Chương XVI: Cuộc chính biến

Một phần của tài liệu Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny (Trang 54 - 60)

xâm lăng – đã bắt đầu. Vào rạng đông ngày 6 tháng 6 năm 1944, những đơn vị Anh Mỹ đầu tiên đặt chân được lên Normandie. Trong nhiều tuần lễ liền, tình hình không được rõ rệt, nhưng khi phòng tuyến Avranches bị chọc thủng, cán cân lực lượng nghiêng về phía Đồng minh. Ngày hôm đó, hầu hết dân Đức có lẽ nghĩ rằng chúng tôi sẽ bại trận. Về phần

tôi, tôi chưa có cảm tưởng nào về kết quả chung cuộc, và nếu trước các thuộc viên tôi còn giữ tư thế chỉ huy trang trọng, tôi không tìm cách dấu niềm bi quan khi thảo luận với một vài người thân tín như Radl hay Đại úy Foelkersam.

Liệu tôi có cần rút ra từ sự linh cảm này, nếu không nói là sự chắc thật, các kết luận thực hành không? Thường thường tôi tự đặt vấn đề như vậy và luôn luôn đi đến cùng một kết quả: theo ý tôi, không phải tôi, không phải binh sĩ, mà cũng chẳng phải các sĩ

quan – kể cả các tướng lãnh – là những người quyết định tiếp tục hay chấm dứt sự thù

nghịch. Quyết định này phải được dành cho các Đại lãnh tụ chính trị và quân sự có cái

nhìn toàn diện và có khả năng ảnh hưởng vào chiều hướng các biến cố lịch sử. Nếu các

người ấy ra lịnh cho chúng tôi tiếp tục chiến đấu, chúng tôi chỉ còn biết phải tuân hành. Tôi lại còn biết rằng Tổng Hành Dinh của Fuhrer vẫn còn hy vọng, một mặt vào diễn biến thuận lợi của tình hình chính trị, và mặt khác vào sự hoàn thiện mau chóng các loại vũ khí bí mật – theo các tin tức mà tôi có được, các hy vọng đó không phải là không có căn cứ.

Tuy nhiên từ tháng 7 năm 1944, tình hình trở nên khẩn trương. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 6, một đợt tấn công kinh hồn của quân Nga đã làm cho gần như toàn diện phòng tuyến phía Đông bị tan rã. Có thể coi Lộ quân trung ương như không còn nữa. Hơn ba mươi Sư đoàn Đức bị bắt cầm tù. Tại hậu tuyến không ai hiểu làm sao mà một cuộc đầu hàng vĩ đại như thế lại có thể xảy ra được. Phải quy trách nhiệm vào Bộ Tư Lệnh tối cao hay là vào sự mệt mỏi chán nản của các đơn vị ở đây? Ở phía Tây, quân Đồng minh nhờ ưu thế vật chất tuyệt đối tiến như gió hướng về biên giới Đức. Chúng tôi chỉ còn cách nghiến chặt đôi hàm răng và chiến đấu đến cùng. Thành thật mà nói, chúng tôi chưa nghĩ rằng đó là điểm khởi đầu của sự bại trận chung cuộc.

Ngày 20 tháng 7 năm 1944, tôi sửa soạn đi Vienne để xem xét lại một vài chi tiết của kế hoạch bắt Tito. Và tin tức về một cuộc đảo chánh lật đổ Hitler bùng nổ như sấm động, may thay âm mưu đã thất bại. Tôi và các sĩ quan hết sức kinh hoàng.[1] Một chuyện như thế có thể xảy ra được sao? Phải chăng địch quân đã len lỏi vào được trong lòng Tổng

Hành Dinh của Fuhrer rồi? Không bao giờ chúng tôi lại có ý nghĩ là chính một người Đức

đã đặt quả bom đó. Dầu sao, vì Hitler vẫn còn sống nên tôi không thấy có lý do gì để trì hoãn cuộc hành trình.

Lúc 18 giờ, Radl và tôi đến nhà ga Anhalt. Chúng tôi lên toa xe dành riêng và chuẩn bị đi ngủ. Nhưng đến ga Lichterfelde, trạm dừng cuối cùng nằm bên trong khu vực Bá-linh, tôi nghe có ai gọi tên tôi: Thiếu tá Skorzeny! Thiếu tá Skorzeny! Trên sân ga, một sĩ quan chạy dọc theo con tàu và kêu réo luôn miệng. Tôi mở cửa sổ và ra hiệu, anh ta nhào tới, thở hổn hển.

- Thưa thiếu tá, ông phải trở lại lập tức. Lệnh thượng cấp… Cuộc mưu sát Fuhrer là khởi đầu cho một cuộc chính biến.

Tỏ vẻ không tin, tôi nhún vai:

- Coi, chuyện đó làm sao có được. Một số quí ông ấy điên mất rồi. Thật là điên rồ, nhưng mặc kệ… để tôi trở lại với anh. Radl cứ tiếp tục đến Vienne và bắt đầu các cuộc thương thảo. Ngày mai tôi cố đi theo.

Trong khi xe hơi đưa chúng tôi về trụ sở trung ương của Waffen SS, viên sĩ quan

thông báo cho tôi những tin tức hết sức lờ mờ mà anh ta lượm lặt được. Quả nhiên là có

âm mưu phiến loạn do một nhóm sĩ quan cao cấp và tướng lãnh chủ xướng. Hình như một vài đơn vị thiết giáp đang tiến về Bá-linh; không ai biết rõ ý định của các cấp chỉ huy đơn vị. Tôi thì luôn luôn không tin vào những chuyện mà tôi cho là những tin đồn đại vô căn cứ. Các vị chỉ huy quân sự của chúng tôi lúc này còn có nhiều việc phải làm hơn là đi thông mưu đảo chánh.

Schellenberg, nay đã trở thành chỉ huy trưởng Lữ đoàn SS, tiếp tôi và thông báo cho tôi biết vài chi tiết. Theo ông, trung tâm lãnh đạo cuộc đảo chánh hình như đặt tại Bendlerstrasse nghĩa là trụ sở văn phòng Tư lệnh Quân đội Nội địa.[2] Schellenberg mặt mày tái mét và có vẻ lo sợ thấy rõ. Trên bàn giấy tôi thấy một khẩu súng lục đặt trong tầm tay ông ta.

- Tình hình rất rối rắm và cực kỳ nguy hiểm, - ông giải thích. - Dầu sao, nếu họ đến được đây, tôi sẽ tự vệ. Tôi đã phân phối vũ khí cho thuộc viên rồi. Anh có thể gọi thật

nhanh một đạiđội của anh đến bảo vệ cơ sở được không?

Trong cơn kích động, tôi quên mất cả việc gọi cho đơn vị. May thay, liên lạc điện thoại vẫn còn hoàn toàn tốt. Tôi nói chuyện với Friedenthal được ngay và cho gọi Đại úy Foelkersam.

- Đặt tiểu đoàn trong tình trạng báo động ngay lập tức. Đại úy Fuc.ker nắm quyền chỉ

huy và chờ các mệnh lệnh do chính tôi ban hành. Đưa ngay một Đại đội đến trụ sở SS

trung ương, tôi đang ở đó. Chính anh và Chuẩn úy Ostafel tạm thời là tùy viên của tôi, lên xe ngay và chạy hết tốc lực đến đây trước.

Tôi gác máy và lại quay về phía Schellenberg:

- Theo ý tôi, ông nên giải giới các viên chức ở đây: Tôi cảm thấy sợ khi thấy các đấng thư lại của ông khoa chân múa tay với súng lục vừa được phát. Lúc mới đến tôi đã khó chịu với một chú thư ký rồi. Tôi đã cho nhốt hắn trong hầm, như vậy hắn hết đường gây rắc rối với món đồ chơi nguy hiểm. Dầu sao, nếu vạn nhất “họ” đến đây trước Đại đội của tôi, tốt hơn hết là ông nên thoát thân, bởi vì ông đâu có thể bắt họ tuân phục được bằng khẩu súng lục này?

Tôi để ông ta ở lại với các tư tưởng hắc ám, và bước ra đường. Tôi nóng nảy chờ Von Foelkersam và Ostafel, nữa giờ sau, họ xuất hiện giữa đám bụi mù mịt. Chắc họ phải chạy như bị ma đuổi. Vì vẫn chưa nhận được lệnh lạc gì cả, tôi quyết định đi một vòng xem chuyện gì đã xảy ra ở Bá-linh. Foelkersam ở lại trụ sở trung ương SS, tôi hứa thỉnh thoảng sẽ liên lạc bằng điện thoại để cho anh ta biết tin tức. Khốn khổ thay cho chúng tôi, vì vẫn chưa được trang bị loại máy liên lạc vô tuyến cầm tay gọi là “walkie-talkie” mà quân đội Mỹ đang sử dụng!

Nhảy lên một chiếc xe, trước hết hỏi tôi đến khu vực đặt trụ sở các Bộ, nơi đây có vẻ

hoàn toàn yên tĩnh. Sau đó tôi đến công trường Fehrbellin, nơi đặt Bộ Tư Lệnh thiết giáp

của Tướng Bolbrinker, người mà tôi có quen biết. Khu vực này ít có vẻ yên lành hơn, trên một đại lộ dẫn đến công trường, hai chiếc xe tăng khổng lồ đang án ngữ. Tôi chỉ cần nhô đầu ra khỏi xe là được đi qua liền. Chắc chắn cuộc hỗn loạn không có gì trầm trọng quá như Schellenberg tưởng. Tướng Bolbrinker tiếp tôi lập tức. Ông chẳng biết gì nhiều và hỏi ý kiến tôi nên làm gì. Do mệnh lệnh của Tư lệnh Quân đội Nội địa, ông ta mang các Đơn vị thiết giáp từ Wunsdorf về Bá-linh và tập trung quanh công trường Fehrbellin để có thể nắm vững lực lượng. Hiện tạiông ta đang chờ diễn biến.

- Vả chăng, - ông giải thích, - tôi quyết định từ đây chỉ thi hành lệnh của Thanh tra các Đơn vị thiết giáp, nghĩa là của chính Tướng Guderian. Không biết ông này có biết tin tức gì về cuộc âm mưu không. Anh xem, chẳng hạn người ta bắt tôi đưa các bộ phận thám sát đến tấn công vào doanh trại của Đơn vị Waffen SS. Anh nghĩ sao? Skorzeny?

- Coi, - tôi choáng váng trả lời, - chúng ta chưa ở trong tình trạng nội chiến mà. Tôi cho rằng nếu tuân theo một mệnh lệnh mơ hồ là thiếu thận trọng. Thưa đại tướng, nếu ông muốn, tôi sẽ đi một vòng cho đến doanh trại Lichterfelde để xem chuyện gì đã xảy ra. Từ đó tôi sẽ gọi điện thoại cho ông. Theo ý tôi, chúng ta phải có bổn phận giữ bình tĩnh.

Như trút được lo âu, Đại Tướng chấp thuận đề nghị của tôi và tôi lại lên đường. Tại Lichterfelde, trong doanh trại cũ của tôi, tất cả đều có vẻ yên tĩnh, mặc dù Tiểu đoàn trừ bị và các đơn vị khác đều được đặt trong tình trạng báo động. Tôi tiếp xúc một lát với viên Trung tá Chỉ huy các đơn vị đó và không ngớt yêu cầu ông tỏ ra khôn ngoan, nghĩa là chớ nên làm một hành động gì dù cho tình thế biến chuyển ra sao. Sau đó, tôi gọi Foelkersam và được biết Đại đội của tôi đã đến. Tôi ra lệnh giữ Đại đội lại trong sân cơ sở Trung ương SS.

Lúc đó tôi mới thử lượng định tình hình. Thật ra, tôi cũng chẳng hiểu thêm gì được nhiều. Rất có thể là Tướng Tư lệnh Quân đội Nội địa đã ra lệnh báo động vào buổi trưa. Nhưng sau đó, khắp nơi đều có sự do dự, nơi thì tuân lệnh, nơi khác lại phản lệnh, rõ rệt tình hình đã không ăn khớp với một kế hoạch toàn bộ nào đó. Dầu sao, theo tôi vụ này

hình như không có vẻ trầm trọng lắm, chắc chắn tôi sẽ bị hố to nếu coi sự việc quá quan

chưa nhận được mệnh lệnh nào. Tóm lại, mọi người đang tự hỏi ai đã nổi dậy và để chống lại ai. Tuy nhiên ngoài tính cách ấu trĩ, âm mưu này còn là một trọng tội, bởi vì lúc này đây ở phía Đông cũng như ở phía Tây, binh sĩ đang can đảm chiến đấu trong tuyệt vọng. Trongkhi đang trầm ngâm với các ý tưởng không mấy vui vẻ đó, tôi chợt nhớ rằng Đại tướng Student hiện cũng đang ở Bá-linh. Tôi chạy nhanh đến Wannsee, một trong rất nhiều hồ bao quanh thành phố, Bộ Tư Lẹnh đơn vị không vận đóng bên bờ hồ. Các sĩ

quan chẳng biết gì cả, họ cũng không nhận được mệnh lệnh nào. Tôi chỉ biết Đại Tướng

đã về nhà, tại Lichterfelde. Tôi lại lên xe, mang theo sĩ quan tùy viên của Đại Tướng để lâm thời, nhận lệnh từ Đại Tướng.

Lúc đó trời đã tối, đến 2 giờ đêm, chúng tôi đến biệt thự và trông thấy một khung cảnh thật thanh bình. Trên sân thượng, Đại Tướng khoác một chiếc áo ngủ dài, đang ngồi đọc cả núi hồ sơ dưới ánh đèn. Cạnh đó, phu nhân đang ngồi thêu. Tôi không ngăn được ý nghĩ là tình thế thật khôi hài: Nơi đây, một trong các lãnh tụ quân sự quan trọng của Bá- linh đang nghỉ ngơi yên lành trong một ghế mây thoải mái, trong khi những tướng lãnh khác âm mưu đảo chánh.

Mặc dù rất ngạc nhiên khi thấy tôi đến thăm vào giờ quá trễ, Đại Tướng cũng tiếp tôi một cách thân ái: chắc chắn dây liên lạc được thiết lập giữa chúng tôi trong chiến dịch giải thoát Mussolini năm ngoái vẫn còn. Khi trình bày rằng đến vì “công vụ”, vợ ông kín đáo tránh đi nơi khác. Nhưng khi tôi bắt đầu thông báo những gì tôi thấy và biết, ông ngắt ngang lời tôi:

- Coi, Skorzeny, anh nói cái gì vậy! Đảo chánh – không, không thể có được.

Tôi khổ sở thuyết phục ông ta tin rằng tình thế nghiêm trọng. Sau cùng ông ta bằng

lòng gởi cho tất cả các cấp Chỉ huy đơn vị nhảy dù một mệnh lệnh đại khái như sau: Báo

động. Chỉ nhận lệnh của chính Đại Tướng Student mà thôi.

Đúng lúc đó, chuông điện thoại reo vang. Thống chế Goering gọi. Sau khi xác nhận báo cáo của tôi, Thống chế còn thêm vài chi tiết mới: có lẽ cuộc mưu sát Fuhrer là do một sĩ quan thuộc Bộ Tham Mưu Quân đội Nội địa thực hiện. Bendlerstrasse – nơi đặt Bộ Tham mưu đó – đã vội vàng loan báo cái chết của Fuhrer và cho áp dụng vài biện pháp khẩn trương. Goering xác định rằng lúc này chỉ có Bộ Tư Lệnh Tối cao của Lục quân mới có tư cách ra lệnh. Tôi nghe Đại Tướng nhắc lại các chỉ thị của Thống chế Goering: Bình tĩnh, yên tâm, bằng mọi giá cố tránh các biến chuyển có thể đưa đến nội chiến. Tôi đã hiểu, thưa Thống chế.

Hiện tại, ông Tướng không còn nghi ngờ các điểm tôi thuật lại nữa. Sau khi hứa giữ liên lạc với tôi và Đại Tướng Bolbrinker, ông lần lượt gọi các Tiểu đoàn và ra chỉ thị. Tôi xin phép cáo từ và trở về trụ sở SS Trung ương thật nhanh.

Trong cơ sở rộng mênh mông, tất cả yên tĩnh. Schellenberg chờ tôi trong văn phòng và yêu cầu cung cấp một đoàn hộ tống gồm một sĩ quan và mười binh sĩ. Ông vừa nhận được lệnh bắt ngay Đô đốc Canaris và lẽ tất nhiên, ông không thể đơn độc một mình thi hành một mệnh lệnh tế nhị như vậy. Vì chỉ có vỏn vẹn 1 Đại đội nên tôi chỉ cho ông “mượn” một sĩ quan. Một giờ sau, Schellenberg trở về, cuộc bắt bớ đã không gây ra một biến cố nào. Qua điện thoại, tôi biết rằng các khu vực do đơn vị thiết giáp của Tướng Bolkrinker và do quân nhảy dù của Tướng Student chiếm đóng, vẫn được yên tĩnh – Thật ra, trên đường trở lại Friedenthal, tôi thấy cả Bá-linh đều yên tĩnh. Đột nhiên, Tổng Hành Dinh của Fuhrer cho gọi tôi.

- Lệnh cho Thiếu tá Skorzeny mang toàn lực lượng hiện có, đến Bendlerstrasse để hậu thuẫn cho hành động của Thiếu tá Remer, Đại đội trưởng Đại đội phòng vệ “Đại Đức Quốc” hiện đang bao vây Bộ này.

Vội vã, tôi tập họp đại đội – đáng tiếc là tôi không cho gọi cả tiểu đoàn – và lên đường.

Vào lúc gần nửa đêm, chúng tôi đến cửa chính của trụ sở. Hai xe lớn chận đường chúng

tôi: lúc xuống xe và một mình đi bộ đến, tôi thấy ngay giữa một toán quân xôn xao, viên chỉ huy SS Kaltenbrunner đang nói chuyện với một Tướng lãnh lục quân – Tướng Fromm, Tư lệnh Quân đội Nội địa. Tôi nghe ông nầy nói với Kaltenbrunner: “Tôi đi về nhà, các anh có thể kiếm tôi ở đấy suốt đêm”, rồi ông lên xe chạy đi, vạch một lốicho đơn vị

tôi đi qua. Tôi ngẩn ngơ, khi thấy vị Tư lệnh Quân đội Nội địa lại bỏ về nhà trong giờ phút nghiêm trọng này. Tuy nhiên điều đó không dính dáng gì đến tôi.

Trước cổng vào Bộ, tôi gặp thiếu tá Remer. Tôi trình diện và được biết ông ta được lệnh cô lập hóa kín mít toàn thể khu công ốc. Sau khi đưa cả đại đội vào sân, tôi mang theo Đại úy Foelkersam và Chuẩn úy Ostafel, theo cầu thang tiến lên lầu. Trong hành lang tầng thứ nhứt, tôi gặp nhiều sĩ quan tay cầm súng lục. Người ta có cảm tưởng là đang ở trong một pháo đài ngay tiền tuyến. Trong văn phòng của Tướng Olbricht, tôi gặp một vài sĩ quan tham mưu quen biết từ lâu, họ cũng tự võ trang và có vẻ rất khích động. Họ kể nhanh cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra: vào buổi chiều, họ thấy có một cái gì sai

Một phần của tài liệu Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)