ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP ( SỐ DƯ ĐẢM PHÍ )

Một phần của tài liệu baigiangketoanquantri 121206110956 phpapp01 (Trang 66 - 70)

Giá bán Z* Tỷ lệ bổ sung

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP ( SỐ DƯ ĐẢM PHÍ )

 Tổng biến phí TVC = Số lượng sản phẩm tiêu thụ * Biến phí đơn vị

= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH&QLDN  Tổng định phí = Định phí SXC + Quảng cáo + Bảo hiểm + Khấu hao +

Lương bán hàng và quản lý ( tính theo thời gian ) + Tiền thuê cửa hàng …..

 Tỷ lệ bổ sung =

Mà : Lợi nhuận mong muốn = ROI * Nguồn Vốn bình quân ( Tài sản bình quân )

Giá bán = Biến phí đơn vị + Biến phí đơn vị * Tỷ lệ bổ sung

Ví dụ 7: Có tài liệu về chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm ở công ty Hà Mã như sau:

 Tài sản đầu tư : 2 tỷ đồng

 Giá thành đơn vị sản phẩm : 30.000 đ/ sản phẩm  Chi phí bán hàng và quản lý : 0,7 tỷ đồng

 ROI mong muốn : 25%  Tỷ lệ bổ sung =

 Giá bán = 30.000 + 30.000 * 80% = 54.000 đ/sản phẩm

Ví dụ 8: Có tài liệu về công ty Hiệp Gà như sau: Để sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm là 50.000 sản phẩm thì công ty cần đầu tư 2 tỷ đồng. Bộ phận kế

 ROI mong muốn = 25%  Tỷ lệ bổ sung =

 Giá bán = 20.000 + 20.000 * 1,5 = 50.000 đ/sản phẩm

Một số lưu ý khi định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt

Công ty cần phải căn cứ vào tình hình thị trường : cạnh tranh, quan hệ cung cầu, thế mạnh và chiến lược phát triển của công ty để điều chỉnh giá bán thích hợp nhằm thu được lợi nhuận thỏa đáng.

 Công ty có thế mạnh trong cạnh tranh thì có thể định giá bán sản phẩm theo mục tiêu.

 Công ty muốn hoàn vốn nhanh thì có thể điều chỉnh giảm giá bán để kích cầu, tăng vòng quay vốn.

 Điều chỉnh số tiền bổ sung tùy loại sản phẩm sao cho phù hợp : các sản phẩm có chu kỳ sống ngắn ( sản phẩm thời trang ) hay sản phẩm nhanh lỗi thời ( sản phẩm điện tử ) thường điều chỉnh tăng.

Ví dụ 9: Công ty Khoa Lộc dự kiến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, giá bán dự kiến trên thị trường là 60.000 đ/sản phẩm, để sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm/ năm, công ty cần đầu tư một lượng vốn là 2 tỷ đồng. Dự kiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm này một năm là 700.000.000 đồng,

trong đó phần biến phí là 200.000.000 đồng. Công ty yêu cầu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu của sản phẩm này là 15%.

Yêu cầu :

Câu 1 : Tính chi phí sản xuất tối đa cho 1 sản phẩm ( giá thành đơn vị sản phẩm ). Câu 2 : Giả sử trong chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm tính được ở trên có 50% là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, 25% là chi phí nhân công trực tiếp, trong tổng chi phí sản xuất chung có 20% là biến phí, còn lại là định phí. Bằng phương pháp định giá trực tiếp, hãy xác định lại giá bán của một sản phẩm.

Bài giải :

Câu 1 : Giá thành đơn vị sản phẩm Z = 2 tỷ / 50.000 = 40.000 đ/sản phẩm Câu 2 :

Tổng biến phí

= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH & QLDN = 50 % * 2 tỷ + 25 % * 2 tỷ + ( 25 % * 2 tỷ ) * 20% + 200 triệu = 1800 triệu đồng Tổng định phí = Định phí SXC + Định phí BH & QLDN

= ( 25 % * 2 tỷ ) * 80% + 500 triệu = 900 triệu đồng Tỷ lệ bổ sung = ( 15% * 2 tỷ + 900 triệu ) / 1800 = 2/3

Biến phí đơn vị = 1800 triệu / 50.000 = 36.000 đ/ s  Giá bán = 60.000 đ/sp Ví dụ 10 : Có các tài liệu về kế hoạch sản xuất và kinh doanh đối với 20.000 sản phẩm áo đi mưa tại công ty Huy Hoàng như sau:

Chi phí NVLTT = 7.000 đồng/sản phẩm. Chi phí NCTT = 5.000 đồng/sản phẩm. Chi phí sản xuất chung = 3.000 đồng/sản phẩm, trong đó biến phí = 1.000 đồng/sản

Bao bì đóng gói = 2.000 đ/sản phẩm. Hoa hồng bán hàng = 1.000 đ/sản phẩm. Tổng chi phí quảng cáo một năm = 10 triệu đồng. Khấu hao tài sản cố định của bộ phận bán hàng và quản lý một năm = 86 triệu đồng. Tiền lương trả cho bộ phận bán hàng và quản lý một năm = 54 triệu đồng. Vốn hoạt động bình quân trong năm là 300 triệu đồng. Doanh nghiệp mong muốn ROI của sản phẩm = 20%.

Định giá sản phẩm theo phương pháp toàn bộ ( giá thành đầy đủ )

 Z = 7.000 + 5.000 + 3.000 = 15.000 đ/ sản phẩm  Tổng chi phí BH & QLDN

= ( 2.000 + 1.000 ) * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 210 triệu đồng  Tỷ lệ bổ sung = ( 20% * 300 triệu + 210 triệu ) / ( 20.000 * 15.000 ) = 90%  Giá bán = 15.000 + 15.000 * 90% = 28.500 đ/sản phẩm

Định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp ( số dư đảm phí )

 Tổng biến phí = ( 7.000 + 5.000 + 1.000 + 2.000 + 1.000 ) * 20.000 = 16.000 * 20.000 = 320 triệu đồng

 Tổng định phí = 2.000 * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 190 triệu  Tỷ lệ bổ sung = ( 190 triệu + 20% * 300 triệu ) / ( 320 triệu ) = 78,125 %  Gia bán = 16.000 + 16.000 * 78,125 % = 28.500 đ/sản phẩm

Một phần của tài liệu baigiangketoanquantri 121206110956 phpapp01 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w