Giai đoạn từ 1989-1992.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay" docx (Trang 31 - 32)

1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách

2.1. Giai đoạn từ 1989-1992.

Giai đoạn này có thể được coi là cái mốc quan trọng trong

phát triển TGHĐ ở nước ta khi quan hệ ngoại thương được bao cấp

với các thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô(cũ) bị gián đoạn , khiến chúnh ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh

toán bằng dola Mỹ.Kể từ đó cơ chế tỷ giá ổn định đã được thay thế

dần bằng cơ chế Nhà nước điều tiết theo quan hệ thị trường.Để đi

tới một chính sách TGHĐ tự chủ như ngày nay,cơ chế quản lý

ngoại tệ nói chung , quản lý hối đoái nói riêng đã trải qua những

diều chỉnh lớn.

Chính trong giai đoạn này nền kinh tế chịu tác động của

chính sách thả nổi tỷ giá.Tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo xu hướng giá trị đồng dola Mỹ tăng liên tục kèm theo

các cơn “sốt”, các đột biến với biên độ rất lớn ( Từ cuối năm 1990

trở đi ) . Đỉnh cao của mức tăng tỷ giá USD là cuối năm 1991 .

Ngày 4/12/1991 giá dola Mỹ trên thị trường tư nhân tại Hà nội và

Thành phố Hồ Chí Minh là 14.450 VND/USD . Giá dola trong

tháng 12/1990 đã tăng từ 60 đến 80% so với mức giá đầu năm.

Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý ngoại

tệ của Nhà Nước đã có nhiều thay đổi , như chuyển từ hình thức

quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm

hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này , hoặc nếu có thay đổi thì cũng chỉ ở mức nhỏ nhằm ổn định hệ thống giá vật tư

và xuất khẩu , nhập khẩu , nên tỷ giá công bố vẫn cách xa mức giá

hình thành trên thị trường.

Diễn biến tỷ giá hối đoái từ năm1989 đến năm 1992 không

những nói nên khoảng cách giữa tỷ giá của nhà nước với tỷ giá hình

của giá trị đồng dola ở cả khu vực nhà nước lẫn thị trường . Năm

1990,giá trị đồng dola vào thời điểm cuối năm đã tăng tới 50% so

với đầu năm . Mức tăng giá USD trong 1991 còn cao hơn .Tình trạng leo thang của giá đồng dola đã kích thích tâm lý nắm giữ đồng

dola , nhằm đầu cơ ăn chênh lệch giá . Ngoại tệ vốn đã khan hiếm

lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn

bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước . Mọi cố gắng quản lý

ngoại tệ của chính phủ ít đem lại hiệu quả . Giai đoạn này Ngân

hàng không kiểm soát được lưu thông tiền tệ . Trong các năm 1991-

1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoại thương với

LiênXô và Đông Âu , nhập khẩu giảm sút một cách nghiêm trọng ( năm 1991 là 357.0 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD

). Các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu một lãi suất cao do thiếu dola , dola đã thiếu lại càng thiếu

dẫn đến các cơn sốt dola theo chu kỳ vào giai đoạn này.

Đến đầu năm 1992 Chính phủ đã có một số cải cách trong

việc điều chỉnh tỷ giá ( như buộc các doanh nghiệp có dola phải gửi

vào ngân hàng , bãi bỏ hình thức quy địng tỷ giá theo nhóm hàng..)

làm cho giá dola bắt đầu giảm ( cuối năm 1991 tỷ giá VND/USD có

lúc lên tới 14500 đến tháng 3/1992chỉ còn 11550 VND/USD và tiếp

tục giảm cho đến cuối năm 1992.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay" docx (Trang 31 - 32)