm chất Mất phẩm chất SL TT SL TT 1 Xi măng HP bao 73700 60 4.434.000 60 4.434.000 60
2 Sơn màu ghi kg 35000 15 525.000 15 525.000 15
3 Sơn chống rỉ AD
kg
20000 10 200.000 10 200.000 10
Biện pháp 6: Chú trọng công tác kế toán quản trị và lập báo cáo quản trị về tình hình biến động nguyên vật liệu:
-Công tác kế toán quản trị:
Định mức tiêu hao NVL là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chi phí vật tư của Công ty do đó khi xây dựng hệ thống tiêu hao nguyên liệu, vật liệu phải được xây dựng trên yêu cầu kỹ thuật, kết hợp với kinh nghiệm SXKD thực tế của Công ty và các nước tiến bộ trong khu vực và quốc tế.
Để khắc phục tình trạng sử dụng nguyên vật liệu lãng phí, đội trưởng công trình phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thi công cũng như việc sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL trên cơ sở định mức tiêu hao. Đồng thời phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí NVL tận dụng phế liệu thu hồi, dùng chế độ thưởng phạt để làm đòn bẩy kích thích công nhân tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất chỉ như vậy mới làm giảm được chi phí nguyên vật liệu.
Ngoài ra, phải liên tục đào tạo nâng cao tay nghề, học hỏi phương pháp kĩ thuật mới cho công nhân sản xuất vừa góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu vừa đáp ứng được thị trường.
Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, đồng thời thường xuyên duy tu, bảo dưỡng hệ thống máy móc phục vụ sản xuất. Điều này cũng góp phần lớn vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, nhằm cắt giảm chi phí cho Công ty.
Kho bãi của Công ty đã được bố trí hợp lý, tuy nhiên do đặc thù của ngành nghề nên một số nguyên vật liệu không thể đưa vào trong kho để bảo quản, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tính toán lượng nguyên vật liệu cần mua cho phù hợp, Công ty cần phải bảo quản theo hình thức khác như dùng bạt để che chắn NVL, làm giảm một phần nào tác động của môi trường tới NVL.
Hiện nay hàng hóa trên thị trường rất phong phú và đa dạng, nhà cung cấp nhiều, cạnh tranh bình đẳng, vì thế bên cạnh những nhà cung cấp quen thuộc Công ty cần có kế hoạch thăm dò thị trường lựa chọn nhà cung cấp nào đảm bảo chất lượng, giá cả, giảm chi phí vận chuyển, cũng như phù hợp với điều kiện thanh toán của công ty, trách mua phải nguyên vật liệu với giá cao khi khan hiếm hoặc thiếu trong quá trình sản xuất.
Công ty nên thiết lập hệ thống báo cáo quản trị, hệ thống báo cáo quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý của Doanh nghiệp và quản lý về nguyên vật liệu. Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định kinh tế của Doanh nghiệp, các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính. Đối với kế toán quản trị về hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng ta có thể sử dụng một số mẫu bảng báo cáo theo quy định của Bộ tài chính.
-Báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu:
Bảng này giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu. Từ bảng này nhà quản trị sẽ biết được đầu kỳ kế hoạch mua vào của từng loại nguyên vật liệu, ước lượng số tiền bỏ ra tương ứng.Trong quá trình thực hiện mua vào nguyên vật liệu trong kỳ do nhu cầu sản xuất, dự trữ có thể số lượng mua vào sẽ nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng số lượng tính toán đầu kỳ, từ đó nhà quản trị cũng biết được chính xác số tiền phải bỏ ra bao nhiêu để mua nguyên vật liệu đó. Đồng thời nhà quản trị cũng nắm được cụ thể tình hình xuất dung NVL, từ đó giúp nhà quản trị xác định được việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý không hay lãng phí dựa vào định mức tiêu hao. Báo cáo này cũng giúp nhà quản trị thấy được tình hình tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ với từng nguyên vật liệu để biết được lượng dự trữ như vậy đã đảm bảo đáp ứng kịp thời sản xuất kinh doanh, có bị ứ đọng không. Việc đưa ra ý kiến, nhận xét cụ thể của từng loại NVL để có được những biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm.
Biểu số 3.4:
Đơn vị:………. Bộ phận:……..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng……năm……
Tên quy cách nguyên vật
liệu
Kế hoạch mua vào Thực hiện mua trong kỳ Thực xuất trong kỳ Số TKĐƯ Số cuối kỳ Ý kiến Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Dùng SXKD Dùng cho QL Khác Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Nhận xét Kiến nghị SL TT SL TT SL TT
KẾT LUẬN
Là một sinh viên được Trường Đại học Dân lập Hải Phòng được đào tạo và trang bị những kiến thức khoa học hiểu biết về bản chất cũng như tầm quan trọng của công việc kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu nói riêng.