Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay" docx (Trang 32 - 52)

1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách

2.2.Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996.

Vào thời điểm cuối năm 1992 , do kết quả sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá dần ổn định

khiến cho lượng ngoại tệ đầu cơ trong các doanh nghiệp được tung ra , hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu . Động thời có một lượng ngoại tệ được chuyển về do người Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho người thân tăng lên khoảng 300-400 triệu USD làm cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và kéo theo tỷ giá VND/USD giảm

mạnh. Lĩnh vực tài chính - tiền tệ bắt đầu trở ngại. Bên cạnh đó,

cùng với việc quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo, sự

chênh lệch lớn giữa TGHĐ ở thị trường chính thức và thị trường

chợ đen dẫn đến việc các đại lý lợi dụng danh nghĩa của Nhà nước để buôn bán trục lợi, các ngân hàng không thu mua được lượng

ngoại tệ đáng kể qua nguồn này. Một mặt tình trạng này làm hạn

chế khả năng kiểm soát các luồng ngoại tệ lưu hành trong nước.

Mặt khác làm gia tăng các giao dịch trên thị trường chợ đen bất hợp pháp, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tăng mạnh.

- Việc ngân hàng Nhà nước khống chế chênh lệch giữa tỷ giá

mua và tỷ giá bán là cứng nhắc. Điều này làm cho tỷ giá vận hành

thoát ly hoàn toàn quan hệ cung cầu và không khuyến khích các tổ

chức tín dụng, các ngân hàng thuơng mại hoạt động theo đúng quan

hệ nội tại của nó và thực tế không ít các ngân hàng thương mại đã phá rào. Cuối cùng sự vận động của tỷ giá trong giai đoạn này đã gợi nên một số điểm cần lưu ý trong việc điều hành chính sách như

sau:

* Trước tiên, những vận động của TGHĐ trong giai đoạn này

cho thấy TGHĐ của Việt Nam phá nhạy cảm trước những thay đổi

của tình hình kinh tế từ bên ngoài và yếu tố tâm lý, cán cân thương

mại luôn là những yếu tố có trọng số lớn đối với sự vận động của TGHĐ.

* Việc sử dụng các công cụ hành chính trong can thiệp vào tỷ

giá là cần thiết vào những lực cung cầu, ngoại tệ có những mất cân

bằng nhưng phải đủ mạnh để yếu tố tâm lý không có khả năng phát huy tác động xấu.

Các nghiệp vụ trên thị trường còn quá sơ sài, khi thị trường mua 2.2. Giai đoạn từ 92 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính

Đông Nam á (tháng 7 năm 1997).

Trước những tồn tại của việc”thả nổi” mất kiểm soát tỷ giá,

chính phủ đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá với những nội dung

cụ thể sau:

- Quy định biên độ giao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức được công bố bởi Ngân hàng nhà nước (công bố tỷ giá chính thức

mỗi ngày và xác định rõ biên độ giao động); Tăng cường sức mạnh

của các biện pháp hành chính mà cụ thể là buộc các đơn vị kinh tế (trước hết là đơn vị kinh tế quốc doanh) có ngoại tệ phải bán cho

Ngân hàng theo tỷ giá nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong

thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các đơn vị kinh tế tham

gia vào hoạt động ngoại thương. Thay vào đó là việc áp dụng tỷ giá

chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố.

Để hạn chế tác động của các yếu tố phi kinh tế, một mặt chín

phủ đã tăng cường công tác thông tin, cho công khai hoámột cách

nhanh chóng và chính xác chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá

chính thức, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, sự biến động giá vàng… Nhờ vậy hạn chế được hoạt động đầu cơ, giải tâm lý hoang mang.

Mặt khác, chính phủ cũng thông quan nhiều hình thức, tốc độ,

mức can thiệp để thể hiện rõ quyết tâm cải cách triệt để nền kinh tế

nói chung và áp dập tắt nguy cơ bùng nổ trở lại lạm phát nói riêng.

Mặt khác, chính phủ cũng cho thấy có sự chú trong tăng cường

thực lực kinh tế cho hoạt động can thiệp vào tỷ giá bằng cách gia tăng mạnh mẽ dự trữ ngoại tệ, lập quỹ ổn giá. theo sô liệu báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước cho thấy, chính phủ thường

dành một tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng tiền cung ứng thêm cho nền kinh tế để tăng tài sản có ngoại tệ. Những biện pháp can thiệp trên đã phần nào xoá đi tâm lý găm giữ ngoại tệ, góp phần làm giảm

Dola và tỷ giá đượcổn định trong những năm tiếp theo.

- Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ ( trung

tâm giao dịch ngoại tệ tại trực tiếp Hồ Chí Minh được mở cửa từ tháng 8 năm 1991 ) để cho các đơn vị kinh tế và các tổ chức tín

dụng trao đổi , mua bán ngoại tệ với nhau theo giá tự thoả thuận,

tạo ra môi trường điều kiện để cung cầu thực sự gặp nhau . Sau đó,

tiến dần tới việc thành lập thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tháng

9 năm 1994.

Tính đến cuối năm 1992, đầu năm 1993, những biện pháp can

thiệp đã đem lại một kết quả như mong đợi, nạn đầu cơ ngoại tệ về cơ bản đã được giải toả, những đồng ngoại tệ đã được hướng mạnh

và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tình hình cung - cầu

ngoại tệ đã được cải thiện với cùng kỳ trong những năm trước đó, Dola có xu hướng giảm giá. Mức tỷ giá trên thị trường chợ đen chỉ giao động trong phạm vi từ 10200 đến 10400 đồng Việt Nam ăn 1 Đôla Mỹ. Thậm chí có lúc tỷ giá tụt xuống ở mức 1USD =

9750VND. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tình hình này phần lớn

là nhờ vào lượng kiều hối vào nhiều (ước tính trong tháng 1 năm

1993, nhân dịp tết nguyên đán, có trên 60.000 việt kiều về thăm quê

đã đem theo một lượng ngoại tệ khoảng 400 triệu Dola Mỹ). Dĩ

nhiên không thể phủ nhận đóng góp của lượng kiều hối này vào việc làm ra tăng cung ngoại tệ trên thị trường. Trên thực tế cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thấy, lượng kiều hối này tăng giảm hoàn toàn không ổn định qua các năm và chỉ tập trung vào những thời gian ngắn nhất định trong năm, trong khi tình hình cung - cầu ngoại tệ và TGHĐ luôn được ổn định trong suốt thời gian dài từ năm 1993 đến đầu năm 1997.

Mức tỷ giá trên thị trường chính thức cũng không có sự chênh lệnh nhiều so với tỷ giá trên thị trường chợ đen, là minh chứng cho

thấy, mặc dù có sự can thiệp mạnh trở lại của nhà nước, nhưng tỷ

giá vấn được xác định tương đối phù hợp với quy luật của thị trường. Điều này có thể được chứng minh bằng thực tế là tỷ giá của

các Ngân hàng và tỷ giá trên thị trường chợ đen biến động tương đối sát gần nhau.

Một minh chứng nữa là tính từ năm 1993 đến 1996, tình hình giá cả đồng Dola Mỹ trên thị trường tiền tệ quốc tế thường xuyên có sự biến động mạnh so với hàng loạt các đồng tiền chủ chốt khác như: Yên Nhật. Mác Đức, NDT của Trung Quốc …Trong khi đó, đồng Dollar Mỹ lại có sự ổn định trên thị trường Việt Nam, điều

này cho thấy biện pháp can thiệp của chính phủ mà đặc biệt là Ngân

hàng nhà nước thật sự phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ. Trong

bối cảnh nến kinh tế thế giới và thị trường tiền tệ quốc tế đầy biến động mà nền kinh tế xã hội Việt Nam lại đạt được sự ổn định và

tăng trưởng cao, điều này đã thể hiện tính hợp lý về cơ bản của các

tỷ số kinh tế vĩ mô và tất yếu là có biến số TGHĐ.Tuy nhiên, khi

đánh giá về mối quan hệ giữa TGHĐ và ngoại thương của Việt

Nam từ cuối năm 1992 đến đầu năm 1997, tất cả các công trình

nghiên cứu trong những năm gần đây và cũng theo nhận định chung

của các nhà kinh tế thì đây là giai đoạn tăng giá mạnh của đồng tiền

Việt Nam. Các kết luận thường cho rằng: Chính điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng tham hụt lớn trong ngoại thương của Việt

Nam. Ví dụ: Nếu ước tính một cách tương đối và lấy gốc là năm

1992 thì đầu năm 1997, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng

36.8% trong khi ở Mỹ là 16,5% thì theo thuyết ngang giá sức mua,

nếu tỷ giá chính thức vào đầu năm 1993, là 1 USD = 10500VND thì

12095VND. Trong khi đó, tỷ giá chính thức trên thị trường Việt

Nam thực tế chỉ khoảng 1USD = 1100VND. Như vậy theo ngang

giá sức mua, đồng Việt Nam đã tăng giá thực tế xấp xỉ 9%. và số

liệu thực tế cho thấy nếu xét về giá trị tuyệt đối bằng tiền tệ thì

thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự tăng liên

tục qua các năm (1993 là 547, 1994 là 1170, 1995 là 2345, 1996 là

3150 triệu Dollar Mỹ). Nếu so sánh mức thâm hụt này với tổng kim

ngạch xuất khẩu thì con số cũng có chiều hướng tăng lên (năm 1993 là 8,4% năm 1994 là 12,8% năm 1995 là 18,4% và năm 1996 là

17,7%)

Bên cạnh đó sự thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam phải đặc biệt nghiêm trọng trong 3 năm liên tiếp 1994,1995,

1996, có thể nói phần lớn là do tác động trực tiếp của việc Trung

Quốc phá giá mạnh của đồng NDT vào đầu năm 1994. Số liệu thực

tế cho thấy, ngay sau cuộc phá giá kim ngạch nhập khẩu từ Trung

Quốc (chính ngạch) tăng lên rất nhanh. Nếu như trong năm 1992

kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 31,8% USD, chiếm 1,3%

tổng kim ngạch xuất khẩu thì trong các năm 1994, 1995, 1996, con

số này lần lượt là 144,2% triệu USD chiến 2,7%, 793,9 triệu USD

chiếm 10,5% và 926,5% triệu USD chiếm 8,8%. Thực tế đó cũng đã chỉ ra rằng sụe điều hành chính sách TGHĐ và chính sách ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn từ cuối năm 1993 đến đầu năm 1997 đôi khi quá thụ động. Sự phá giá mạnh của đồng NDT

vào cuối năm 1993 là một sụ kiịen không có tác động trực tiếp đến

ngoại thương của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng có thể thấy rằng trong suốt những năm 1993 đến 1995, hoàn toàn không có bất kỳ một điều chỉnh nào trong chính sách tỷ giá hối đoái nhằm phản ánh hay đối phó tình hình này (điều này phản ánh

sách tỷ giá hối đoái nói riêng là chưa cao). Tỷ giá tính ché trực tiếp

giữa NDT của Trung Quốc và Việt Nam cũng như hoạt động buôn

bán tiểu ngạch ở các tỉnh biên giới phỉa bắc hầu như vẫn được "thả

nổi".

2.3. Giai đoạn từ tháng 7 /1997 đến ngày 26/2/1999

Ngày 2/7/1997 Thái lan phải "thả nổi" TGHĐ kết thúc gần 14 năm duy trì một chế độ cố định và cũng là ngày đánh dấu làm nổ ra

cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á với một ảnh hưởng rộng

khắp trên phạm vi toàn thế giới. Việt nam cũng không thể tránh

khỏi cuộc khủng hoảng. Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ quan thì cuộc khủng hoảng này hoàn toàn có ảnh hưởng ít nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. Xét thêm góc

độ vĩ mô, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á đối với nền kinh tế Việt Nam tạo nên một cơn sốc rộng khắp thể

hiện trên một số mặt sau:

Thứ nhất, đối với lĩnh vực tài chính Ngân hàng

- Tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ

- Tác động xấu đến hoạt động giai dịch ngoại tệ

- Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp

- Gây sức ép đối với lãi suất đồng tiền Việt Nam và đe doạ sự

mất ổn định của hệ thống Ngân hàng.

-Tác động đến xuất khẩu: tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam

sang khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 70% tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kim ngạch, riêng các nước ASIAN chiếm 23% tổng kim ngạch

trước khi sảy ra cuộc khủng hoảng nên cuộc khủng hoảng tất yếu sẽ

- Tác động đến nhập khẩu: Sự mất giá của đồng tiền trong khu

vực đã kích thích gia tăng nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu tiểu

ngạch từ Thái lan và hàng trung chuyển từ Campuchia, Lào và Việt

Nam. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 1997, hàng loạt các báo đi đều lên tiếng về tình trạng nhập lậu hàng gia tăng mạnh ở các tỉnh

biên giới tây nam.

Thứ hai , đối với lĩnh vực đầu tư:

Do tỷ giá tăng, lãi suất tăng, thị trường hàng hoá diễn biến

phức tạp cùng với dự đoán không tốt trong tương lai tất yếu sẽ là

các doanh nghiệp hạn chế đầu tư và Ngân hàng cũng rất dè dặt khi

cho vay. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có xu hướng giảm

ngay từ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng, sau khi cuộc khủng

hoảng, nhiều dự án đầu tư dở dang bị đình lại, nhiều phương án đầu

tư mới tạm hoãn và điều này cũng thật rễ hiểu khi mà các quốc gia

bị khủng hoảng nặng nề lại là những quốc gia đang dẫn đầu danh

sách những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Thứ ba, đối với thu chi ngân sách nhà nước.

Gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu tăng lên cùng với sụt

giảm của thị trường tiêu dùng lẫn thị trường xuất khẩu đã làm nhiều

doanh nghiệp bị thua lỗ từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân

sách. Bên cạnh đó, sự xa sụt của nền kinh tế tất yếu đòi hỏi phải ra tăng một số khoản chi. Báo cáo của Ngân hàng nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 1998 đã chỉ

rõ " Thu ngân sách 6 tháng thực hiện đạt 30% so với kế hoạch năm. Chi ngân sách khó khăn hơn mức bội thu bội chi có xu hướng gia tăng".

Khủng hoảng khu vực đã gián tiếp ảnh hưởng đến cán cân

vãng lai, đến đầu tư của nước ngoài.Từ đó, gây ra khó khăn cho sự

phát triển kinh tế nói chung (tốc độ tăng trưởng 5,8% trong năm

1998 là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1989). Nề kinh tế khó

khăn sẽ tác động suy giảm đến tổng cầu, giảm thu nhập và tiêu

dùng của cư dân. thị trường suy yếu một phần sẽ tác động ngay lập

tức đến các Ngân hàng thương mại. Dự trữ quốc gia tất yếu sẽ phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chịu sức ép suy giảm một phần do nguồn cung ngoại tệ giảm bớt,

một phần do đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yêú cho nền kinh tế và hỗc trọ cho đồng Việt Nam vào những lúc cao điểm. Trong bối

cảnh đó, chính sách TGHĐ của Việt Nam về cơ bản không có gì

khác so với giai đoạn từ năm 1993 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng

tài chính Đông nam á. Nhưng là giai đoạn với những điều chỉnh

nhỏ, liên tục trong chính sách TGHĐ, nói chung và công tác quản

lý ngoại hối nói riêng nhằm hạn chế những tác động của cuộc

khủng hoangr. Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 dến tháng 7 năm 1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ 1% đến 5% vào ngày 27/2/2997 thì từ tháng 7/ 1997 đến đàu năm

1999 có nhiều lần thay đổi với các mốc chính như sau:

Ngày 13/10/1997 thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định mở

rộng biên độ giao dịch nên mức 10%. Ngày 16/2/1998 Ngân hàng

nhà nước quyết định nâmg tỷ giá chính thức từ 1USD = 11175VND

nên mức 1USD = 11800VND, tăng 5,6%, ngày 7/8/1998, Ngân

hàng nhà nước quyết định thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn 7%

đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1USD = 12998 là 1USD = 12992 VND, ngày 6/11/98 là 1USD = 12989VND ngày 26/11/98 là

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay" docx (Trang 32 - 52)