Tăng cường và đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm phát hiện nhu cầu của khách hàng, bám sát vào đặc điểm thị trường để đưa ra những

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và công nghiệp tuấn vân (Trang 47 - 49)

của khách hàng, bám sát vào đặc điểm thị trường để đưa ra những biện pháp điều hành kinh doanh phù hợp để đứng vững và tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Công ty nên để có biện pháp ngăn chặn cạnh tranh trong nội bộ ngành đảm bảo việc kinh doanh bàn ghế ,trang thiết bị nội thất không bị lỗ và hiệu quả.

Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ để đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được giao; đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong công ty.

Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2012

- Chỉ tiêu giá trị sản xuất: 1.250.000 000 nghìn đồng - Chỉ tiêu doanh thu thuần: 1.090.500 000 nghìn đồng - Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế: 9.750 000 nghìn đồng - Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: 6.870 000 nghìn đồng - Thu nhập bình quân: 3.200.000 đồng/ng/tháng - Các khoản nộp ngân sách: 80.000.000 nghìn đồng

3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được quyền huy động ,sử dụng các tài sản, nguồn vốn vào mục tiêu sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu chất lượng quan trọng đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Xong hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như sức cạnh tranh, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, lựa chọn và bố trí cơ cấu vốn kinh doanh một cách hợp lý Hợp lý trong trường hợp này là lựa chọn hình thức thu hút vốn sao cho phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khai thác tối ưu các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu chi phí sử dụng vốn không cần thiết cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó lại làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và còn làm giảm sự chia sẻ lợi nhuận với bên ngoài. Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Thứ hai, xác định một cách hợp lý nhu cầu vốn kinh doanh tối thiểu

Trong điều kiện các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường thì mọi nhu cầu về vốn đều do doanh nghiệp chủ động tài trợ. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn hiện có mà còn hạn chế được hiện tượng thiếu hoặc thừa vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc gây căng thẳng, giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó việc xác định đúng đắn nhu cầu VKD tối thiểu là việc làm cần thiết và là biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Thứ ba, phải có biện pháp quản lý thích hợp từng loại vốn

- Đối với vốn lưu động:

+ Bộ phận vốn bằng tiền: cân bằng thu chi ngân quỹ đồng thời giảm các khoản chi bằng tiền cho vốn lưu động.

+ Quản lý khoản phải thu: theo dõi các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp xác định chính sách khoản vay thương mại với từng khách hàng, khi có dấu hiệu chậm tiền hàng quá hạn thì nên có biện pháp thu hồi lại nhanh nhất. Tiến hành phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi vốn. Doanh nghiệp cũng phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro Nợ phải thu khó đòi để tránh tình trạng bị động khi nợ không đòi được.

+ Quản lý về hàng tồn kho : thực hiện các biện pháp quản lý về hàng tồn kho như: xác định đúng lượng hàng cần mua trong kỳ và lượng tồn cuối kỳ; tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho...

+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và công nghiệp tuấn vân (Trang 47 - 49)