Chương XV: Quá nhiều dự án tốt đẹp

Một phần của tài liệu Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny (Trang 50 - 54)

đến một nửa thì giờ và năng lực để lâm chiến không ngừng chống lại các bàn giấy tràn ngập giấy tờ và các công sở vẫn so đo nhỏ giọt vật liệu và nhân viên của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có đủ thì giờ để suy tưởng và thiết lập các kế hoạch vĩ đại. Chúng tôi bị kích thích nhiều nhất khi nghiên cứu hồ sơ khổng lồ chứa đựng tất cả các chi tiết về chiến dịch của các cảm tử quân trứ danh dưới quyền Lord Mountbatten. Đây là một cuộc nghiên cứu bổ ích mặc dù có vẻ nản chí. Chúng tôi tái mặt ghen tức khi thấy các cấp chỉ

huy cảm tử quân Anh được sử dụng những phương tiện vô giới hạn. Họ có thể tự ý ghi

vào các kế hoạch sự yểm trợ bằng tuần dương hạm, tàu phóng ngư lôi, tiềm thủy đỉnh,

đó là không nói đến sự hợp tác cố định của nhiều phi đoàn không quân với đủ loại phi cơ

tân tiến. Ngược lại, chúng tôi quá nghèo nàn, nghèo dễ sợ và không tưởng tượng được.

Chưa bao giờ chúng tôi nhận được “sự sẵn sàng” một chiến hạm nào đó của Hải quân,

và phi đoàn 200 chiến đấu phải vật lộn để có từng chiếc phi cơ. Tôi có thể kể một thí dụ: Phi đoàn chỉ có vỏn vẹn 3 chiếc Junker 290, loại phi cơ có tầm hoạt động xa.

Vả chăng, phải thẳng thắn mà nói rằng ưu thế của quân cảm tử Anh không phải chỉ có tính cách vật chất: Mountbatten biết cách chọn mục tiêu, và mỗi lần ra tay, ông đều đạt tới đích. Khi thì tấn công và phá huỷ một xưởng lọc dầu cá nằm trên một hòn đảo thuộc Thụy Điển, lúc khác, một chiến dịch được quan niệm tuyệt vời, dựa vào đó, quân Anh tiến chiếm một đài Ra đa do Đức vừa thiết lập trên bờ biển nước Pháp gần Dieppe; hoặc giả là một cuộc đột kích nhắm vào bản doanh của tướng Rommel tại Phi châu - hoạt động này đã thất bại, nhưng chỉ vì một sự tình cờ, có lẽ do một tin tình báo thiếu chính xác, quân Anh đã tấn công vào các cơ sở quân nhu.

Tuy nhiên phía Đồng minh cũng có nhiều điểm tầm thường nhất là trong một khu vực rộng lớn do họ kiểm soát tại Trung Đông. Chúng tôi quyết định khai thác và tấn công vào các chỗ yếu đó. Mặc dù tình hình đã trở nên nguy ngập đối với quân đội Đức, chúng tôi vẫn khích động bởi niềm phấn khởi - nếu không nói là niềm lạc quan - đến nỗi nhiều khi

dành tuần này qua tuần khác để thiết lập kế hoạch, chuẩn bị cho chiến dịch nhưng sau

cùng lại chịu thất bại, mà luôn luôn vì mỗi một lý do: vấn đề chuyên chở.

Vì không thể tìm đủ số phi cơ Junker 290, loại phi cơ Đức độc nhất có tầm hoạt động

xa và chắc - loại Henkel 117, theo các chuyên gia, chỉ là một sản phẩm hư hỏng – chúng

tôi phải xoay trở khắc phục khó khăn. Tại sao chúng tôi không sử dụng một lần nữa dụng

cụ mà quân địch đã cung cấp cho chúng tôi? Chúng tôi nghĩ là có thể sửa chữa lại một

vài chiếc phi cơ 4 máy của Hoa Kỳ mà trước đây đã bị bắt buộc đáp xuống Đức hay các

khu vực do Đức kiểm soát. Dự định của tôi đã làm cho Bộ Tham Mưu Không quân thích

thú. Nha vật liệu hứa sẽ thành lập ngay toán chuyên viên có nhiệm vụ thu hồi và sửa chữa các “pháo đài bay” đó. Tiếc thay công việc này tiến hành quá chậm. Mãi đến cuối

mùa thu 1944, tôi mới được thông báo rằng 6 chiếc đã sẵn sàng. Vài ngày sau, một tin

tức khác đã dập tắt hoàn toàn nguồn hy vọng của chúng tôi: trong một trận oanh tạc nặng nề, cả 6 chiếc đều bị tiêu huỷ. Tất cả lại trở về với số không.

Trong khi chờ đợi - một cách vô ích - sửa chữa phi cơ, chúng tôi phải giải quyết hai vấn đề khác do kế hoạch hành động đặt ra. Trước hết là vấn đề đáp gần mục tiêu. Vì gần như chắc chắn rằng không thể tìm đâu ra chỗ có thể chịu đựng được sức nặng của các

con khủng long đó, chúng tôi dự tính dùng một phương cách khác: chiếc phi cơ 4 máy sẽ

kéo một số máy lượn, loại này đáp ở đâu cũng được. Khốn thay, các máy lượn của chúng tôi chỉ chịu đựng được tốc độ tối đa 250 cây số/ giờ, trong khi đó tốc độ của phi cơ Mỹ trung bình là từ 350 đến 450 cây số/ giờ. Chính nhờ giáo sư Georgi, bạn thân của

Hanna Reitsch, chúng tôi mới vượt qua được trở ngại này. Giáo sư đã chế tạo một loại

máy lượn chịu được tốc độ đó và chở được 12 người với đầy đủ trang bị.

Vấn đề thứ hai, trầm trọng hơn, đó là việc đưa người của chúng tôi trở về. Thoạt nhìn, các cảm tử quân sau khi hoàn thành sứ mạng, chỉ có hai cách: hoặc là họ đầu hàng quân địch và chờ chiến tranh chấm dứt trong một trại tù binh, hoặc là tìm cách trở về phòng tuyến bạn, điều này có nghĩa là phải vượt hàng trăm cây số - ý định táo bạo quá nếu không nói là tuyệt vọng quá. Thế mà tôi vẫn tin rằng muốn cho họ hăng hái hơn, chiến đấu say sưa hơn, phải đảm bảo một sự may mắn được trở về. Làm sao cho họ sự may mắn đó? Lẽ tự nhiên ý tưởng của tôi là sẽ dùng phi cơ kéo các chiếc máy lượn mang theo quân cảm tử trở về.

Các kỹ sư hàng không bèn tìm cách giải quyết khó khăn này. Tại phi trường Ainring, họ đang thử nhiều cách giúp một phi cơ kéo một chiếc máy lượn chở nặng mà không cần đáp xuống đất. Sau nhiều lần thí nghiệm có cả tôi chứng kiến, chúng tôi thấy chỉ có một

cách xếp đặt có thể áp dụng được: dây cáp của máy lượn sẽ trải dưới đất nhờ các cột

sắp xếp theo hình bình hành, ở một đầu, dây sẽ treo trên một cột cao chừng ba thước. Một chiếc móc đặc biệt, do phi cơ bay là là và thả xuống, sẽ móc vào điểm này và kéo chiếc máy lượn lên cao.

Lần thí nghiệm đầu tiên, với loại máy lượn nhẹ, có kết quả khích lệ. Nhưng để áp dụng kỹ thuật đó với loại máy lượn to lớn nặng nề hơn, chúng tôi cần điều chỉnh lại. Nghĩa là cần thì giờ và xăng nhớt thêm, mà cả hai thứ, chúng tôi đều hoàn toàn thiếu hụt. Tình trạng này càng ngày càng nghiêm trọng đưa đến đổ vỡ hoàn toàn.

Tôi thường tự hỏi tại sao tại Đức, các cuộc thí nghiệm kiểu này chỉ được thực hiện vào phút chót, vào lúc nguy kịch nhất, khiến cho chúng tôi không còn đủ thì giờ hoàn thiện các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sáng kiến và phương pháp mới được nữa. Hiện tại tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả

đáng cho cái “quá chậm” tai hại mà tôi thường phải đương đầu trong những năm cuối cùng của cuộc chiến.

Bên cạnh đó, phe Đồng minh cũng thực hiện các cuộc thí nghiệm tương tự, tuy nhiên

điểm khác biệt là luôn luôn họ đạt tới các kết quả thực dụng. Họ lại còn chứng tỏ hiệu năng của các phương pháp áp dụng trong vụ đưa nguyên cả một phi đoàn máy lượn hạ

hành quân vĩ đại đó, tôi luôn luôn run sợ trước ý nghĩ Đồng minh có thể không vận hàng Sư đoàn cho đến ven thành phố Bá linh là nơi vẫn tập trung tất cả cơ quan lãnh đạo kể cả Tổng Hành Dinh của Fuhrer. Với một cuộc tấn công chớp nhoáng, các đơn vị này chắc chắn có thể chiếm toàn bộ cơ sở đầu não của quân lực Đức. Có lẽ chỉ vì các lý do chính

trị mà Anh Mỹ chưa thực hiện một cuộc đổ bộ bằng đường hàng không như thế. Dầu sao,

đối với quân cảm tử Anh và đối với cơ quan hành quân chiến lược của Thiếu tướng nổi danh William T. Donovan thuộc quân lực Mỹ, một chiến công như thế không phải là không thực hiện nổi. Một cuộc hành quân loại này dám đã có sẵn trong hồ sơ của Bá tước Mounbatten và ông “Wild Bill” cũng không chừng.

Như tôi đã nói trên đây, mặc dù tất cả các đề án to lớn của chúng tôi cuối cùng đều bị bỏ dở hết, tôi muốn trình bày vắn tắt vài đề án:

Từ lâu, chúng tôi mơ ước một chiến dịch phá hoại các ống dẫn dầu: khởi đi từ các giếng dầu ở Irak, hai đường ống dẫn chất lỏng quí báu đến các nhà máy lọc ở Haiffa và Tripoli nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Chúng tôi biết rằng các đồng chí Ả Rập của chúng tôi, đã đặt chất nổ liên tục phá các ống dẫn dầu này. Tuy nhiên việc tuyển mộ cảm tử quân Ả Rập quá mắc, mà năng suất lại không được bảo đảm. Một mặt các chỗ bị phá hoại được sửa chữa ngay, mặt khác, chúng tôi không kiểm soát nổi kết quả mà người Ả Rập cho là đã thực hiện được. Trái lại nếu phá hoại được nhiều địa điểm bơm dầu, chúng tôi mới hy vọng một sự ngưng trệ toàn diện việc cung cấp dầu nguyên chất trong vài tháng.

Từ hơn một năm nay, cơ sở kỹ thuật của tôi cố moi óc tìm cách giải quyết vấn đề này. Ngay từ năm 1943, các kỹ sư của chúng tôi nghĩ ra một loại mìn nổi được, có tỷ trọng bằng dầu hoả. Trái mìn này được thả vào ống dẫn dầu bằng một lỗ hình quả trám do một chất nổ đặc biệt khoét thủng, và ống dẫn dầu được vá lại ngay. Theo ý tôi, các quả mìn loại đó có kích thước nhỏ bé quá, chỉ có thể phá hư một vài nắp an toàn là cùng, do đó tôi bác bỏ ý kiến này. Các chuyên viên khác lại đề nghị dùng bom phát nhiệt lượng để nung chảy một vài đoạn ống dẫn dầu đúng vào chỗ đất lõm sâu. Khốn thay, các cuộc thử đã không mang lại kết quả. Sau cùng, Không quân đề nghị dùng bom từ tính để phá huỷ nhiều đoạn ống dẫn dầu thật dài. Tuy nhiên kinh nghiệm của chúng tôi không bao giờ vượt quá giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị.

Sau nhiều thất bại liên tiếp, chúng tôi chỉ còn một cách: chiến dịch cảm tử tấn công trạm bơm dầu. Các không ảnh cho thấy cạnh mỗi địa điểm có một phi trường nhỏ, dành

cho máy bay của Đồng minh tuần tiễu không ngừng dọc theo các đường ống dẫn dầu, có

chỗ đáp khi khẩn cấp. Bên cạnh đó một pháo đài nhỏ được dùng làm nơi trú ẩn cho nhân

viên kỹ thuật khi bị một bộ lạc địa phương tấn công. Trạm bơm dầu đích danh, với các

máy móc và động cơ Diesel thì ở cách đó hàng trăm thước. Nhờ các không ảnh, chúng

tôi lập được kế hoạch khá chính xác: Sáu phi cơ 4 máy đáp xuống phi trường. Hoả lực

của đại bác và liên thanh trên phi cơ sẽ bắn che cho quân cảm tử cố vô hiệu hoá tiểu pháo đài, giúp cho tiểu đội phá hoại chạy nhanh đến phá huỷ trạm bơm dầu. Tất cả mọi chi tiết đều được dự trù trước. Chúng tôi còn nghĩ đến việc trang bị cho phi cơ một bộ phận đặc biệt, nhờđó, khi đến gần phi đạo, có thể nhổ cả dây trời ngăn không cho quân

canh giữ kêu cứu bằng các máy vô tuyến. Làm như vậy, chúng tôi tin rằng địch sẽ bị bất

ngờ hoàn toàn. Dầu sao vẫn còn một yếu tố mà chúng tôi chưa biết: liệu các phi trường có đủ lớn để loại phi cơ bốn máy có thể đáp được? Các không ảnh chụp từ năm 1941 chỉ cho thấy một phi đạo ngắn, nhưng theo tin tình báo mới đây, chúng đều đã được nới rộng. Đằng nào chúng tôi cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro này. Than ôi! - Mặc dù hết sức nỗ lực chuẩn bị,chúng tôi không có đủ máy bay có tầm hoạt động xa!

Một điểm yếu khác của phe Đồng minh là kinh Suez hay nói đúng hơn, một vài lối đi trên con kinh. Nếu kinh Suez bị phá hoại, các đoàn tàu đi Viễn Đông phải chạy vòng quanh mũi Hảo Vọng, mất thì giờ hơn. Chúng tôi đã huấn luyện các chiến sĩ bơi lội hay nói theo người Anh, các người nhái để sử dụng trong sứ mạng này. Thế nhưng, chúng tôi đã ở vào cuối năm 1944, ưu thế Không quân của Đồng minh trên biển Địa Trung Hải mạnh đến nỗi chúng tôi phải bỏ rơi kế hoạch dù chết điếng trong lòng. Một lần nữa, quá chậm mất rồi!

Một kế hoạch khác, cũng được soạn thảo tỉ mỉ, dự trù một cuộc tấn công vào khu vực dầu hỏa Bakou. Lẽ tất nhiên là không thể nào tấn công được các giếng dầu hay các nhà máy lọc dầu với một nhóm người nhỏ nhoi. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ cả khu vực, chúng tôi thấy có một vài điểm then chốt – vì các lý do dễ hiểu, tôi không nói rõ chi tiết được – mà nếu bị phá hủy, sẽ kéo theo sự giảm thiểu khổng lồ, gần như đình chỉ hoàn toàn công cuộc sản xuất. Lại một lần nữa, và luôn luôn cùng một lý do, chúng tôi phải bỏ dở kế hoạch.

Trái lại, một chiến dịch khác bị thất bại vào phút chót chỉ vì lòng ganh tị của một trong các tướng lãnh của chúng tôi. Từ năm 1943, các đảng viên Cộng Sản Nam Tư đã quấy phá chúng tôi dữ dội đến nỗi Bộ Chỉ huy khu vực Ba Nhĩ Cán của chúng tôi hết sức lo ngại. Trong một vùng mà địa hình hoàn toàn thuận lợi cho hoạt động du kích qui mô,

quân kháng chiến Nam Tư đã cầm chân nhiều đơn vị Đức và trong vô số các cuộc giao

tranh, đã gây cho quân đội Đức những thiệt hại nặng nề. Nếu khám phá được Bản doanh của Tito, và nếu chiếm được nơi này, chúng tôi hy vọng có thể giảm thiểu đáng kể áp lực đè nặng trên quân đội Đức. Đó là đại khái nội dung sứ mạng mà Bộ Tư Lệnh tối cao

Quân lực Đức giao phó cho tôi vào đầu năm 1944.

Rõ ràng là phía chúng tôi đã ước lượng sai giá trị của các toán quân mà Tito cho tập trung chung quanh Bản doanh của ông ta. Chúng tôi cũng hoàn toàn không biết gì về nơi ẩn náu và tất nhiên là người lãnh tụ kháng chiến phải ngụy trang để đánh lạc hướng Bộ Tư Lệnh tối cao Quân lực Đức. Vậy thì thoạt tiên chúng tôi phải tổ chức một thứ cơ quan

tình báo với mục đích là tìm các chỉ dẫn chính xác về hai điểm nêu trên. Để được chắc

ăn, mỗi khi một nhân viên điểm chỉ một vùng nào đó có thể là nơi đặt G. Q. G. của Tito,

tôi ra lệnh tổ chức nhiều đường dây khác nhau để kiểm chứng lại nguồn tin. Chỉ khi nào

có ba nguồn tin cùng báo cáo như nhau, chúng tôi mới mở cuộc hành quân thực sự. Chúng tôi không được phép bất cẩn: nếu vạn nhất bị thất bại, Tito sẽ được canh gác kỹ hơn và chúng tôi không thể nào bắt được ông ta nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có thể tiếp xúc với các giới chức quân sự và Cảnh sát của chúng tôi tại Nam Tư, tháng 4 năm 1944 tôi mang theo một sĩ quan của đơn vị đi Belgrade. Sau hai ngày thảo luận kịch liệt, tôi dùng xe đi Agram. Tất cả mọi người đều khuyên tôi huỷ bỏ chuyến đi này vì xe sẽ chạy ngang qua một vùng bị quân du kích xâm nhập. Tuy nhiên trong ngày không có chuyến phi cơ nào mà tôi thì lại được người ta chờ ở Agram sáng hôm sau. Mặc kệ - tôi cứ thử đi, tin tưởng vào tốc độ của chiếc xe Mercedès và ngôi sao bổn mạng thật tốt. Mặc dù vậy, để gọi là có hộ tống, tôi đem theo hai hạ sĩ quan do một tướng lãnh cho mượn.

Chúng tôi khởi hành lúc rạng đông. Đến trưa, chúng tôi dừng lại trong vùng núi Fruska Gora, nơi đây có một đơn vị của Đức đồn trú với nhiệm vụ giữ an ninh trong vùng. Trong

Một phần của tài liệu Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny (Trang 50 - 54)