Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng ở huyện thạch hà tỉnh thanh hóa (Trang 117 - 120)

5.1. Kết luận

1. Thạch Thành là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá có tổng diện tích đất tự nhiên 55.811,54ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 27,73%, địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng; các điều kiện cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, dân số đông, lực l−ợng lao động rồi rào, nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm ngày càng lớn, có khu công nghiệp mía đ−ờng....tạo điều kiện cho nông dân trong huyện phát triển nền nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững.

2. Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện đa dạng và phong phú. Trong đó, cây lúa và cây mía đ−ợc xác định là các cây trồng chính trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện; các cây trồng khác nh− ngô, khoai, sắn, lạc, đậu t−ơng,... đ−ợc trồng với diện tích nhỏ, năng suất, sản l−ợng và hiệu quả của các cây trồng này nhìn chung còn thấp.

- Đối với chân đất đồi và đất đồi gò nông nghiệp không chủ động về nguồn n−ớc t−ới nên sản xuất theo h−ớng thâm canh các loại cây ăn quả nh− na, chanh và cây cao su, đồng thời thực hiện các giải pháp để bảo vệ, cải tạo đất đặc biệt là vấn đề xói mòn và rửa trôi đất trong mùa m−a.

- Đối với chân đất gò thấp và đất b1i nên chọn công thức luân canh + Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông do công thức luân canh này có tổng thu nhập khá cao, đạt 37,944 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 23,569 triệu đồng/ha.

Trên diện tích có nguồn n−ớc thuận lợi nên đ−a các cây rau có giá trị kinh tế cao vào sản xuất trong vụ đông, nh− các công thức luân canh:

+ Đậu t−ơng xuân - Lúa mùa - D−a chuột, giá trị thu nhập cao 54,548 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 36,382 triệu đồng/ha.

+ Ngô xuân - Đậu t−ơng hè - Cải bắp, giá trị thu nhập đạt 50,440 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 32,255 triệu đồng/ha

- Đối với chân đất vàn nên lựa chọn các công thức luân canh:

+ Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông, đây là công thức luân canh 3 vụ cũng đ1 đ−ợc áp dụng khá phổ biến, mang lại giá trị thu nhập 40,470 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 25,291 triệu đồng/ha.

Đối với các nông hộ sẵn nhân công lao động có thể mở rộng sản xuất các cây rau có giá trị cao trong vụ đông theo các công thức:

+ Lúa xuân - Lúa mùa - Cải bắp, do có giá trị thu nhập và lợi nhuận đạt rất cao 59,008 triệu đồng và 41,126 triệu đồng/ha.

+ Lúa xuân - Lúa mùa - D−a chuột, giá trị thu nhập đạt 58,808 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 39,397 triệu đồng/ha.

- Đối với chân đất trũng, tiếp tục đầu t− xây dựng và tu sửa hệ thống thuỷ lợi t−ới tiêu n−ớc, đặc biệt là hệ thống tiêu để chủ động cấy 2 vụ lúa. Tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trũng trồng luá kém hiệu quả sang công thức luân canh lúa - cá theo đề án nuôi trồng thuỷ sản của huyện thời kỳ 2006 - 2010.

3. ở điều kiện sản xuất vụ xuân trên đất vàn chủ động t−ới một số giống lúa thuần có chất l−ợng cao và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn giống Bắc thơm số 7 là LT3, HT1, l1i thuần cũng cao hơn lần l−ợt là 2,239 triệu đồng, 1,801 triệu đồng và 1,828 triệu đồng/ha; đối với các giống lúa lai, giống Nhị −u 70, cho l1i thuần 9,195 triệu đồng/ha, cao hơn giống Nhị −u 838 là 2,178 triệu đồng/ha; trong cùng nền phân vô cơ N - P205 - K20 t−ơng ứng là 60-80-60 kg/ha và các kỹ thuật canh tác nh− nhau, đối với giống lúa Xi23 ở mức bón phân hữu cơ 20 tấn/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất, l1i thuần đạt 11,223 triệu/ha, cao hơn không bón phân chuồng 2,459 triệu đồng/ha; đối với giống lạc L25 khi đ−ợc trồng xen vào ruộng mía tơ trên chân đất đồi trong vụ xuân, nếu trồng mía xong tiến hành gieo lạc ngay thì năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc đạt cao hơn so với gieo lạc tr−ớc và sau trồng mía 7 ngày.

5.2. Đề nghị

Từ thực tiễn nghiên cứu trên, để hệ thống cây trồng ở huyện Thạch Thành ngày càng hoàn thiện chúng tôi có một số đề nghị nh− sau:

1. Từng b−ớc mở rộng các mô hình ứng dụng giống mới trên quy mô lớn hơn và ở các địa điểm khác nhau để đi đến những kết luận chắc chắn về hiệu quả của các công thức luân canh.

2. Các thực nghiệm trên các giống lúa, lạc, mía trong đề tài mới đ−ợc thực hiện trong vụ mùa năm 2006 và vụ xuân năm 2007, các thí nghiệm này cần đ−ợc lặp lại về thời gian và không gian để có những kết luận chính xác hơn./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng ở huyện thạch hà tỉnh thanh hóa (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)