PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ " ppt (Trang 42 - 43)

Đơn vị tính: triệu USD

2.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

năm qua. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và Chính phủ Thái Lan tạo nên sức cạnh tranh, với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ (cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, cá hồng, mực ống, bạch tuộc,…). Ngoài ra cũng cần phải để ý nghiên cứu đến Trung Quốc, Đài Loan, Chilê,… đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

2.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. THỊ TRƯỜNG MỸ.

Nhu cầu thuỷ sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Với kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản hàng năm khoảng 10 tỷ USD, chiếm khoảng 16,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới, Mỹ trở thành một trong 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1994, ngành thuỷ sản đã nhận thấy việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất quan trộng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, tránh không lệ thuộc vào thị trường truyền thống Nhật Bản. Do đó, ngành đã chủ trương mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như EU, Trung Quốc…và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Có thể nói, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng, đứng thứ hai sau Nhật Bản. Trong định hướng phát triển giai đoạn 2005-2010 của ngành thuỷ sản Việt Nam, thị trường sẽ chiếm tỷ trọng 25-28% vào năm 2010. Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp, chỉ gần 6 triệu USD. Từ đó, giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng liên tục qua các năm. Năm 1999 lên tới 130 triệu USD (tăng gấp 21 lần năm 1994) và đưa Việt Nam lên vị trí thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Năm 2000, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 304,359 triệu USD thuỷ sản các loại, năm 2001 đạt 489 triệu USD (tăng so với năm 2000 là 62,4%). Năm 2002, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 655 triệu USD. Với đà tăng trưởng như trên và hiện nay khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ đã đi vào thực tiễn một thời gian,

42

hứa hẹn các năm tiếp theo thuỷ sản Việt Nam sẽ có những bước đột phá tích cực hơn nữa vào thị trường Mỹ.

BIỂU ĐỒ: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (TRIỆU USD)

Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tập trung chủ yếu là tôm đông lạnh (chiếm 71,4% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ). Năm 2002, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 466 triệu USD, chiếm vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ. Tuy vậy, hàng tôm đông lạnh Việt Nam vẫn chỉ giữ vị trí còn rất khiêm tốn trên thị trường Mỹ. Mặt hàng xuất khẩu thứ hai là cá ngừ tươi đạt giá trị trên 48 triệu USD trong năm 2002, tăng 22,48% so với năm 2001. Cá đông lạnh các loại cá giá trị xuất khẩu đứng thứ ba với giá trị 43,9 triệu USD trong năm 2002, trong đó cá basa philê đông là mặt hàng Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường Mỹ với giá trị xuất khẩu trên 20 triệu USD, tăng so với năm trước 46,3%. Mặt hàng cua biển cũng đạt mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu sang Mỹ (bao gồm cua sống, cua đông, cua luộc, cua thịt) đạt giá trị xuất khẩu 18,5 triệu USD năm 2001. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã có những đột phá đáng kể vào thị trường tiêu thụ cua lớn số 1 thế giới này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ " ppt (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)